Ai thay bà Clinton làm ngoại trưởng Mỹ?
Thượng nghị sỹ John Kerry tham gia phỏng vấn trong chiến dịch tranh cử 2012 của Tổng thống Obama
Ghế ngoại trưởng Mỹ nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama hiện đang là sự cạnh tranh giữa Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện John Kerry và Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice.
Việc bà Hillary Clinton rời ghế ngoại trưởng Mỹ sẽ tạo ra một khoảng trống cho vị trí cao cấp nhất trong nội các của Tổng thống Obama. Sự cạnh tranh có vẻ khá yên tĩnh nhưng lại rất mãnh liệt.
Video đang HOT
Hai gương mặt sáng giá hiện nay là Thượng nghị sỹ John Kerry và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice. Từng là một nhà ngoại giao và một học giả về chính sách đối ngoại, bà Rice được xem là sự lựa chọn ưa thích hơn nhưng lại bị coi là đã vấp ngã ở chặng đường cuối nhiệm kỳ 1 của Obama qua sự kiện Lãnh sự quán Mỹ bị tấn công tại Benghazi, Libya hồi tháng 9/2012 khiến đại sứ nước này thiệt mạng.
Bà Rice phủ nhận vụ tấn công đã được tính toán trước nhưng quan điểm này sau đó bị tình báo Mỹ bác bỏ, cho đây là một cuộc tấn công khủng bố. Bà Rice đã trở thành tâm điểm công kích của phe Mitt Romney trong chiến dịch tranh cử thổng thống vừa qua. Những người Cộng hòa cáo buộc chính quyền Obama đã cố gắng che đậy bản chất thực sự của vụ việc nhằm che giấu sai sót an ninh của mình. Ngoại trưởng Hillary Clinton và ông Kerry ra sức bảo vệ bà Rice và Nhà Trắng kiên quyết với lập trường rằng bà Rice đơn giản chỉ nói ra những sự thực biết được rõ nhất thời ở điểm đó. Tuy nhiên, vụ việc chắc chắn sẽ đeo bám bà Rice tại phiên điều trần bổ nhiệm ở Thượng viện nếu bà tiếp quản chức danh ngoại trưởng Mỹ.
Trong khi đó, ông Kerry vừa nhận được sự đồng tình, vừa chịu sự phản đối. Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, một cựu ứng cử viên tổng thống, ông Kerry tích lũy được cho mình bản thành tích khá tốt. Bên cạnh đó, vai trò đóng thế Mitt Romney trong những buổi tập luyện tranh luận của Obama đã mang lại cho ông cơ hội sát cánh cùng tổng thống Mỹ ở những tuần tranh cử cuối cùng.
Tuy nhiên, do đảng Dân chủ chỉ chiếm đa số ghế mong mạnh ở Thượng viện nên có lẽ ông Obama không thể rút ông Kery trở về. Yêu cầu ông Kerry rời ghế Thượng nghị sỹ Massachusetts để nhậm chức trong nội các mới sẽ cần tới một cuộc bầu cử đặc biệt tìm người thay thế chỗ của ông. Việc làm này lại mở ra cơ hội cho đảng viên Cộng hòa Scott Brown bước vào Thượng viện, vị trí từng bị đảng viên Dân chủ Elizabeth Warren đánh bại hôm thứ Ba.
Tất nhiên, ngoài các nhân vật trên, vẫn còn những lựa chọn khác cho chính quyền Obama mới như Cố vấn an ninh Quốc gia Thomas Donilon hay William Burns, Thứ trưởng Ngoại giao và là cựu Đại sứ Mỹ tại Nga.
Theo 24h
Mỹ bị tố đặt "bom hẹn giờ" cho căng thẳng Trung - Nhật
Ông Chen Jian - nhà ngoại giao kỳ cựu Trung Quốc đã nghỉ hưu, từng là Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản - yêu cầu Mỹ nên kiềm chế Nhật Bản và nên chú trọng vào nỗ lực ngoại giao để thúc đẩy đàm phán Trung - Nhật về tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Quần đảo tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc.
"Bom hẹn giờ chuẩn bị nổ"
Trong một chỉ trích chua cay bất thường nhằm vào Mỹ, ông Chen nói: "Đó là lợi ích của Mỹ khi tranh cãi với Trung Quốc, nhưng không phải là chiến đấu với Trung Quốc". Bài phát biểu của ông Chen tại Câu lạc bộ Báo chí đối ngoại ở Hồng Kông do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của hàng chục nhà ngoại giao trong nước.
Dù ông Chen đã nghỉ hưu khỏi ngành ngoại giao, nhưng bình luận của nhà ngoại giao này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì chúng đại diện cho ý kiến bình luận công khai chi tiết nhất về quan điểm của Trung Quốc, vào thời điểm mà các quan chức nước này hầu như kiệm lời trước thềm Đại hội Đảng vào ngày 8.11 tới ở Bắc Kinh.
Ông Chen đã chìa ra "cành ôliu hòa bình" khi thúc giục Nhật - Trung tiến hành đàm phán để giảm nguy cơ đụng độ giữa các tàu hải giám hai nước như căng thẳng hồi tháng trước. Tuy nhiên, giọng điệu trong bài diễn văn của ông Chen thiên về cứng rắn, đặc biệt khi đề cập đến Mỹ. Một số người tại Trung Quốc và Nhật cho rằng, vấn đề biển đảo này như "quả bom hẹn giờ mà Mỹ đã đặt giữa hai nước - ông nói - Quả bom hẹn giờ đó giờ đang phát nổ hoặc chuẩn bị nổ".
Kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc
Ông Chen cũng cáo buộc Mỹ đã kích động cánh hữu ở Nhật Bản, và thúc giục sự gia tăng của chủ nghĩa quân sự. "Mỹ đang khuyến khích Nhật có vai trò lớn hơn ở khu vực về mặt an ninh, chứ không phải là về kinh tế" - ông nói. Điều đó "phù hợp hoàn hảo với mục đích của cánh hữu ở Nhật" - nhà ngoại giao Trung Quốc cho hay. Mỹ từng tuyên bố, trong trường hợp xung đột nổ ra, các quần đảo tranh chấp đều nằm trong sự bảo vệ của thỏa thuận quốc phòng chung mà nước này ký với Nhật - điều mà Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ kể từ khi căng thẳng mới nhất nổ ra vào tháng trước.
Ông Chen mô tả cái mà ông ta gọi là sự can thiệp của Mỹ vào tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông - nơi Trung Quốc đang có xung đột với một đồng minh khác của Mỹ là Philippines - là cách để Mỹ tăng cường sự ảnh hưởng trong lúc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. "Liệu những quốc gia này có đánh giá sai lầm và đẩy Trung Quốc và Mỹ vào tình thế đối đầu?" - ông Chen đặt câu hỏi. "Nguy cơ là hữu hình và Trung Quốc cần nhận thức được điều đó".
Trung Quốc không thay đổi chính sách ngoại giao
Ông Chen - hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Renmin tại Bắc Kinh - còn đưa ra một danh sách dài những đề xuất về cách thức Trung Quốc xử lý căng thẳng với các quốc gia láng giềng.
Ông Chen cho rằng, sẽ không có thay đổi lớn về chính sách ngoại giao Trung Quốc sau khi Đại hội Đảng bầu ra ban lãnh đạo mới. "Tôi nghĩ đó sẽ là sự thay đổi êm ả và các nguyên lý cốt yếu của chính sách đối ngoại hầu như được giữ nguyên". Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và người đồng nhiệm Nhật Y.Noda dự kiến sẽ dự một cuộc gặp tại Lào vào tuần tới. Báo chí Nhật đưa tin hai nhà lãnh đạo không có kế hoạch hội đàm chính thức để giải quyết bất đồng, dù có thể sẽ gặp không chính thức bên lề.
Theo laodong
Trung Quốc tuyên bố có bản đồ chủ quyền Điếu Ngư Theo hãng tin Tân Hoa Xã, môt nhà ngoại giao Trung Quốc đã tìm thây môt bản đô do phương Tây vẽ từ thê kỷ 19 chứng minh chủ quyên của Bắc Kinh đôi với quân đảo Điếu Ngư/Senkaku đang có tranh châp với Nhât Bản trên Biên Hoa Đông. BBC dẫn lại tin của Tân Hoa Xã cho biết "bằng chứng" mới...