AirPods, Galaxy Buds Live, Xperia Ear và sự cố hy hữu của OnePlus: Sự khác biệt luôn nằm ở đẳng cấp
Hàng chính hãng, thương hiệu (riêng) in rất to trên vỏ hộp nhưng vẫn bị hải quan Mỹ bắt giữ. Liệu Samsung có bao giờ gặp sự cố tương tự?
Nhái hãng này, chính hiệu hãng khác
Ngày 13/9, Internet bùng nổ khi Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) của nước Mỹ đăng tải một bức ảnh lên Tweeter với chú tích “Đây không quả là Táo”. Trong bức ảnh, CBP khẳng định đã tịch thu 2000 mẫu AirPods nhái từ Hong Kong, tương đương với trị giá khoảng 400.000 USD NẾU là AirPods thật.
Điều đáng nói là ở chỗ nhìn vào bức ảnh, bất kỳ một người dùng công nghệ nào đều có thể nhận ra đây là tai nghe của OnePlus. Logo của hãng này nằm ở góc bên trái hộp đựng màu đỏ, vốn không thể nào nhầm thành hộp màu trắng truyền thống của nhà Táo.
Ngay lập tức, các cuộc tranh cãi đã bùng nổ trên Facebook, Twitter, Reddit… Một số người ủng hộ OnePlus cho rằng hành động này thể hiện năng lực kém cỏi của CBP, một số khác thậm chí còn cáo buộc (vô căn cứ) rằng Apple đứng đằng sau scandal này.
Chính OnePlus, liên tục được The Verge, Wired, Android Police và nhiều tờ báo công nghệ khác yêu cầu bình luận, đã luôn từ chối trả lời hoặc im lặng bỏ qua. Trong một thông báo thứ hai, CBP khẳng định OnePlus Buds bị giữ lại vì vi phạm “thương hiệu” của Apple, vốn có bao gồm “thiết kế nhận diện” riêng.
Cố gắng bào chữa
Trên các mạng xã hội, một số người vẫn lớn tiếng khẳng định rằng OnePlus Buds không giống với AirPods. Nhưng sự thật là ngược lại. OnePlus thậm chí còn đang học hỏi một thiết kế rất cũ, rất riêng của Google.
Video đang HOT
Thiết kế của AirPods thực chất là thừa hưởng từ EarPods, vốn đã được Apple ra mắt từ 2012 với iPhone 5.
Bởi AirPods mới được bán ra trên thị trường được 4 năm nhưng thiết kế đã có từ 2012, khi Apple vén màn “EarPods” cùng iPhone 5. Đây là lần đầu tiên sau một thập kỷ Apple thực hiện thay đổi hoàn toàn thiết kế của tai nghe tặng kèm thiết bị, từ hình dạng tròn/viền xám của iPod/iPhone cũ sang hình dáng mới. Thiết kế bo tròn mặt tiếp xúc với tai và chuyển vị trí loa ra hướng thẳng vào lỗ tai chưa từng xuất hiện trên bất kỳ dòng earbuds nào trước đó.
Chính kiểu dáng đặc biệt này là lý do cho tên gọi “Pod”, vốn dùng chỉ các vật thể có hình giống kén, giống hạt đậu. Từ EarPods sang AirPods, Apple đơn giản là… cắt hết dây. Hình dáng hạt đậu của phần tai nghe đặt trong tai người dùng vẫn được giữ nguyên.
Ngay sau khi ra mắt, EarPods đã bị nhiều nhà sản xuất “không tên” học hỏi. Nhưng phải đến thời đại AirPods thì thiết kế “hạt đậu” mới trở thành tiêu chuẩn của cả một thị trường mới – thị trường True Wireless. Không riêng gì các thương hiệu ít người nhớ tên, đến cả các ông lớn như OnePlus, Xiaomi, Huawei, OPPO, Vivo… đều có sản phẩm “học hỏi” AirPods một cách rõ rệt. Thậm chí, riêng Xiaomi còn dũng cảm gọi sản phẩm của mình là “AirDots”, cái tên ai cũng biết là cố gắng để ăn theo Apple một cách càng trắng trợn càng tốt.
Rất khó để không nhìn thấy “bóng hình” của AirPods trên những chiếc tai nghe Trung Quốc.
Có bao giờ như OnePlus?
Nhưng hãng nào cũng có fan cuồng, và những người này thậm chí sẽ tranh cãi tới cùng rằng kiểu dáng earbuds hiện đang phổ biến, làm sao mà OnePlus hay Xiaomi có thể khác biệt với Apple được? Câu trả lời dành cho họ nằm ở bức ảnh dưới đây:
Nếu bạn chưa biết, thì chiếc tai nghe ở trong ảnh là mẫu tai nghe mới được Samsung ra mắt cùng Galaxy Note20 Ultra. Cũng như AirPods, Buds Live là earbuds thực thụ, tức là chỉ đặt trong tay chứ không nhét tai để cách âm như in-ear (AirPods, Galaxy Buds ). Đó cũng là điểm chung duy nhất của AirPods và Galaxy Buds Live, bởi nhìn từ xa không một ai có thể nhầm lẫn 2 mẫu tai nghe này với nhau cả. Hình dáng, màu sắc và thậm chí là tính năng của Galaxy Buds đều khác hoàn toàn so với tai nghe của Apple.
