Ai sẽ không khóc khi xem ảnh và đọc bài báo này?
Nhìn cảnh tượng này, cây phóng sự nổi tiếng Đỗ Doãn Hoàng đã không khóc nổi, vì nếu khóc, anh sẽ phải khóc trong nhiều chuyến đi.
LTS: Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – người nổi tiếng với nhiều phóng sự để đời nói: Gặp nhiều cảnh khổ quá, lòng tưởng như đã chai đi, đã không còn khóc nổi, thế mà vẫn thấy đau đớn đến cùng cực khi chứng kiến cuộc sống khốn khó của trẻ vùng cao. Quả thực, khi biên tập bài báo này của anh, nhìn những tấm hình có thể ám ảnh cả đời, người biên tập cũng đã khóc. Chúng tôi tin, cả triệu người khác cũng rơi nước mắt, khi đọc hết những dòng chắt ra từ gan ruột này của Hoàng.
1. Quả là tôi đi với miệt rừng tương đối thường xuyên. Cảnh nghèo se sắt, cảnh hoang rậm bịt bùng, những tưởng sẽ không còn là một chân trời lạ trong mắt tôi nữa. Vậy mà, không hiểu sao, chuyến ngược bắc ải Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) này lại ám ảnh đoàn công tác từ thiện chúng tôi đến như vậy.
Hàng nghìn bức ảnh được bấm, nhiều giờ máy quay phim của VTV hoạt động tích cực. Về xem lại, nhiều nhất vẫn là những đứa trẻ ở truồng, rét tím tái, thịt da ngoang nguếch. “Sinh thực khí” hồn nhiên của chúng phô ra, vương vãi với bùn đất, cỏ cây. Cha mẹ nuôi con như núi rừng nuôi cỏ.
Cho đến trước khi cắp sách bước vào lớp một, trẻ em ở nhiều bản làng tôi đã qua, hầu như các cháu không biết đến khái niệm mặc quần, đi dép, đội mũ và tiếng Kinh.
Những bàn chân trần nhỏ bé xéo òm ọp trên bùn đất giữa mây mù giăng bủa, giữa giá rét như kim châm phọt máu mười đầu ngón tay. Đặc biệt là hàng trăm mái lều xiêu vẹo của học trò dựng ven các ngôi trường. Mười trường như nhau cả mười, hầu như suốt tuổi học trò, bữa cơm nào cũng chỉ có cơm và rau cải.
Khoảnh vườn trường nào (do học trò tự trồng), bữa cơm nào cũng chỉ có rau cải. Ăn chỉ là để no cái bụng đói, gạo bố mẹ đóng góp, rau cải ngoài núi đồi.
Nấu cơm chỉ là nấu một nồi ba mươi cơm trắng; đun sôi nồi nước lã, xắt nhỏ rau cải xanh ra, ném vào quấy đều. Bữa cơm chỉ gồm hai cái nồi, một nồi cơm trắng toát, một nồi canh xanh lét. Trên chiếc bàn học sinh bằng gỗ dài thượt, mỗi “mâm” chỉ có hai cái bát to đùng, một bát xanh lét rau cải lõng bõng nước; một bát là cơm trắng.
Trẻ con hau háu ăn như nong tằm ăn rỗi nó ngốn lá dâu. Và, ai đó bảo, có cơm ăn thay mèn mén muôn thuở (bột ngô đồ lên) là may mắn lắm rồi.
Chúng ta coi việc bữa cơm chỉ có nhõn nhòn món rau cải, bữa này qua bữa khác, năm nay qua năm khác, trường này qua trường khác… (bữa cơm ấy đi hết tuổi học trò của các cháu) là việc hết sức bình thường? Chúng ta bằng lòng với điều đó? Nỗi đau, ai ngờ lại nằm ở chỗ ấy.
Ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, một điểm trường từng ghi dấu trong lịch sử, là nơi đầu tiên của rẻo cao Việt nam được xóa mù và phổ cập tiểu học, nhưng các cháu nằm ở giường ngoài trời qua đêm, không phên liếp.
2. Thào Chư Phìn là xã đầu tiên trong toàn huyện Si Ma Cai núi đá xa xôi thực hiện mô hình lớp bán trú dân nuôi. Cảm động lắm, “cô nuôi dậy hổ” dạy múa hát cho học trò ba bốn tuổi xúng xính quần áo Mông, Thu Lao.
