akaBot và WEM APAC trình diễn công nghệ kết hợp siêu tự động hóa Hyperautomation và No Code
akaBot nền tảng RPA ( Robotics Process Automation) được Gartner Peer Insight đánh giá và xếp hạng top 21 toàn cầu (2021) và WEM APAC đã đồng tổ chức The Evince, sự kiện trực tuyến trình diễn công nghệ kết hợp Siêu tự động hóa Hyperautomation và No Code.
Ngày 07/9 vừa qua, akaBot, nhà cung cấp giải pháp tự động hóa bằng trợ lý robot ảo thuộc FPT Software phối hợp cùng đối tác WEM APAC tổ chức thành công sự kiện công nghệ trực tuyến The Evince. Tại sự kiện, akaBot và WEM đã trình diễn quy trình phát triển trợ lý robot ảo với công nghệ Siêu tự động hóa Hyperautomation và nền tảng No Code. Khách mời tham dự có cơ hội được trải nghiệm thực tế quá trình tạo các robot ảo, tương tác trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu về RPA và No-code, cũng như tìm hiểu thêm về giải pháp tự động hoá xử lý hoá đơn toàn diện.
Sự kiện The Evince: khi Hyperautomation và No-code kết hợp xử lý hoá đơn
Tại sự kiện, anh Trần Quang Tín, Chuyên gia tư vấn giải pháp RPA từ akaBot chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự khi được hợp tác với nền tảng No-code hàng đầu WEM APAC để có thể mang nhiều giá trị hơn nữa tới khách hàng. Qua sự kiện, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp “Everyone can automate”, tất cả mọi người đều có thể bắt đầu hành trình tự động hóa. Sự kết hợp giữa Hyperautomation và No-code có thể cho phép bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào bắt đầu hành trình tự động hóa, chuyển đổi số một cách dễ dàng và hứng khởi nhất”.
Ngay trong khuôn khổ sự kiện trực tuyến, anh Quang Tín cũng đã trình diễn trực tiếp chi tiết quy trình phát triển trợ lý robot ảo bằng cách sử dụng tính năng No-code của akaBot Studio. Qua sự hướng dẫn, khán giả theo dõi sự kiện có thể dễ dàng tự tạo trợ lý robot ảo chỉ sau 4 bước với những thao tác kéo, thả đơn giản. Ngoài ra, giải pháp tự động hoá xử lý hoá đơn toàn diện với akaBot Studio và akaBot Vision tích hợp công nghệ Xử lý tài liệu thông minh (IDP) cũng được akaBot giới thiệu và nhận về phản hồi tích cực từ khán giả.
Cũng tại sự kiện, các chuyên gia từ WEM APAC đã giới thiệu Nền tảng phát triển ứng dụng cho doanh nghiệp No-code. Nền tảng được kỳ vọng sẽ tăng khả năng phát triển ứng dụng nhanh hơn mười lần so với các phương pháp truyền thống đồng thời giảm chi phí mua, cài đặt, vận hành dịch vụ,.. xuống một phần ba. Qua đó, WEM APAC cũng hy vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp toàn cầu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tự động hóa các quy trình.
Diễn giả trình diễn trực tiếp quy trình phát triển trợ lý robot ảo với công nghệ Siêu tự động hóa Hyperautomation
Là nhà cung cấp giải pháp siêu tự động hoá tiên phong, mở đường trên hành trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp, akaBot không ngừng cải tiến sản phẩm cũng như tích hợp nền tảng công nghệ thông minh như công nghệ AI, Machine learning, Xử lý tài liệu thông minh IDP… mang đến một giải pháp tự động hóa toàn diện cho khách hàng. Với thông điệp “Everyone can automate” akaBot kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng các thị trường tiềm năng, đặc biệt là các thị trường tại Châu Á và Châu Âu, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận tự động hóa và chuyển đổi số một cách dễ dàng, với chi phí hợp lý.