Thậm chí, kể cả khi copy hình dáng “hạt đậu” của phần nhét tai thì vẫn có thể tạo ra những sản phẩm cực kỳ khác biệt so với AirPods. Trong bức ảnh dưới đây là Surface Buds của Microsoft.
Và dĩ nhiên là cũng có những chiếc earbuds không hề giống một chút nào với AirPods cả. Ở phía dưới, xin hãy chiêm ngưỡng Xperia Ear Duo của Sony:
Sau khi ngắm nhìn những chiếc earbuds từ các ông lớn, bạn có lẽ đã nhận ra điểm khác biệt giữa các thương hiệu Trung Quốc với Samsung, Microsoft và Sony. Chắc chắn, các ông lớn này sẽ không bao giờ rơi vào tình cảnh giống như OnePlus hiện tại. Nghĩ thử mà xem, liệu có một ngày nào đó CBP dù vô tình hay cố ý đem tịch thu Galaxy Buds Live, Surface Buds hay Xperia Ear Duo với cáo buộc “hàng nhái”?
Dĩ nhiên, câu trả lời rõ ràng là không, kịch bản ấy tuyệt đối không thể nào xảy ra. Những chiếc tai nghe này không có một chút nào giống với AirPods cả, không thể nào bị coi là “đạo nhái” cả.
Sự khác biệt về đẳng cấp
Sự khác biệt giữa các nhà sản xuất Trung Quốc và các ông lớn như Samsung, Sony không chỉ có trên tai nghe: bạn có bao giờ thấy Samsung phải như Xiaomi, phải “thanh minh” vì thiết kế smartwatch quá giống Apple Watch? Sony đã bao giờ chịu chỉ trích vì có thiết kế smartphone có nét giống iPhone? Microsoft đã bao giờ tạo ra một chiếc Surface nào có thể bị nhầm lẫn với MacBook, đã bao giờ đặt những cái tên đáng xấu hổ như “MateBook” hay “MiBook”?
Nếu không muốn bị hải quan tịch thu, OnePlus đơn giản chỉ cần ngưng dùng thiết kế của… Apple mà thôi.
OnePlus, Xiaomi và các nhà sản xuất khác từ Trung Quốc vẫn còn thua kém những kẻ thực sự có đẳng cấp. Thay vì “thiết kế” ra những sản phẩm rõ ràng là dựa hơi kẻ khác, một gã khổng lồ thực sự đẳng cấp sẽ tạo ra những ý tưởng không thể nào bị quy chụp “đạo nhái” bởi bất cứ ai. Thay vì phải lảng tránh báo giới hay lên tiếng thanh minh, những ông lớn này chỉ cần hướng sự chú ý của người hâm mộ đến một thứ duy nhất: những sản phẩm không thể nhầm lẫn với bất cứ ai khác, những sản phẩm của riêng họ mà thôi!
Thị trường tai nghe truewireless: Miếng bánh của Apple đang nhỏ lại
Dù chưa bị giành mất vị trí số 1 nhưng Apple đang phải chia miếng bánh thị trường tai nghe truewireless cho nhiều hãng khác.
Năm ngoái, Apple chiếm gần một nửa thị phần tai nghe truewireless toàn cầu và kì vọng có thể bán được 82 triệu đơn vị sản phẩm trong năm năm, theo Counterpoint Research. Nhưng một khi đã là thị trường hot, sẽ không tránh khỏi có nhiều thương hiệu khác sẽ nhảy vào đặc biệt là các đối thủ Trung Quốc. Dẫn đến Apple AirPods chỉ còn chiếm 35% thị trường tai nghe truewireless toàn cầu, theo sau là Xiaomi và Samsung lần lượt với 10% và 6% thị phần.
Galaxy Buds Live mới ra mắt của Samsung cũng là một lựa chọn sáng giá với khả năng chống ồn chủ động thời thượng, thiết kế bắt mắt, giả chỉ 170 USD. Doanh số của sản phẩm này gấp 3 lần Buds tại Hàn Quốc. Đối với người dung smartphone Android, Apple AirPods không đem đến quá nhiều sự khác biệt trong khi số lượng máy Android lớn hơn rất nhiều nhưng họ lại có nhiều lựa chọn hơn.
"Phân khúc tai nghe từ giá thấp đến tầm trung đang lấy đi thị phần của phân khúc cao cấp," Liz Lee, một nhà phân tích của Counterpoint Research nói. Samsung tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm tai nghe của họ, kỳ vọng rằng sẽ tăng hơn gấp đôi trong năm nay, từ 8 triệu lên 17 triệu. Dòng AirPods của Apple dự kiến sẽ tăng từ 61 triệu lên 82 triệu. Những ông lớn mảng thiết bị âm thanh như Sennheiser, Beyerdynamic và Audio-Technica đều chưa tìm được chỗ đứng ở mảng sản phẩm này. Counterpoint Research xác định mảng tai nghe cao cấp đang có thị phần từ 0,3% trở xuống.
Mở hộp Galaxy Buds Live chính hãng, giá 4.5 triệu đồng Galaxy Buds Live có thiết kế hình "hạt đậu" mới, kèm theo đó là khả năng chống ồn chủ động ANC. Galaxy Buds Live là thành viên mới tiếp theo thuộc dòng Buds của Samsung. Năm nay Samsung đã mang tới sự "lột xác" với dòng Buds mới khi chiếc Buds Live có thiết kế thay đổi hoàn toàn, kèm với đó là...