Ai nên và không nên theo đuổi chế độ ăn không chứa gluten?
Gluten là loại prôtêin có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen…
Tuy là nguyên liệu chính của những thực phẩm phổ biến như mì và bánh mì, song gluten có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho một số người mẫn cảm với loại prôtêin này.
Đây là lý do các chuyên gia nghiên cứu để xác định những đối tượng nên thực hiện chế độ ăn không chứa gluten ( gluten-free diet).
Ảnh: Healthline
Ai nên theo đuổi chế độ ăn không chứa gluten?
Theo các chuyên gia, bất kỳ ai mắc các bệnh sau đây cần kiêng ăn gluten để bảo vệ sức khỏe:
Bệnh Celiac (không hấp thu gluten). Đây là một bệnh tự miễn của hệ tiêu hóa. Ở người mắc bệnh này, việc dung nạp gluten sẽ kích hoạt hệ miễn dịch hủy hoại lớp niêm mạc của ruột non. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ dưỡng chất và theo thời gian có thể khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do vậy, người mắc bệnh Celiac nên tuân thủ chế độ ăn không chứa gluten suốt đời.
Hội chứng ruột kích thích (IBS). Bệnh tiêu hóa mãn tính này có thể dẫn tới chứng chuột rút, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Gastroenterology and Hepatology, chế độ ăn không chứa gluten có công dụng làm giảm các triệu chứng IBS.
Nhạy cảm với gluten, nhưng không phải bệnh Celiac. Tuy trải qua các triệu chứng giống như dấu hiệu của bệnh Celiac, nhưng một số người lại không có kết quả dương tính khi xét nghiệm bệnh này. Những trường hợp như vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thử áp dụng chế độ ăn không chứa gluten một thời gian để đánh giá mức độ thích hợp (triệu chứng bệnh giảm đồng nghĩa nên tiếp tục áp dụng cách ăn uống này).
Video đang HOT
Dị ứng lúa mì: Một số người có thể bị dị ứng với tất cả các loại prôtêin có trong lúa mì (bao gồm albumin, globulin, gliadin và gluten). Do vậy, chế độ ăn không chứa gluten hoặc lúa mì sẽ giúp ích cho họ.
Ngoài lợi ích giảm tình trạng viêm ở người mắc bệnh Celiac và các bệnh viêm ở hệ tiêu hóa như IBS, chế độ ăn không chứa gluten còn có thể hỗ trợ cho những người muốn giảm cân, nhờ loại bỏ hết các loại thức ăn vặt và thực phẩm chế biến sẵn kém lành mạnh ra khỏi thực đơn.
Người bình thường không nên chọn chế độ ăn không chứa gluten
Các sản phẩm từ lúa mì – như bánh mì, ngũ cốc và mì ống – cung cấp những dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, các loại vitamin (riboflavin, folate, thiamin, niacin…), khoáng chất và vi chất dinh dưỡng. Vì thế, chế độ ăn không chứa gluten dễ khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, dẫn tới nguy cơ khởi phát các triệu chứng liên quan đến thiếu hụt dưỡng chất. Đây là lý do những người có sức khoẻ bình thường, tức có thể hấp thu gluten và không mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào kể trên, nên duy trì chế độ ăn bình thường để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Mặt khác, theo đuổi chế độ ăn không chứa gluten đồng nghĩa bạn cần thay thế đa số thực phẩm dễ tìm bằng các thực phẩm không chứa gluten nhập khẩu có giá thành cao, sẽ thêm tốn kém.
Tóm lại, chế độ ăn không chứa gluten đòi hỏi người áp dụng phải có kế hoạch ăn uống chặt chẽ, nếu không có thể tiềm ẩn một vài rủi ro. Vì vậy, tốt nhất là những người bị dị ứng thực phẩm – gồm cả gluten – nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trong cách thức ăn uống hằng ngày.
4 thực phẩm nếu hấp thụ sẽ khiến người bị suy tuyến giáp gặp nguy hiểm
Với người bị suy tuyến giáp, ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng để cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của tuyến giáp.
Suy giáp là một loại bệnh nội tiết, trong đó chức năng tuyến giáp bị rối loạn khiến cơ quan này không sản sinh đủ hormone như thyroxine, T3, T4 - thứ rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Người mắc bệnh suy giáp có thể bị hạ canxi máu, ảnh hưởng lớn đến tim, hệ thần kinh và quá trình điều tiết nhiệt lượng trong cơ thể.
Việc điều trị suy tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng bởi những gì bệnh nhân hấp thụ.
Đậu nành
Trong đậu nành có chứa isoflavone - một hợp chất có khả năng tác động tiêu cực đến tuyến giáp. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, ăn quá nhiều đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giáp.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu xuất bản trên Scientific Reports, đậu nành có ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp và sự gia tăng hormone, tuy nhiên mức độ gây kích thích tuyến giáp là rất nhỏ.
Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc tiêu thụ đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc chữa tuyến giáp. Vì thế, bạn chỉ nên uống thuốc sau ít nhất 4 tiếng ăn đậu nành.
Rau cải xanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn những loại rau họ cải xanh có thể cản trở tuyến giáp sử dụng i-ốt - thứ rất cần thiết để tuyến giáp hoạt động bình thường.
Theo Mayo Clinic, cần tới một lượng lớn rau họ cải mới có thể thực sự tác động đến việc hấp thụ i-ốt.
Bệnh nhân suy giáp và thiếu i-ốt vẫn có thể ăn những loại rau họ cải này, nhưng phải nấu chín hoàn toàn để giảm thiểu tác động của những loại rau này lên tuyến giáp. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn những loại rau này quá 140g/ngày.
Lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc
Theo Ruth Frechman - chuyên gia dinh dưỡng, phát ngôn viên của học viện Dinh dưỡng tại Los Angeles, bệnh nhân suy giáp nên hạn chế ăn gluten - một loại protein có trong thực phẩm đã qua xử lý như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khá. Nếu bạn mắc bệnh Celiac, gluten có thể gây kích ứng ruột non và cản trở việc hấp thụ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Endocrine Connections đã chỉ ra, suy giáp và bệnh Celiac thường xuất hiện cùng nhau.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh chế độ ăn không gluten có thể chữa bệnh suy giáp, nhưng có thể đem tới một vài lợi ích nhất định cho các nữ bệnh nhân mắc suy giáp.
Cà phê
Các nhà khoa học đã phát hiện chất caffeine trong cà phê có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Những người đang dùng thuốc chữa tuyến giáp mà uống cà phê vào bữa sáng sẽ khiến cho nồng độ hormone tuyến giáp trở nên khó kiểm soát, gây khó khăn cho bác sĩ.
Các bác sĩ khuyên mọi người nên uống thuốc với nước lọc, cũng như chỉ uống cà phê sau ít nhất 30 phút uống thuốc.
Nhiễm trùng sau sinh mổ Nhiễm trùng hậu sản là tai biến thường gặp khiến sản phụ bị chướng bụng, sản dịch ra ít, có mùi hôi, đau vết mổ, sưng tấy đỏ và sốt cao. Bác sĩ Đỗ Tiến Dũng, khoa Sản, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết sinh mổ được chỉ định trong những trường hợp cụ thể như nhau tiền đạo, mẹ có...