Video đang HOT
Bắt đầu từ năm 2021, akaBot đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác cùng WEM APAC – nền tảng No Code hàng đầu thị trường Châu Á Thái Bình Dương APAC với mong muốn có thể mở rộng thị trường, mang lại nhiều giá trị hơn tới các khách hàng trên toàn cầu. Sự kết hợp độc đáo của No-Code và RPA từ hai đơn vị giúp đẩy nhanh gấp 10 lần tốc độ triển khai các dự án chuyển đổi số lớn. Trong vòng một năm hợp tác, cả hai đã cùng hợp tác với nhiều doanh nghiệp toàn cầu, hoạt động trong các lĩnh vực CNTT, Ngân hàng, Thương mại điện tử, Sản xuất… với các khách hàng tới từ nhiều thị trường lớn như Úc, Mỹ, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh, Trung Đông, Malaysia, Thái Lan…
"Cơn khát" sạc, tai nghe điện thoại và cơ hội của startup Make in Việt Nam
Chỉ mới xuất hiện 2 năm, Velaboost đã phát triển được 29 loại sản phẩm khác nhau và bán ra thị trường khoảng 24.500 sản phẩm phụ kiện công nghệ.
Hãng lớn cắt giảm phụ kiện, thời cơ vàng của startup Việt Nam
Chương trình Shark Tank mới đây vừa chứng kiến sự xuất hiện của một startup khá đặc biệt. Đó là công ty sản xuất phụ kiện công nghệ Make in Việt Nam Velasboost của nhà sáng lập Lê Hải Vũ.
Velasboost là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm phụ kiện dùng cho máy tính và smartphone. Startup này đã đạt 5 chứng chỉ chất lượng MFi (Made For iPhone/iPad/iPod) được cấp bởi Apple.
Velaboost còn sản xuất thành công tai nghe true wireles Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn APTX của Qualcom và được xuất hiện trên website của hãng.
Mẫu tai nghe true wireless do Velaboost sản xuất.
Theo nhà sáng lập Lê Hải Vũ, Velaboost đã phát triển được 29 loại sản phẩm khác nhau, bán ra thị trường khoảng 24.500 sản phẩm, đạt doanh thu 6 tỷ với lợi nhuận gộp hơn 2 tỷ đồng.
Thống kê của Research & Market cho thấy, trong 2 năm gần đây, khoảng 17-18 triệu smartphone đã được bán ra tại Việt Nam. Việt Nam cũng là 1 trong 10 thị trường smartphone có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới.
"Các hãng smartphone đang dần tiến tới việc cắt bỏ sản xuất sạc và tai nghe. Bây giờ không phải người dùng muốn hay không mà là bắt buộc phải mua sạc và tai nghe để sử dụng", nhà sáng lập Lê Hải Vũ của Velaboost nhận định.
Với kết quả kinh doanh của thương hiệu Velaboost cùng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đến với Shark Tank Việt Nam, nhà sáng lập này đã kêu gọi đầu tư 4,5 tỷ cho 15% cổ phần.
Phụ kiện Việt Nam, gia công tại chuỗi cung ứng Apple
Nhà sáng lập Velaboost cho hay, cách đây 8 năm khi còn là sinh viên, anh đã mở cửa hàng kinh doanh dòng điện thoại BlackBerry. Tuy nhiên, nhận thấy thương hiệu điện thoại này không chống lại được Apple, Samsung và các dòng điện thoại tới từ Trung Quốc nên anh quyết định chuyển sang làm phụ kiện công nghệ.
Lê Hải Vũ lựa chọn trở thành nhà phát triển nghiên cứu sản phẩm theo tiêu chuẩn Apple với chương trình MFi. Sau đó, anh tiến hành thuê các nhà máy trong danh sách cung ứng của Apple để gia công sản phẩm.
Nhà sáng lập Velaboost - Lê Hải Vũ.
Cuối năm 2020, đầu năm 2021 Velasboost cho ra đời sản phẩm đầu tiên là bộ sạc nhanh 18W đạt chuẩn MFi của Apple. Sau 5 ngày mở hàng, startup đã bán được 2.000 sản phẩm sạc và cáp.
Theo nhà sáng lập, sản phẩm của Velasboost hiện được gia công tại Trung Quốc và nhập về chính ngạch. Các sản phẩm nhỏ như cáp được Velasboost làm từ A đến Z, chấp nhận mở khuôn sản xuất với giá từ 50-100 triệu đồng.