Đến cuối buổi, cô treo trước ngực em nào đó một tấm “phù hiệu”: Nấu cơm cho các cháu (như thẻ cán bộ). Thế nghĩa là hôm sau đến lượt bố mẹ cháu bé phải thu xếp đến nổi lửa lo bữa cơm “bán trú dân nuôi” cho đám con đỏ của mình và của bà con mình.
Tại trường tiểu học, nhà trường thuê một giáo viên vừa làm bảo vệ, vừa nấu cơm phục vụ mấy chục cháu nhà ở xa xôi phải tá túc “thiết quân luật” tại trường.
Lên đến cấp hai (trung học cơ sở) các cháu đã lớn, tự cắt cử nhau ra, lần lượt hai cháu nấu ăn một buổi. Thầy Tiếp, hiệu trưởng bảo, giáo viên chỉ việc giám sát, và họ ý tứ cứ cắt cử một bạn khéo tay nấu cơm tập thể cùng một bạn hơi… vụng củi lửa, để các bạn rèn cặp nhau cùng tiến bộ.
Gạo nước thì bố mẹ các em đóng góp. Trường xây một cái nhà kho khổng lồ, gạo được phụ huynh nộp cả vào cho Ban khuyến học của xã, trường cần bao nhiêu, cứ vào kho đem lúa đi sát đi nghiền là xong.
Có lúc, ban khuyến học xã Thào Chư Phìn giữ gìn đến 13 tấn thóc phục vụ con tàu chữ nghĩa của xã xa xôi tột cùng của miền địa đầu Si Ma Cai (cách tỉnh lị Lào Cai 100km, hầu hết bà con là người Mông). Con số này ở xã Sín Chéng còn lớn hơn, bởi trường lớp quy mô hơn và bữa ăn tập thể gồm nhiều học sinh hơn.
Mô hình đáng tuyên dương này xuất phát từ Thào Chu Phìn, là vì, bắt đầu từ năm 1991, bấy giờ, vận động trẻ con các bản đi học khó quá, bởi nhà các cháu quá xa, leo núi mất cả ngày đường. Trời mưa là đám trẻ núi bỏ học đồng loạt. Có đứa ăn no ngô răng ngựa ở nhà, leo như khỉ vượt dăm ngọn núi đến lớp thì đói meo, gục mặt lả xuống sàn lớp học.
Mấy bà mẹ xót con người Mông, người Thu Lao ở bản Lao Pà Chải mới nghĩ cách đem con đến cổng trường học, dựng một cái lều tre bé bằng cái màn tuyn đang mắc ở đó cho con nằm ngủ qua đêm. Sáng chợ phiên bà đi qua, ném vào lều hai bó rau cải với túm gạo, cút dầu hoả. Tự đứa trẻ đi học về, nổi lửa nấu nướng, một mình một lều thực hiện công cuộc “trọ học” khá tiện ích.
Video đang HOT
Mỗi cháu một nồi, kê ba viên đá, chụm củi, chụm giấy vở học trò vào nấu cơm ăn, bốn bề gió thốc, không phên liếp che chắn
Hàng chục cái lều mọc lên khiến cho thầy hiệu trường nhà trường, nhà giáo Giàng Sín Chớ và ông Chủ tịch UBND xã Sùng Sào Mìn giật mình nhận ra cái tình yêu chữ Bác Hồ của những người sống sau nách núi ủ mây mù hoang lạnh kia. Lập tức, ý tưởng lập lớp bán trú dân nuôi thay cho manh lều xập xệ thỉnh thoảng được lẳng vào một bọc gạo với mớ rau của phụ huynh học sinh.
Ông Mìn giờ nghỉ hưu ở bản Hồ Sáo Chải; ông Chớ giờ làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Họ được xem như hai ông tổ của mô hình bán trú dân nuôi trong toàn khu vực.
