AirVisual: ‘Hà Nội không phải thành phố ô nhiễm nhất thế giới’
Theo AirVisual, việc Hà Nội đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm chỉ là tạm thời. Trong bảng xếp hạng năm 2018, Hà Nội đứng thứ 209.
Thông tin Hà Nội vào top 1 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới của AirVisual khiến người dân tỏ ra hoang mang. Trước sự việc này, AirVisual đã có bài đăng trên website, khẳng định thông tin đó sai sự thật.
Theo AirVisual, việc Hà Nội xuất hiện ở top một chỉ là tức thời trong vài ngày. “Bất cứ lúc nào một thành phố cũng có thể đứng ở vị trí này như London hay San Francisco vào năm ngoái. Chúng tôi cung cấp riêng một bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm riêng biệt, hợp tác với Greenpeace”, AirVisual thông báo trên trang chính thức.
Trên website của mình AirVisual thừa nhận Hà Nội không phải thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. “Chúng tôi nhận thấy nhiều người Việt lo ngại khi Hà Nội đứng top 1 trong bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm theo thời gian thực của chúng tôi. Chúng tôi muốn mọi người nhận thức rằng điều này không có nghĩa Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới”, AirVisual viết.
Theo AirVisual việc cung cấp danh sách thành phố ô nhiễm giúp mọi người thay đổi. Trang này lấy ví dụ Bắc Kinh, Trung Quốc đã có nhiều chính sách môi trường mạnh mẽ hơn với các chỉ số này.
Theo bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất thế giới do AirVisual và Greenpeace thống kê năm 2018, Hà Nội chỉ đứng vị trí thứ 209. Đa phần các thành phố ô nhiễm thuộc Trung Quốc và Ấn Độ. Bảng khảo sát này lấy từ kết quả trung bình của từng tháng trong cả năm.
Bên cạnh đó, AirVisual khẳng định kết quả đo đạc của họ được lấy minh bạch từ Cổng thông tin giám sát môi trường Hà Nội và đại sứ quán Mỹ.
Video đang HOT
Tổ chức AirVisual được thành lập vào năm 2015, có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ. Nền tảng này cung cấp thông tin về chất lượng không khí của hơn 10.000 thành phố ở 80 quốc gia khác nhau. Ngoài ra, công cụ này còn được trang bị thêm tính năng dự đoán chất lượng không khí trong tương lai nhờ tận dụng máy học và trí tuệ nhân tạo.
Hà Nội đứng vị trí 209 thành phố ô nhiễm với AQI trung bình ở mức 48,9 năm 2018.
Hiện, ứng dụng AirVisual đang sử dụng thang đo chất lượng không khí (AQI) của Mỹ và Trung Quốc.
Chỉ số này nằm trong khoảng từ 0 đến 500. Trong đó các giá trị chỉ số cao cho thấy mức độ ô nhiễm không khí nhiều và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
AQI được tính theo nhiều cách khác nhau trên khắp thế giới. Trung Quốc và Mỹ có hai hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất. Trong đó, chỉ số của Mỹ trở thành tiêu chuẩn chung của thế giới. Số liệu từ AirVisual cho phép người dùng tra cứu nồng độ một số tác nhân nguy hiểm như: PM2.5, PM10, ozone, nitơ dioxide, sulfur dioxide và carbon monoxide.
Theo Zing
Tự dùng máy lọc không khí kiểm chứng kết quả của AirVisual tại HN
Một người dân tại Hà Nội đã sử dụng máy lọc để đo chất lượng không khí tại nhà trên đường Nguyễn Trãi. Kết quả nhận được khá tương đồng với chỉ số do AirVisual cung cấp.
"Bản thân tôi khá tò mò về tính chính xác của những thông tin mà ứng dụng AirVisual cung cấp. Đồng thời, tôi cũng muốn kiểm tra hiệu quả thực sự của những chiếc máy lọc không khí", anh Phan Hiếu, người vừa thử nghiệm đo chất lượng không khí bằng máy lọc chia sẻ với
Trong bài thử nghiệm này, anh Hiếu sử dụng chiếc máy lọc không khí Xiaomi Purifier Air Pro. Thiết bị này được tích hợp chức năng đo chất lượng không khí trực tiếp tại khu vực lọc để tự động điều chỉnh và làm sạch không khí. Địa điểm thử nghiệm là tại nhà anh Hiếu, căn hộ thuộc tầng 26 của một chung cư nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Chỉ số chất lượng không khí đo được từ máy lọc khi đặt ở ngoài ban công.
"Khoảng 6h sáng, tôi đưa máy lọc ra ngoài ban công để kiểm tra chất lượng không khí tại nơi đây. Dù chỉ bật khoảng 1-2 phút nhưng kết quả báo về liên tục tăng từ 191 đến 211 kèm theo thông báo màu đỏ (nguy hiểm). Lúc này, ứng dụng AirVisual báo rằng tùy địa điểm ở Hà Nội mà mức độ ô nhiễm không khí đạt 157-346", anh Hiếu cho biết.
"Những chỉ số từ ứng dụng AirVisual cung cấp khá tương đồng với kết quả mà tôi thử nghiệm. Mọi người nên chủ động có những biện pháp tự bảo vệ bản thân nếu như không muốn mắc phải những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp", anh Hiếu nói.
Hiện tại, có khá nhiều thông tin trái chiều về tính chính xác của những thông tin về ô nhiễm không khí do ứng dụng AirVisual cung cấp. Đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội nói rằng các trang web chất lượng không khí thiếu khách quan vì lấy dữ liệu từ trạm của Đại sứ quán Mỹ. Trong khi đó, đại diện AirVisual phủ nhận điều này.
Chỉ số chất lượng không khí đo được trong phòng trước và sau khi bật máy lọc.
"Ở Hà Nội, chúng tôi lấy dữ liệu từ 14 trạm quan trắc, trong đó 10 trạm là của chính phủ, bao gồm 9 trạm của Cổng Thông tin Quan trắc Môi trường, 1 trạm của Đại sứ quán Mỹ, và 4 trạm của 'người đóng góp (contributors)", Louise Watt, người phát ngôn của AirVisual nói với
Bà Watt cho biết trên app và trang web của AirVisual, chỉ số chất lượng không khí (AQI - Air Quality Index) của Hà Nội được tổng hợp từ dữ liệu của các trạm quan trắc trong thành phố. 14 trạm quan trắc này nằm rải rác khắp thủ đô, theo bản đồ trên trang web AirVisual.
Theo Zing
Việt Nam ô nhiễm, AirVisual đo chỉ số không khí thế nào? Ứng dụng AirVisual chỉ hiển thị chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất của một trạm đo. Vì vậy, người dùng cần tra cứu kỹ khu vực gần nơi mình sinh sống để có cái nhìn chính xác hơn. Trong một tuần qua, thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới khiến người dân hoang mang....