AI và cuộc đua… trong gian bếp
Càng ngày ngành thực phẩm càng có xu hướng tận dụng trí thông minh nhân tạo để tìm hiểu rõ hơn về sự đa dạng của hương vị, mùi thơm và các yếu tố khác nhằm tạo ra những món ăn hấp dẫn hơn mà vẫn bổ dưỡng.
Đầu năm nay, IBM (Mỹ) đã tạo ra sự bất ngờ với nhiều người khi tham gia lĩnh vực ẩm thực. Tập đoàn công nghệ này tuyên bố hợp tác với nhà sản xuất gia vị McCormick (Mỹ) để “ sáng tạo hương vị nhanh hơn và hiệu quả hơn” bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) xử lý hàng triệu điểm dữ liệu được McCormick thu thập.
Quan hệ đối tác giữa hai công ty này đã phản ánh xu hướng công nghệ đang được sử dụng để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển các sản ph ẩm thực phẩm mới, đáp ứng sở thích của người tiêu dùng và đặc biệt là cải thiện dinh dưỡng và hương vị của các món ăn.
Dùng AI để sáng tạo đồ ăn
Ẩm thực chịu ảnh hưởng không chỉ bởi nền văn hóa mà còn từng các cá nhân. Đó là lý do tại sao công ty phải sử dụng các dữ liệu về hành vi của người tiêu dùng để chọn ra sự kết hợp các thực phẩm nhằm chế biến món ăn mới phù hợp.
Do đó, việc sử dụng AI để tạo ra các công thức nấu ăn mới đang là xu hướng hấp dẫn nhiều công ty thực phẩm lẫn công ty công nghệ. “Các công ty thực phẩm trong tương lai sẽ làm chủ công nghệ số hóa và trở thành những trung tâm xử lý dữ liệu”, ông Bernard Lahousse, người đồng sáng lập của Food Pairing, nói. Food Pairing là một công ty khởi nghiệp với các văn phòng ở Bỉ và New York, Mỹ chuyên phát triển các thuật toán để giới thiệu những cách chế biến đồ ăn và đồ uống mới.
Ông Lahousse cho biết công ty của ông có cơ sở dữ liệu hương vị lớn nhất thế giới, giúp các công ty có thể chế biến ra các món ăn mới ngon hơn dựa trên phân tích dữ liệu về sở thích của con người.
Thay vì sử dụng những phương pháp thường thấy như lấy ý kiến của các chuyên gia hoặc lập bảng số liệu điều tra tiêu dùng, công ty này đã phát triển các thuật toán theo dõi cách người tiêu dùng nhận xét về một sản phẩm mới.
Trước đó, Jason Cohen và công ty của anh với tên gọi Analytical Flavor Systems, có trụ sở tại New York, đã đưa vào sử dụng ứng dụng Gastrograph. Ứng dụng này thu thập phản ứng của người dùng với 24 loại mùi vị khác nhau. Sau đó nó sử dụng trí thông minh nhân tạo và công nghệ máy học (machine learning) để xử lý dữ liệu mà các công ty có thể sử dụng để tạo ra những món ăn mới, hấp dẫn hơn. Công nghệ này không giới hạn ở đồ ăn mà có thể được sử dụng để làm đồ uống như rượu, socola, cà phê và nước có cồn.
AI mở ra tương lai mới trong ngành chế biến thực phẩm. Ảnh: Pixabay
Một mảng kinh doanh có tiềm năng
Ứng dụng Gastrograph mới đây đã huy động được đến bốn triệu đô la tiền đầu tư, nhờ khẩu hiệu “Tạo ra các sản phẩm tốt hơn, nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hơn và bổ dưỡng hơn cho người tiêu dùng”.
Video đang HOT
Ngành thực phẩm là ngành được nhiều nhà đầu tư quan tâm, với tổng số vốn lên tới 16,9 tỉ Mỹ đô la vào năm 2018, theo dữ liệu từ công ty AgTech Funder (Mỹ). Brita Rosenheim, một nhà phân tích và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, cho biết công nghệ số hóa dữ liệu hiện sẽ là động lực mới giúp đẩy mạnh quá trình phát triển sản phẩm trong ngành.
Theo ông Rosenheim thì quy trình phát triển sản phẩm thực phẩm như trước nay vẫn làm thực ra đã lỗi thời, quá chậm chạp và có rất nhiều lỗ hổng trong việc thu thập phản hồi của thị trường.