3. Giờ đây, có hàng trăm, hàng nghìn học sinh theo mô hình bán trú dân nuôi kể trên – chỉ tính riêng trên địa bàn huyện nhỏ bé, rợn ngợp núi đó, lẩn khuất trong mây xa núi thẳm Si Ma Cai. Chúng tôi đến thăm các trường tiểu học và THCS, THPT ở các xã: Bản Mế, Thào Chu Phìn, Quan Thần Sán, Sín Chéng…
Hơn chục cái trường chúng tôi đã qua, đã ghi nhận. Có đoàn diễn viên lộng lẫy hơn chục người mang theo loa đài, ánh sáng, máy nổ biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại chỗ (do NSƯT Thúy Ngần làm trưởng đoàn); hai cái máy quay hiện đại đệ nhất của Truyền hình Việt Nam thực hiện một chương trình hết sức quy mô; nhiều nhà báo và cán bộ huyện xã về thăm; vì thế, các nhà trường dọn dẹp phong quang. Nhưng, thu vén thế rồi mà cái nghèo, cái đói vẫn như cái đuôi nhằng nhẵng ma quái của núi rừng chẳng lẫn đi đằng nào được.
Những cháu bé ở trường Sín Chéng đi đất đi học trong trời lạnh giá, quần áo thủng rách. Gạo, mì tôm, quần áo được phát cho những đứa trẻ dựng lều ven trường (do khu “nội trú” không đủ chỗ). Chiều đến các cháu ra suối tắm, nổi lửa nấu cơm, ngồi học với ngọn đèn dầu, trong căn lều đứng dậy cộc đầu, quay đằng nào lều lung lay đằng ấy.
Bạn tôi, một nhà báo từng sống ở dưới chân tháp Effel bên “Kinh đô ánh sáng” quay xong những cảnh ấy, cứ ra sau cánh gà sân khấu dã chiến phục vụ đồng bào ngồi… khóc. Cô nghĩ về tương lai của bọn trẻ mà quặn lòng. Quặn lòng hơn cả là những bữa của chúng cứ ăn lặp đi lặp lại hai màu xanh và trắng ở tất cả các nhà trường, ở nhiều thời điểm, với học sinh nhiều lứa tuổi. Và người ta coi đó là một việc hết sức bình thường.
Nỗi đau của những bữa cơm hai màu ấy vinh dự đến sau niềm vui các em đã được đến trường, được “quản thúc” nghĩa tình trong các ký túc xá, được ăn cơm trắng thay vì bột ngô đến hẹn lại lên. Nhưng ngần ấy cũng đã đủ là nỗi đau khó hình dung với người Hà Nội, với thế giới văn minh rồi, tôi nghĩ vậy.
Có những đứa trẻ, suốt 9 năm đến trường, học giỏi, cháu chỉ lác đác được ăn vài bữa cơm có hạt lạc rang, có tí mỡ tí thịt. Còn lại, bữa nào cũng cơm trắng, rau cải xanh nấu nước suối lõng bõng. Thầy Mai, hiệu trưởng trưởng Sín Chéng bảo: bố mẹ các cháu đóng góp mỗi tuần vài cân gạo đã là cố gắng lắm rồi.
Nhiều nhà ở bản xa, nghèo đến độ không có một cái gì ngoài đôi chiếc nồi và một chiếc điếu cày cho ông bố đông con hút thuốc lào. Không góp gạo được, học sinh và bố mẹ cháu rất mặc cảm. Cơm và rau. Hôm nay có khách, muốn tìm mua ít lạc rang (đậu phộng) cho các cháu ăn để “quay tivi” nhưng không ở đâu bán.
Vì mình cũng chưa đi mua thế này bao giờ. Trường chúng tôi có vận động mỗi giáo viên, một tháng tự nguyện đóng góp 15.000 VNĐ tiền lương để cải thiện bữa ăn cho các cháu. Nhưng, chẳng thấm vào đâu, đành chuyến sang hướng: thương các cháu thì để ý đứa nào rách rưới, rét mướt quá mua cho cháu bộ quần áo 45.000 VNĐ.
Các trường ở Bản Mế, Thào Chư Phìn, Quan Thần Sán cũng có nhiều giáo viên xót học trò, tự nguyện mua sắm quần áo, giày dép chống lại cái rét mướt hầu như quanh năm của những đỉnh núi chon von. Nhưng, nỗ lực đó cũng chỉ như muối bỏ bể.
Cổng lên trường thì dốc hơn đỉnh núi, không có đường mòn lên, phải trèo núi. Cổng chỉ là mấy khúc gỗ ghép thành hình như cổng thành thời… Tam Quốc
4. Lần nào, đến thăm một khu nội trú, một túp lều trọ học, tôi cũng chú mục vào bữa cơm của các cháu. Không bao giờ gặp một bìa đậu, một con cá mắm hay một cái gì đó mật mỡ mút mát gọi là thịt thà cá mú một tí. Rặt có rau xanh biếc và cơm trắng toát. Những bữa ăn lành lẽ; nhưng nhói buốt và ám ảnh. Mỗi cuộc đời chỉ có vài năm thơ ấu học trò.
Dẫu ngôi trường có hai ba tầng cao, dẫu kinh phí từ nguồn trái phiếu chính phủ mà cả nước giành cho xây dựng cơ bản rót về nhiều thế hay nhiều nữa mà để bữa ăn các cháu đạm bạc đến cay xót trên diện quá rộng như thế, có nên không? Dăm năm học trò thơ ấu rồi cũng qua đi, chẳng có ai chết héo chết mòn hay chết buồn chết thảm vì ăn cơm chỉ có cơm trắng và rau xanh cả. Song nỗi buồn cho các em, nỗi ám ảnh cho những người chứng kiến cảnh đạm bạc quá ư kia cũng lại cứ còn mãi.
Các thầy cô giáo đều thở hắt ra: đau đầu nhất bây giờ là bữa ăn cho các cháu. Không có dự án cải thiện bữa ăn, không ai trích phần trăm cho việc cải thiện bữa ăn học trò (như trích tiền trong xây dựng cơ bản). Thầy cô, học trò cũng trăn trở với bữa ăn, họ đùm túm cưu mang học trò của mình, nhưng như thế làm sao xuể được.
Chỉ cần có một nghìn đồng/học sinh/ngày ăn là có thể cải thiện bữa ăn chỉ có rau và cơm lõng bõng của các cháu. Trường nhiều nhất, đông học sinh nhất như trường Sín Chéng cũng chỉ có 80 em nội trú. Một ngày, các giáo viên nơi đây chỉ ao ước có thêm 80.000 VNĐ để cải thiện bữa ăn cho các cháu. Thế mà nhiều năm qua, mong muốn này vẫn không có cách gì thành hiện thực.
Ngoài giờ học, các cháu ở trong lều tre, đan lưới rồi theo nhau xuống suối Nậm Ma bắt cá về nấu cơm ăn, cha mẹ nghèo chỉ cho gạo
Tại bản Sử Pà Phìn, xã Quan Thần Sán, cũng của vùng Si Ma Cai đang nói, trong cuộc trả lời phỏng vấn chúng tôi, ông Ly Seo Páo hồn nhiên bảo: bữa đến ông chỉ ăn cơm, không có rau đâu. Đi chợ chỉ dám mua mỗi thuốc lào. Lâu lắm tôi chưa được ăn thịt. Sắp Tết rồi à, tôi ăn thịt có lẽ từ Tết năm ngoái.
Chủ tịch xã Ly Xuân Lẩu ngồi cạnh ồ lên: đúng rồi, Tết trước thịt lợn, tôi mang cho ông Páo một đùm. Ai nấy, cán bộ TƯ, cán bộ huyện, xã cùng chết điếng. Nhưng cái nghèo của ông Páo dẫu là sự thật, nhưng chỉ cá biệt thôi.
Còn hàng trăm, hàng nghìn học sinh (tính riêng) ở Si Ma Cai mà chúng tôi đã gặp: bữa ăn chỉ có rau và cơm của họ đã trở nên phổ biến, quá quen thuộc. Quen thuộc đến mức không ai còn phải thắc mắc nữa. Cái dạ dày và sự háu đói của các cháu đã quen với sự đạm bác đi rồi. Ăn vẫn ngon, vẫn hết veo cả nồi lớn màu xanh lẫn nồi lớn màu trắng.
Những năm tháng thơ ấu học trò vẫn có vẻ như an bình dù các em hầu như không biết đến thịt, trứng, sữa hay thứ lương thực, thực phẩm nào khác ngoài cơm trắng và rau cải xanh.
Khát khao có năm trăm đồng (năm trăm VNĐ người ta thường dùng để mua một nhánh hành ở dưới xuôi) hòng cải thiện mỗi bữa ăn cho một học sinh miền núi cứ treo đó. Để rồi, bữa cơm dọn ra, ở tất cả những trường trên Si Ma Cai mà tôi đã gặp, vẫn chỉ có màu xanh của rau cải và màu trắng của cơm tẻ.
Nếu so sánh với cái giá 7.000 VNĐ/lần đánh giày; hàng chục, hàng trăm tỉ đồng trong một vụ bê bối, tham nhũng mà báo chí vẫn liên tục, liên tục đề cập – chúng ta sẽ thấy nỗi đau ngấm vào mình rất ngọt. Và không bất ngờ khi bạn tôi phải ngồi sụt sùi khóc với câu hỏi tương lai của đám trẻ miệt rừng. Cái văn hóa vì cộng đồng, cái lý của lối sống bác ái bật ra từ nỗi ám ảnh ấy, từ phép so sánh ấy.
Trong thời gian tới, báo Giáo dục Việt Nam vẫn tiếp tục là nhịp cầu nối giữa các nhà hảo tâm và các cháu học sinh nghèo Suối Giàng nói riêng, các cháu nhỏ vùng cao nói chung. Chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình, đi khắp mọi nơi trên đất nước này để san sẻ tình yêu thương cho những em học sinh nghèo, có cuộc sống éo le đang cần được giúp đỡ.
Mọi tấm lòng hảo tâm xin được gửi về:
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, số 147 phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số tài khoản: 0541101464009, Ngân hàng Quân đội MB Thăng Long
Điện thoại: 0938766888
Trận trọng cảm ơn!
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
Theo GDVN
Học trò nghèo Quảng Nam vượt khó đến trường
Ba chúi gặp ở Quảng Nam c hnh éo le riêng nhng cc emều chung kht vọngn trng mnh liệt. Ba gng mặt hiuc nàyng minh d cho kh khăn cò,n trngn mong mỏi, u tiên hàngầu ca cc em.
Từ chuyện cai cút
Cặm cụi ngiồ sngn tra, ci ăn thin vậy mà suốt 10m qua Nguyễn Thị Thanh Hng (lp 11/2, Trng THPT Hng Diệu, hiệang ở cng ngoại tạin Lạc Thành Ty, x iện Hồng, huyện iện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôni. Hng cha bao gi c ýịnh nghĩ cuc sống khốn kh.
Chúi gặp em trongt buổi trng 9. Di ci nắng nng, Hngangm cỏ t. Nghe c ngi thăm Hng, bà ngoại em (bà Tởng Thị Ba 77i) chỉ tay ra phía trc nhà cho bit: "Hng kìa, hắn tranh thm cho xong việc.
Quệt những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt, Hng vui vẻ trò chuyện vi chúi. Khic hỏi về giaình, em rm rm nc mắt. Khi Hng còn nhỏ, ba mẹ em ci v liên miên. nm em 8i ba mẹ li dị. Từ, Hngng thấy ba mìnha, haim sau mẹ emng lấy chồngi Hng sống cng ngoại. Giaình ngoại ca Hng thuc diện h nghèo ca x, mấym qua khing còn sức khỏem lụng, Hngnh laong chính trong nhà.
"Tôi chỉ chừai 3 sào hoa màu, 2 sào lúa màngngm nổi, ch yu hắn kham ht" -ng Minh,ng ngoại ca Hng, cho bit.
Trêôi bàn tay Hng những nốt chai sần cat ngi nông dn. i, Hng phảim việc cậnc quần quật vi rung v c tiền may mua sch vở. "Hè này emi cuốc cỏậu cho mấy trong xmng tích gpc mấy trăm nghì nạpc phí và mua sch vở,c này em sẽ cống tip tục - Hng bcch.
Ngi gi lên lp, Nguyễn Thị Thanh Hng chăm chỉm lụng ngi rung vn.
Anh Lê Văn Thành, bí th x n iện Hồng, cho bit: "Hnh ca Hng x n bit rất rõ. Vừa qua x tặng emt chic xeạp emn trng. Mỗi ma ma nắngim về tui thấy emi bn tr ti qu".
Còn thầy Trần Văn Nhẫn, gio viên ch nhiệm lp 11/2, nhật: "Trong lp Hng c hnh éo le nhất nhngngt trong nhữngi nhấp. Em vừang minh vừa chăm chỉ. Riêng môn Vật lý ca tôi em luôạtim cao".
n béốn ci kim tiền nuôi mẹ
Trong khi nhữngc sinh khcang vui chi hayc thêmi Lê Thị (ởn Vinh Nam, x Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam,c lp 11 Trng THPT Lý Tự Trọng) phải loốn ci kim tiền. ngng việcn liền vi em từ khi cònc cấp 2.
Ba mất từ khi mi hn 1i. Cũng vì thng nh chồ mẹ ca sinh bệnhn. Hiuc số phận ngặt nghèo ca mình, ngay từ nhỏ luôn chăm chỉm lụng. Mỗy em lên núiốn ci,em bn kim tiền. Ht quần quật ving việc ngiồng, về nhài lo toan mọing việc nhà. Thi gian ca em hầu nhc lên lịch sẵn:c dậy từ sm vệ sinh cho mẹ, loay hoay nấu ăn rồi bắtầung việc hàng ngày.
D cuc sống vật chất kh khăn, cha khi nào c ýịnhc. E. c bit, trong 10m qua,im tổng kt ca luôn cao nhất trng.
Và quytm ca cậu chỉ c 1 b quần oc
D kh khăn nhngngcng quytm ca cậu nghèo Nguyễn Sĩ Phng Anh,c sinh lp 8/4 Trng THCS Nguyễn Thành Hn, x Duy Sn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Bảym liền, Phng Anhi tn diện,im tổng kt cuốim ca em cha bao gi di 9,0.
Chúi tìmn nhà em, ngôi nhà bé tí chỉ c duy nhất phòng ở cuối xm nằm lọt thỏm bên bụi tre. Trong nhàng c gi trị ngit chic tivi kĩ hàng xm cho.
Trcy, mẹ Phng Anh gio viên cấp 1, cham th xy cuc sốngng tạm. Th nhng, khi em chàoi, mẹ em bị tai bin, binngm mẹ emi liệt tn thn nằm nguyênt chỗ. Ba emt mình vừa chăm 4ứa con th, vừa lo tiền thuốc cho v.
Cuc sống thật éo le khi bam trc, cha emt ngt quai vì tai bin, hai ngi anh ln dc rấtingành phải nghỉcim thuê ở Sài Gò kim tiền lo thuốc thang cho mẹ. Ở nhà còni Phng Anh và ngi anh trac lp 9.
Ngi gic, khi về nhà Phng Anh phảim mọing việc từ giặt o quần, vệ sinh cho mẹ, nấu cm, bn cho mẹ ăn, raồng nhổ cỏ,m thêm cho hàng xm mỗi khi ngi ta c việc nh kim thêm tiền.
Cuc sống bn kh khăn, suốt bam nay Phng Anh chỉ ct bồ dot nhà hảom tặng gi ngắn ngn. Bữa sng Phng Anhng ăn, c lần em xỉu trên bànc, thầy phải s cứu. n khi tỉnh, Phng Anh mi cho thầy bit từ tối quan gi em cha ăn vì nhà ht gạo.
"Mặc d giaình kh khănng cều kiện ănc nhng Phng Anhnc rất tốt, ecều tất cả cc môn, trong lp em cn sựng nổ ca b môn ton, luôn giúpỡ ccn trong lp" - Cẩm Hà, gio viên ch nhiệm lp 8/4 cho bit. Cô Hà cho bit thêcc ca Phng Anh luôn cao nhất, lp.
Nguyễn Sĩ Phng Anhang bn cho mẹ ăn bên chic bàn th bố ọp ẹp nhngnng c tiền thay.
Hôm chúin thăm nhàng lúc Phng Anhang bn cho mẹ ăn bên cạnh bàn th ca bố. Nhìn ngi mẹ run rẩy ăna cm mà ri ra ngi qu nửa, chúi càng thêm cảm phục sự vt kh vn lên ca em.
Phng Anh: "ngcu, vì cong duy nhất em thot khỏi cảnh nghèo này và c tiền chạy chữa cho mẹ mẹng phảt mỗi khi tr.
Năi bắtầu, những cậu nhà nghèoi bc vào "cuc chin" ca chén cm và co. Cầu chúc cho cc em c mạnh mẽ và tự tiứng vững và bci trên cong gian naang ch mình phía trc.
Theo DT
Lào Cai: Bản làng "chênh vênh" sau trận lũ ống Sau trận mưa to và lũng cự lớn xảy ra hồi 20 gii 12/5 vừa qua, cản Ki C&ocir, xã Toòng Sành, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) mt ăn mt ngủ vì tình trạngt ven bie dỏa cả 7 nhà d&acirn&aciry.