“Ái nữ Huawei” Mạnh Vãn Chu chưa được thả tự do
Trong phiên tòa ngày 27/5 tại Canada, Thẩm phán đã ra phán quyết bất lợi với Mạnh Vãn Chu – Giám đốc Tài chính Huawei, con gái nhà sáng lập Nhậm Chính Phi.
Bà Mạnh Vãn Chu rời nhà riêng để tham dự phiên tòa ngày 27/5 tại Vancouver, Canada
Phán quyết của Thẩm phán đập tan hi vọng được trả tự do của bà Mạnh sau 18 tháng bị quản thúc tại gia ở Vancouver. Theo Reuters, nó cũng làm gia tăng căng thẳng giữa Ottawa và Bắc Kinh. Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada đã tuyên bố Canada “đồng lõa với Mỹ để dìm Huawei và các doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao hối thúc Canada trả tự do ngay lập tức cho bà Mạnh và để bà quay về quê hương an toàn để tránh bất kỳ tổn hại nào tới quan hệ giữa hai nước.
Mạnh Vãn Chu bị bắt tháng 12/2018 tại Canada theo yêu cầu của nhà chức trách Mỹ. Họ cáo buộc bà gian lận ngân hàng vì lừa HSBC về quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động tại Iran, khiến HSBC có nguy cơ bị trừng phạt vì vi phạm lệnh cấm của Mỹ với Iran. Luật sư của bà Mạnh tranh luận vụ việc nên bị loại bỏ vì Canada không áp lệnh trừng phạt đối với Iran.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Thẩm phán Tòa án tối cao British Columbia Heather Holmes không đồng tình và đưa ra phán quyết cho rằng các cáo buộc của Mỹ đưa ra với bà Mạnh đã thỏa mãn yêu cầu dẫn độ của Canada về “tội phạm kép”. Huawei bày tỏ thất vọng trước phán quyết của tòa Canada, tuy nhiên hi vọng hệ thống tư pháp của Canada cuối cùng sẽ chứng minh sự vô tội của bà Mạnh.
Phán quyết mở đường cho phiên điều trần dẫn độ bắt đầu từ tháng 6 để xem các quan chức Canada có tuân thủ pháp luật trong khi bắt giữ bà Mạnh hay không. Dự kiến các tranh cãi sẽ kết thúc vào tuần cuối tháng 9 và tuần đầu tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, các phiên phúc thẩm có thể khiến vụ án kéo dài nhiều năm.
Reid Weingarten, luật sư của bà Mạnh, cho rằng bà Mạnh không nên trở thành “vật thế chấp hay con tin” trong quan hệ Mỹ – Trung. “Phán quyết hôm nay tại Canada chỉ là loạt đạn đầu tiên trong quá trình dài hơi… chúng tôi tự tin công lý cuối cùng sẽ được thực thi”.
Thất bại tại tòa, con gái chủ tịch Huawei tiến gần hơn đến việc bị dẫn độ sang Mỹ
Một đòn đánh mạnh khác vừa giáng vào Huawei khi công ty này đang hy vọng có thể kết thúc vụ kiện và đưa con gái chủ tịch về nước.
Khi mối quan hệ giữa Huawei và chính phủ Mỹ đang ngày càng căng thẳng, phiên tòa quyết định về việc dẫn độ CFO của công ty Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Chu càng được theo dõi sát sao hơn bao giờ hết. Trong phiên tòa diễn ra vào đêm qua (theo giờ Việt Nam), Tòa án Tối cao British Columbia đã công bố một quyết định quan trọng.
Theo phán quyết của mình, tòa án cho rằng vụ án đã có các tiêu chuẩn của một "phạm tội kép", và vì vậy phiên điều trần dẫn độ sẽ được phép tiếp tục. Phán quyết này là một cú đánh mạnh giáng vào Huawei, vốn đang hy vọng có thể kết thúc vụ kiện và đưa bà Mạnh về lại Trung Quốc.
Trước đó, trong một phiên tòa giới hạn vào tháng Một về học thuyết luật pháp của Canada đối với hành vi "phạm tội kép", tuyên bố rằng để bị dẫn độ sang quốc gia khác, một đối tượng cần phải đối mặt với cáo buộc hình sự ở cả Canada và quốc gia tiếp nhận. Do vậy với phán quyết vừa qua, quá trình dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu sang Mỹ sẽ được tiếp tục.
Bà Mạnh và các vệ sĩ cá nhân xung quanh.
Đây là một khoảnh khắc quan trọng cho câu chuyện dài về số phận của bà Mạnh và bản thân Huawei. Bà bị bắt tại sân bay Quốc tế Vancouver vào ngày 1 tháng 12 năm 2018 theo yêu cầu của chính quyền Mỹ, với các cáo buộc dành cho bà và Huawei.
Các cáo buộc này có nguồn gốc từ một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ về mối quan hệ giữa Huawei và một số chi nhánh, bao gồm Skycom Tech Co Ltd, vốn bị cáo buộc đã bán các thiết bị viễn thông cho Iran và vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. Huawei sử dụng công nghệ Mỹ trong các sản phẩm của mình, và theo quy định xuất khẩu của Mỹ, các công ty bị cấm chuyển giao công nghệ đó cho các quốc gia bị cấm vận. Huawei liên tục phủ nhận việc mình kiểm soát các công ty này.
Trong gần một năm rưỡi nay, bà Mạnh đã bị quản thúc tại gia ở Vancouver chờ việc nghị án của các tòa án tại Canada. Vụ việc này đã nhận được sự giám sát chặt chẽ từ phía Trung Quốc, Mỹ và chính quyền Canada, cũng như đã trở thành biểu tượng cho cuộc chiến thương mại đang tiếp diễn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cuối tuần trước, Huawei còn gặp phải một cú đánh nặng nề khác khi chính phủ Anh, vốn ủng hộ sự tham gia của công ty này vào hệ thống mạng 5G của nước mình, đã đột ngột thay đổi thái độ. Theo đó, không chỉ giảm dần sử dụng thiết bị của Huawei, thủ tướng Anh còn muốn loại bỏ hoàn toàn công ty này ra khỏi mạng lưới 5G nước mình trong 3 năm tới.
Huawei xây dựng 'văn hóa chó sói' như thế nào? Cấu trúc cổ phần độc đáo của Huawei là thứ giúp tập đoàn công nghệ khổng lồ này phát huy 'văn hóa chó sói' và tiếp tục trụ vững trước những thách thức. Vào cuối năm 2018, Huawei đã rơi vào thách thức lớn nhất từng có đối với tập đoàn này khi phía Mỹ cáo buộc tập đoàn đã đánh cắp bí...