Với những mẫu sản phẩm đã được bán ở những nước khác, cần nhiều chi phí cho nghiên cứu, phát triển và mở khuôn sản xuất, Velaboost sẽ bỏ tiền mua lại để được độc quyền ở Việt Nam.
Hải Vũ nhận định hiện có hai phân khúc sản phẩm sạc, cáp trên thị trường. Phân khúc đến từ các hãng lớn như Anker, Belkin, Morphie có giá thành rất cao. Phân khúc còn lại là các hãng giá rẻ đến từ Trung Quốc. Sản phẩm cũng những hãng giá rẻ rất đa dạng, thế nhưng lại không có chứng chỉ chất lượng đảm bảo.
Theo Lê Hải Vũ, việc các hãng lớn cắt bỏ phụ kiện đính kèm trong sản phẩm chính là thời cơ của các công ty chuyên sản xuất phụ kiện công nghệ.
"Velasboost đang cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Tất cả chứng chỉ hãng lớn có thì Velaboost cũng có. Hiện mô hình kinh doanh của Velaboost bao gồm cả bán buôn và bán lẻ tới người dùng trực tiếp. Lợi nhuận bán lẻ đạt 50 - 70% tùy loại sản phẩm", anh chia sẻ.
Theo nhà sáng lập Velaboost, với kinh nghiệm 8 năm kinh doanh, từng tiếp xúc với nhiều người yêu công nghệ, bản thân anh tự tin về việc mình hiểu khách hàng Việt Nam cần những sản phẩm như thế nào.
Bắt tay "cá mập", kiếm nhà máy sản xuất sản phẩm Việt Nam
Trước màn chia sẻ ấn tượng của startup, Shark Phú (Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT tập đoàn SunHouse) cho biết, doanh nghiệp của ông đang có nhà máy SMT (Surface Mount Technology - công nghệ dán bề mặt) để sản xuất mạch.
Shark Phú cũng nghiên cứu làm các sản phẩm sạc nhưng vấp phải trở ngại về giá thành. Để bán được vào các siêu thị điện máy lớn tại Việt Nam, nhà sản xuất cần phải tiêu thụ 4-5 triệu cái.
Sau cú bắt tay với "cá mập" Shark Tank - Velaboost đang có tham vọng muốn tự chủ hơn nữa việc sản xuất sản phẩm tại Việt Nam.
"Cá mập" này cũng cho biết với hệ thống dây chuyền, máy móc trong tay, điều ông cần là một đội ngũ R&D (nghiên cứu phát triển) sản phẩm. Đây cũng là thế mạnh mà Velaboost đang sở hữu.
Ngỏ lời với startup, với lợi thế có đầy đủ hệ sinh thái sản xuất, hệ sinh thái kho bãi, Shark Phú đề nghị đầu tư 6 tỷ đổi lấy 50% cổ phần của Velasboost.
Bên cạnh số tiền đầu tư ban đầu theo tỷ lệ đã cam kết, "cá mập" này khẳng định nếu startup cần thêm tiền, ông sẽ cho vay mà không thay đổi tỷ lệ. Shark Phú chỉ tham gia sản xuất các sản phẩm quy mô lớn, còn những mẫu mã mới, startup có thể tùy ý triển khai.
Trước lời mời gọi của "cá mập", startup sau đó đã nhanh chóng xuôi lòng. "Velaboost hiện rất cần nhà máy vì có nhiều cái muốn tự chủ. Đó là lý do tôi chấp nhận lời đề nghị từ "cá mập" của chương trình", anh nói.
Vì sao iPhone 12 và 13 bị cấm bán ở Colombia? Một tòa án ở Bogotá, Colombia vừa ra lệnh cấm Apple bán cũng như nhập khẩu các mẫu iPhone 12 và 13 vào quốc gia này, mặc dù Apple lập luận rằng không có mạng 5G cho người tiêu dùng Colombia. Theo Digitaltrends, lệnh cấm ảnh hưởng đến các thiết bị hỗ trợ 5G của Apple, bao gồm iPhone 12, iPhone 13 và...