Ai xứng đáng được vào đề thi?
Xu thế đưa các nhân vật trong giới nghệ sĩ, hoặc người có ảnh hưởng cộng đồng mạng vào đề thi ngày càng nhiều. Thế nhưng…
Thí sinh căng thẳng trước giờ thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Đưa những nhân vật, sự kiện thời sự được nhiều người quan tâm vào đề thi là rất đáng khen. Nhưng một đề thi phải đạt đủ các yếu tố: vừa kiểm tra trình độ, năng lực của học sinh vừa phải định hướng nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục
Trương Minh Đức (giáo viên môn văn Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM)
Từ Bà Tưng và Ngọc Trinh…
Năm 2013, một đề thi chọn học sinh giỏi văn ở Hải Phòng đã bất ngờ đề cập đến hai cô gái: người mẫu Ngọc Trinh với câu trả lời phỏng vấn “gây sốc”: “Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?” và Lê Thị Huyền Anh (biệt danh “Bà Tưng”) khi trả lời một trang mạng xã hội cũng có một câu nói “bá đạo”: “Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền”.
Đề thi yêu cầu thí sinh viết một bài văn tối đa 800 chữ về chủ đề “Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”.
Khó có thể nói đề thi này không “dậy sóng” khi cả hai nhân vật đều khá nổi tiếng trên các trang mạng và có từ khóa được tìm kiếm nhiều vào thời điểm đó.
Nhưng thật bất ngờ vì không phải chỉ các bậc phụ huynh mà khá nhiều học sinh thời điểm đó đã bày tỏ thái độ không thích đề văn này. Đơn giản “vì không thích quan điểm sống đó, không thích các cô gái đó”. Những ý kiến phản đối của người lớn cũng đều cho rằng “không nên gián tiếp cổ súy cách nghĩ này”.
Tuy nhiên cũng có một số học sinh và người trưởng thành nhưng còn ở lứa tuổi trẻ trên các diễn đàn ở mạng xã hội lại bức xúc về “sự chế nhạo” với các cô gái này bởi: “Dù gì họ cũng là những người thẳng thắn, dám nói lên suy nghĩ thật của mình”; “Mỗi người một cách sống. Với một đề mở, học sinh có quyền bày tỏ chính kiến khác nhau, đó cũng là mục đích ra đề. Vậy thì tại sao phải phản đối”…
Những ý kiến như vậy rất nhiều và đề thi sau đó đã biến thành những cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
Đến Chi Pu…
Video đang HOT
Năm 2017, đề văn kiểm tra cuối học kỳ 1 đối với học sinh lớp 10 Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) đã có câu hỏi về ca sĩ Chi Pu (chiếm 7/10 điểm của đề):
“Chi Pu tên thật là Nguyễn Thùy Chi, cô bắt đầu nổi danh từ cuộc thi Miss Teen năm 2009, hiện là một hot girl được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tháng 10 vừa rồi, Chi Pu tung MV Từ hôm nay đánh dấu chuyển mình trở thành ca sĩ.
Ngay lập tức, cô vấp phải nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Hương Tràm là người đầu tiên đưa ra quan điểm mạnh mẽ: “Không biết hát thì đừng mang nghề ca sĩ ra để kiếm tiền”. Tóc Tiên, Thanh Lam, Thu Minh, Quốc Thiên, Văn Mai Hương… cũng có cùng quan điểm.
Không chỉ vậy, ảnh chế về cô xuất hiện ở khắp nơi. Những đoạn clip xuyên tạc thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
Mặc cho dư luận “ném đá”, giọng ca Từ hôm nay cho biết cô không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều này. Hiện cô vẫn tập luyện thanh nhạc để chứng minh con đường mình chọn là đúng, mỗi tháng cô sẽ cho ra mắt một MV. Hãy hóa thân vào Chi Pu, viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố biểu cảm kể về một ngày của mình sau khi ra mắt MV Từ hôm nay”.
Nhiều bạn trẻ ủng hộ Chi Pu và hào hứng với đề thi. Nhưng lại tiếp tục có nhiều ý kiến băn khoăn “Chi Pu là ai? Đã có đóng góp gì? Có phải tấm gương để giới trẻ học theo không”. Một số người còn giận dữ cho rằng ngành giáo dục đang “nhảm nhí hóa việc dạy học, thi cử”.
Và Sơn Tùng
Ca sĩ Sơn Tùng, nhân vật được đưa vào nhiều đề thi văn – Ảnh: Internet
Dù còn các ý kiến tranh cãi nhưng ở nhiều nhà trường vẫn tiếp tục xuất hiện những đề văn hỏi về thông điệp bài Lạc trôi của Sơn Tùng như đề thi Khảo sát chất lượng THPT quốc gia lần 3 năm học 2016-2017 môn ngữ văn 11 của Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc.
Thậm chí Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội còn đưa ra một đề văn bị nhiều người cho là “trẻ không tha, già không thương” khi lấy chuyện PGS.TS Bùi Hiền nghiên cứu cải tiến tiếng Việt và bị dư luận “ném đá” để học sinh phát biểu suy nghĩ.
Cô Trần Phương Loan, tổ phó tổ văn Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, cho rằng học sinh phải có thông tin và biết sàng lọc thông tin để bày tỏ chính kiến. Vì thế đề thi này hoàn toàn bình thường.
Nhưng nhiều giáo viên dạy văn nhiều trường ở Hà Nội lại bày tỏ ý kiến không đồng tình vì cách đưa câu chuyện của ông Bùi Hiền vào đề thi dễ làm người ta hiểu theo chiều hướng mỉa mai, phê phán. Trong khi đây chỉ là một nghiên cứu khoa học.
Thầy Vũ Khắc Ngọc, cô Trịnh Thu Tuyết – những giáo viên dạy văn lâu năm ở Hà Nội – đã gọi cảm giác của họ trước loại đề trên là “nỗi hoang mang, ngỡ ngàng” và có cảm giác lo khi nhiều giá trị truyền thống bị lung lay vì các nhà trường cho học sinh cơ hội “xét lại”.
Nhìn lại thì hầu như những nhân vật ngoài đời thật được đưa vào đề thi gần đây đều bị phản ứng nhiều hơn là ủng hộ và kỳ vọng “tạo cảm hứng” cho học sinh cũng bị hạn chế vì có nhiều học sinh không biết và không thích các nhân vật cụ thể này.
Tuy nhiên, cá biệt cũng có những đề thi chọn nhân vật của công chúng hiện thời được đánh giá là thành công. Trường THCS Diêm Điền, Thái Bình đã cho học sinh bày tỏ suy nghĩ về một câu trong bài hát Thái Bình mồ hôi rơi của nam ca sĩ Sơn Tùng: “Chạy theo đam mê, con sợ con quên đi quê hương. Quên mất một điều tuyệt vời, con mãi là người con Thái Bình, là con bố mẹ”.
Sơn Tùng từng hát và khóc vì xúc động và muốn đây là món quà tặng cho quê hương. Và đề văn cũng dành cho học sinh quê hương Thái Bình. Có lẽ hợp tình, hợp cảnh nên đây là trường hợp ít ỏi đề văn lấy nhân vật showbiz mà không bị ném đá.
Cán bộ coi thi mang đề lên phòng thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Cần cân nhắc
“Không có quy định nào cấm đoán hay đặt “chuẩn” cho nhân vật xứng đáng đưa vào đề thi. Nhưng tôi nghĩ những kiểu đề như vậy chỉ nên cân nhắc đưa vào đề kiểm tra tại lớp chứ không nên dùng làm đề thi ở phạm vi rộng hơn và cũng không nên lạm dụng vì không phải học sinh nào cũng biết và thích Sơn Tùng, Chi Pu… Tôi biết có những học sinh thích nhạc cách mạng hay bài hát nước ngoài, ca sĩ nước ngoài. Vậy bắt các em làm văn về nhân vật mình không biết thì không phù hợp” – cô Doãn Tuyết Mai (Trường Nguyễn Siêu, Hà Nội) chia sẻ.
Theo tuoitre.vn
Bài thi tổ hợp KHTN: Đề thi gây áp lực lớn với học trò và giáo viên?
Không chỉ thí sinh than thở về đề thi, ngay nhiều giáo viên tại TPHCM cũng đánh giá đề thi Hoá, Sinh đều gây áp lực cho học trò. Ngay cả những thí sinh khá giỏi cũng khó đạt được mức 7- 8 điểm.
Đề Hoá gây áp lực cho học sinh và giáo viên
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, tôi khá bất ngờ với đề môn Hoá hôm nay vì mức độ khó và sự phân hóa cao.
Về cấu trúc thì đề tương tự đề minh họa của Bộ GD-ĐT công bố với 30 câu kiến thức lớp 12 và 10 câu kiến thức lớp 11. Trong số đó, có 17 câu bài tập và 23 câu lý thuyết với kiến thức dàn trải. Tôi cho rằng, học sinh học hành nghiêm túc, chăm chỉ thì đạt được điểm 5. Học sinh xuất sắc lắm thì may ra mới đạt điểm 8, tôi chưa dám nói 9 - 10.
Học sinh trầm tư sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp môn KHTN sáng nay
Tuy nhiên, số câu bài tập đòi hỏi tốn nhiều thời gian để giải chiếm tỷ trọng lớn trong đề khiến phần lớn thí sinh không đủ thời gian hoàn thành trọn đề. Cũng theo thầy giáo này, với cách ra đề thế này sẽ làm khó cả giáo viên và học sinh trong công tác ôn luyện. Bởi nếu chỉ đơn thuần ôn tập theo chương trình sách giáo khoa thì thí sinh khó đạt điểm tốt với đề này.
Đề Sinh dài và gây mệt mỏi cho thí sinh
Cô Nguyễn Khánh Hồng Vân, giáo viên dạy Sinh trường THPT Thành Nhân (Quận Tân Phú, TPHCM) nhận xét: So với đề thi năm 2017 và đề minh hoạ 2018 được Bộ GD-ĐT công bố trước đó, đề thi môn sinh học khó hơn và tính phân hoá cao. Nhìn chung, cách sắp xếp của đề theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó, 14 câu đầu khá dễ làm nên học sinh có thể nhanh chóng làm được, tuy nhiên, kể từ sau mức độ khó càng tăng cao. Tôi nhận thấy có đến 20 câu phải đếm ý đúng, sai. Từ câu thứ 30 trở đi thì nhiều câu bài tập dài khiến học sinh mất nhiều thời gian tính toán mới có thể chọn đáp án.
Để kiếm được điểm số 8-9 điểm thì không đơn giản đối với thí sinh học khá. Học sinh trung bình chỉ có thể đạt được mức 4-5 điểm chứ khó có thể đạt điểm 6 trở lên. Bởi đề này đòi hỏi nhiều tư duy tốt, nhiều câu thí sinh dễ bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, tôi cho rằng đề thi này không có dạng câu hỏi "lạ", gây bất ngờ dù đề thi quá dài. Trong khi trước đó các em vừa phải thi liên tiếp 2 môn trắc nghiệm với số câu dài khó tương đương thì đến môn thứ 3 thí sinh sẽ mệt mỏi ngay khi bắt đầu nhận đề. Tôi cho rằng với thời gian thi chỉ 50 phút thì đây là quả là áp lực lớn đối với học trò.
Thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại, giáo viên bộ môn Sinh, trường THPT Nhân Việt cũng nhận xét: Cấu trúc đề này đúng theo cấu trúc của Bộ, trong đó 11 câu khó. Đề có sự phân hóa năng lực, độ phân hóa cao, học sinh giỏi mới làm được điểm 8 trở lên. Theo tôi, mức điểm trung bình học sinh có thể đạt được là 5,3.
Tuy nhiên tôi đánh giá đề dài nhưng không hay, độ phân hóa không rõ. Nhất là mức độ 6-7-8 điểm không thể phân hóa học sinh trung bình và học sinh khá. Đề không có các câu tích hợp liên môn hoặc giải quyết tình huống thực tiễn hay. Hết 24 câu hỏi lý thuyết; 16 câu bài tập và chỉ có 3 câu ở mức độ dễ, số còn lại là mức độ khó cao.
Trước đó, trao đổi với Dân trí sau giờ thi, nhiều thí sinh đánh giá các em làm được khoảng 50% bài làm, không dễ để đạt điểm cao. Một thí sinh có học lực giỏi môn Hóa cho hay, cho dù rất tự tin với môn này nhưng em không làm trọn vẹn được bài thi, chắc chắn không đạt điểm tối đa. "Thi ba môn liên tiếp, đề khó và dài em thấy rất đuối, quá căng thẳng", thí sinh cho biết.
Lê Phương - Hoài Nam
Theo Dân trí
Bức hình hot nhất trên MXH về cảm xúc thí sinh rời phòng thi: Kẻ tươi như hoa, người rầu như mất sổ gạo Với đề thi được đánh giá là khó nhưng hay, có độ phân hóa tốt như năm nay, sĩ tử rời khỏi phòng thi với 1001 cảm xúc lẫn lộn. Nhưng ngay nay, ngươi vui nhât la cac em hoc sinh 2000 ma ngươi buôn nhât cung chinh la ho. Nôp bai, ra khoi công trương thi, sô phân đa phân nao quyêt...