Rosenheim tin tưởng loại công nghệ AI và máy học mới có thể giúp các công ty khắc phục các nhược điểm trước đây và qua đó thu hút được một phần lớn trong số 16,9 tỉ đô la tổng số tiền từ các nhà đầu tư.
Niềm tin đó là có cơ sở. Nhờ sự chia sẻ dữ liệu tốt hơn nên con người nhiều khả năng tìm ra các món ăn mới cũng như công thức chế biến các món ăn ngày càng có hương vị ngon hơn, đầy đủ dinh dưỡng hơn và ít khi xảy ra sai sót trong nấu nướng hơn.
Một ví dụ điển hình là việc công ty Food Pairing đã dùng AI để sáng tạo ra việc kết hợp giữa hàu và kiwi thành một món ăn mới. Món ăn này đã ngay lập tức trở thành món đặc sản của một nhà hàng nổi tiếng ở Bỉ.
Tương lai rộng mở nhưng nhiều nguy cơ
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã minh họa cách AI còn có thể phát huy hiệu quả trong trồng trọt và chăn nuôi. Ví dụ như công nghệ AI do Viện phát triển đã giúp nông dân trồng được húng quế với hương vị mạnh hơn gần gấp đôi húng quế thường.
John de la Parra, người đứng đầu Trung tâm Sáng kiến mông nghiệp mở rộng của MIT, cho biết AI có thể cho con người khả năng sử dụng bộ dữ liệu thông tin nông nghiệp để cải thiện chất lượng lương thực nhanh hơn bao giờ hết.
Nhìn xa hơn nữa, nếu con người có khả năng ‘phát lại’ hương vị và mùi thơm của món ăn thì đó sẽ là một sự bùng nổ thực sự. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, chỉ với điện thoại bạn đã có thể thử nhiều hương vị và mùi thơm để tạo ra một loại nước sốt hoàn toàn mới. Thậm chí, bạn có thể tạo ra những mùi vị không tưởng, như món hầm có mùi vị của biển! Đây sẽ là một trải nghiệm rất thú vị và có thể trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thực phẩm có thể được cá nhân hóa bởi AI sẽ đòi hỏi một lượng dữ liệu cá nhân lớn, ảnh hưởng nhiều đến sự riêng tư và bảo mật. Cái được có khi chẳng bù nổi cái mất. Vì vậy, trong tương lai gần, AI sẽ chỉ được sử dụng để dự đoán những xu hướng và vị giác của người tiêu dùng trên diện rộng mà thôi.
.Theo Sgtiepthi
Những thực phẩm cực độc khi ăn cùng nhau, biết để khỏi ... mất mạng
Có một số thực phẩm dù bổ dưỡng nhưng khi ăn cùng nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành thành độc hoặc bị khử hết chất bổ, gây nguy hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý đến.Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp.
Chúng có thể "hợp đồng tác chiến" (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) kiềm chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia). Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ bị trúng độc.
Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.
Thịt chó, thịt dê với nước chè: Nguyên nhân bởi thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein trong khi nước chè có tính chát. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ sinh táo bón, phân khô, khiến cho ruột chậm nhu động nên rất có hại, thậm chí còn gây ung thư. Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn thịt chó, cũng không nên ăn thêm thịt dê. Bởi thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.
Thịt dê kỵ giấm: Giấm chứa nhiều acidacetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
Quả hồng, cà chua ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
Bí rợ kỵ cải thìa: Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.Óc lợn và trứng gà: Tuy món óc lợn tráng trứng rất hấp dẫn nhưng dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Vì vậy, không nên ăn nhiều món này nhất là những người huyết áp cao.
Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau: Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
Đào lông kỵ thịt ba ba: Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.
Thịt ba ba kỵ trứng gà: Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.
Thịt bò kỵ hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không ăn gan cùng các loại củ, quả giàu Vitamin C như cà rốt, rau cần, giá đỗ... không nên nấu cùng gan động vật vì trong gan động vật có hàm lượng các chất đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao dễ làm cho vitamin C bị oxy hóa.
Hơn nữa, các loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt có trong gan lợn, làm mất giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thực phẩm này.
Không uống bia khi ăn hải sản: Trong hải sản có chứa nhiều purien khi vào cơ thể sẽ hình thành nên axit uric, do đó nếu uống bia trong khi ăn hải sản sẽ làm tăng lượng axit uric. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút, viêm các khớp xương gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược lại.
Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau, nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.
Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
Tỏi trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.
Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt).
Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).
Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc).
Theo Tienphong
Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM). Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó...