Ai phải chịu trách nhiệm trong vụ “nhiễm HIV hàng loạt” ở Phú Thọ?
Vụ phát hiện nhiễm HIV hàng loạt xảy ra tại xã Kinh Thượng ( huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) mới đây khiến người dân hoang mang lo lắng. Trong số những người bị nhiễm HIV này phát hiện có những ca mới nhiễm, và có những ca chuyển sang giai đoạn AIDS, có ca đã qua đời.
Hiện nay, các cơ quan chức năng đang vào cuộc để điều tra xác định rõ nguyên nhân của nguồn lây nhiễm HIV ở xã Kinh Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Có 3 đường lây truyền HIV là qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con.
Cách đây 10 năm, đại dịch HIV/AIDS được xác định lây qua đường bơm kim tiêm chiếm đến 80-90%. Khi lây qua đường bơm kim tiêm thì thường họ dùng 1 bơm kim tiêm duy nhất để lấy thuốc và chích cho nhau tại cùng trong 1 thời điểm nên virus HIV sẽ lây trực tiếp cho người khác. Vì vậy, để xác định lây truyền HIV bằng hình thức dùng bơm kim tiêm thì kim tiêm được tiêm từ người có HIV sau đó tiêm sang người khác không có HIV cùng một thời điểm.
Cháu bé mới 18 tháng tuổi bị nhiễm HIV…
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai, xác suất lây truyền HIV qua bơm kim tiêm chỉ 0,3% và không phải tất cả mũi tiêm đều có thể làm lây nhiễm bệnh. Virus HIV trong bơm kim tiêm có thể sống 5 ngày trong môi trường bình thường còn nếu lâu hơn thì khó có thể làm lây nhiễm bệnh được.
Có thể nói khả năng lây truyền HIV từ người này qua người khác qua hình thức dùng bơm kim tiêm thì tỉ lệ không cao bởi còn nhiều nguyên nhân và con đường lây lan khác nữa. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần vào cuộc sớm điều tra làm rõ nguyên nhân và con đường lây truyền HIV đối với người dân nơi đây.
Luật sư Nguyễn Đào Tơ (Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Huy) cho biết, giả sử xác định được nguyên nhân lây truyền HIV là do bác sỹ Th. đã sử dụng bơm kim tiêm dành cho người nhiễm HIV sau đó không thay mà dùng tiếp để tiêm cho nhiều bệnh nhân thì sẽ phải xử lý trách nhiệm của bác sỹ này.
Đối với việc sử dụng bơm kim tiêm trong điều trị và tiêm chủng phải được thực hiện theo quy tắc về nghề nghiệp, nếu bác sỹ Th. cố ý sử dụng chung bơm kim tiêm đối với các bệnh nhân thì tùy theo tính chất của hành vi cũng như hậu quả xảy ra, bác sỹ Th. có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo Điều 315, BLHS 2015 sửa đổi.
“ Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Video đang HOT
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
Nếu kết quả điều tra của cơ quan chức năng xác định nguyên nhân lây nhiễm HIV hàng loạt ở xã Kinh Thượng không liên quan đến bác sỹ Th. thì cũng cần trả lại danh dự, công bằng cho bác sỹ này.
Vụ việc nhiễm HIV ở xã Kinh Thượng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với công tác phòng chống HIV/AIDS ở Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Qua bài học này, chắc hẳn công tác phòng chống HIV/AIDS sẽ có nhiều tác động mới, nhiều người dân được phát hiện và điều trị, đây cũng là cách dự phòng HIV hiệu quả nhất.
Việt Cường
Theo cand
Nhiều người nhiễm HIV: Người thu gom kim tiêm nhà "bác sĩ Th" nói gì?
Tôi làm nghề thu mua đồng nát, thường xuyên đến nhà bác sĩ Th để mua lại những vật dụng y tế đã dùng. Cứ 2-3 hôm tôi lại qua lấy một lần, kim tiêm nhiều lắm, nên tôi nghĩ bác sĩ Th không bao giờ dùng chung kim tiêm cho mọi người, chị H.T.P (39 tuổi, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) - người chuyên thu mua đồng nát cho biết.
Chị H.T.P - người chuyên thu mua đồng nát của nhà bác sĩ Th cho biết, ngoài chai lọ, giấy, còn có rất nhiều kim tiêm.
Những ngày gần đây, không khí tại xã Kim Thượng bao trùm một nỗi hoang mang trước thông tin nhiều người trong xã bị nhiễm HIV không rõ nguyên nhân.
Liên quan đến sự việc, PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với chị H.T.P - người chuyên thu mua kim tiêm, dịch truyền đã qua sử dụng ở nhà bác sĩ Th - người bị đồn thổi là nguồn cơn khiến nhiều ở xã này bị nhiễm HIV.
Theo chị H.T.P, chị và chị gái của mình cùng một vài người trong xã làm nghề thu mua đồng nát, thường xuyên đến đây để mua lại những vật dụng y tế đã dùng. Cứ 2-3 hôm chị lại qua lấy một lần.
Những lần qua đây thu mua, tôi thấy ngoài chai lọ, thùng giấy thì còn thấy có nhiều kim tiêm, nên tôi nghĩ bác sĩ Th không bao giờ dùng chung kim tiêm cho mọi người. Cả làng này gần như ai cũng đến đấy để tiêm khi có bệnh. Như gia đình tôi, cả nhà đều đến đấy tiêm, bố tôi là người đến thăm khám nhiều nhất nhưng mẹ tôi là người tiêm ít nhất thì lại bị nhiễm HIV, chị H.T.P chia sẻ.
Theo chị P, ở địa phương, không chỉ có mình chị đi mua đồng nát mà cả mấy người trong xã cũng đến thu mua kim tiêm, dịch truyền đã qua sử dụng nhà bác sĩ Th trong nhiều năm nay. Lần nào đến chị cũng thấy cả một thùng kim tiêm và rất nhiều chai truyền dịch.
Người ta bảo bác sĩ Th dùng chung kim tiêm thì làm gì có nhiều kim tiêm để chúng tôi mua đến vậy, chị P thông tin thêm.
Mẹ chị P mới chữa bệnh tại nhà bác sĩ Th, cũng nhận kết quả dương tính với HIV.
Trong gia đình tôi chưa ai nhiễm HIV, mẹ tôi lại có tuổi, quanh năm chỉ quanh quẩn ở nhà, lại chẳng vướng bất kỳ tệ nạn xã hội nào. Việc mẹ tôi nhiễm HIV ai cũng bất ngờ, nhưng thực sự không thể biết được nguyên nhân từ đâu, chị P tâm sự.
Không biết nguyên nhân từ đâu, nhưng theo thống kê, tại xã Kim Thượng có đến 42 người nhiễm HIV trong đợt xét nghiệm vừa qua.
Trước đó, chiều 13.8, tại UBND tỉnh Phú Thọ, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã chủ trì cuộc họp báo thông tin chính thức liên quan đến vụ việc.
Trả lời tại cuộc họp báo, ông Hà Kế San cho biết, hiện tại chưa thể khẳng định nguyên nhân tình trạng lây nhiễm HIV ở xã Kim Thượng và chưa phát hiện các trường hợp mắc do dùng chung bơm kim tiêm.
Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia, không loại trừ có tình trạng lây nhiễm qua đường lây truyền từ mẹ sang con, qua đường tình dục không an toàn, qua tiêm chích ma túy.
Vì vậy, để có nguyên nhân chính xác tình trạng HIV ở Kim Thượng, rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia và cơ quan điều tra.
Cũng trong chiều 13.8, thống kê sơ bộ trong tổng số gần 500 mẫu xét nghiệm được lấy từ xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cho thấy, có đến 42 người dương tính với HIV.
Theo Danviet
Tìm ra đường lây truyền HIV cho em bé 18 tháng tuổi khiến chuyên gia bất ngờ? Em bé 18 tháng tuổi ở Phú Thọ nhiễm HIV dù bố mẹ ruột không hề bị bệnh; em bé cũng đã từng đến tiêm truyền tại nhà Y sĩ Th, nhưng các chuyên gia đang nghĩ đến đường lây truyền khác khiến nhiều người bất ngờ. Sự việc 42 người được phát hiện nhiễm HIV tại xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú...