Ai muốn “chạy” để làm thầy?

Theo dõi VGT trên

Có nỗi đau nào khi những sinh viên sư phạm ra trường lại phải cầm t.iền đi chạy việc? Làm thầy mà đi chạy việc thì còn gì là “nghề cao quý”.

LTS: Sau bài viết “Nghề cao quý cũng phải chạy chọt thì còn ra gì nữa!” của tác giả Du Thiên đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam (ngày 25/3/2018), với mong muốn chỉ ra những lý do vì sao giáo viên hợp đồng phải tìm đủ mọi cách để “chạy”, tác giả Nguyễn Cao đã có bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Ngày 25/3/2018, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết “Nghề cao quý cũng phải chạy chọt thì còn ra gì nữa!” của tác giả Du Thiên.

Nội dung bài viết xoay quanh cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng về hiện tượng “chạy việc” khiến chúng tôi buồn man mác.

Có giáo viên nào muốn chạy việc không?

Chắc chắn chẳng ai dại gì bỏ ra một đống t.iền để chạy chọt rồi thu về mỗi tháng một vài triệu đồng t.iền lương.

Nhưng, với cách tuyển dụng của một số địa phương hiện nay nếu không chạy thì ai tuyển dụng?

Tài năng, bằng ưu, bằng giỏi, bằng khá ư. Chẳng ai tuyển dụng những giáo sinh đâu…

Có lẽ chuyện ra trường nộp đơn xin việc là được phân công công tác hiện nay không còn nhiều mà đa số chỉ còn trong câu chuyện cổ tích xưa xa mà thôi.

Có nỗi đau nào khi những sinh viên sư phạm ra trường lại phải cầm t.iền đi chạy việc? Làm thầy mà đi chạy việc thì còn gì là “nghề cao quý”.

Nhưng, muốn vào được “nghề cao quý” thì cửa ải đầu tiên là giáo viên là phải “chạy” nhưng phải chạy đúng cửa chứ chạy khơi khơi thì t.iền mất mà việc cũng không được.

Vì sao vậy?

Thứ nhất là cách tuyển dụng nhân lực của ngành sư phạm ở một số địa phương chưa công khai, minh bạch.

Khi có chủ trương tuyển dụng thì phần nhiều những thông tin này chỉ những người liên quan mới có thể biết được.

Rồi họ “xì” thông tin ra ngoài, qua người này người kia giới thiệu cho người có nhu cầu và họ tìm đến những người có trách nhiệm, có liên quan để tìm cách móc nối.

Dù có tổ chức thi tuyển thì người “chạy” vẫn chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với người không chạy, không quen biết.

Bởi vì việc thi lý thuyết, phỏng vấn hay thực hành trên lớp cũng chỉ có 1 vài người làm giám khảo.

Video đang HOT

Giám khảo có thể là cán bộ hay giáo viên cốt cán của các trường thì chỉ cần một lời gởi gắm, chỉ đạo “của ai đó” thì điều dĩ nhiên là người chấm phải thực hiện theo.

Chuyện thi và chấm phúc khảo khi tuyển dụng ở Cà Mau vừa qua mà báo chí đã từng phản ánh là một ví dụ.

Ai muốn chạy để làm thầy? - Hình 1

Muốn vào được “nghề cao quý” thì cửa ải đầu tiên là giáo viên là phải “chạy” (Ảnh minh họa: vietnamnet.vn).

Thứ hai là ở một số địa phương khi có nhu cầu thì phần nhiều hiệu trưởng nhà trường là người chủ động.

Bởi khi lập kế hoạch nhân sự hàng năm của nhà trường thì hiệu trưởng nắm và đưa lên trên. Khi trong đơn vị có một giáo viên nào về hưu, chuyển trường, hay xin thôi việc là đã có nhiều người nhắm đến vị trí khuyết đó.

Hiệu trưởng là người âm thầm bắt tay với cán bộ tổ chức, với lãnh đạo Phòng, Sở giáo dục để tuyển dụng.

Một số nơi tổ chức thi tại trường tuyển thì những người chấm thực hành là ban giám hiệu và giáo viên cốt cán nhưng người quyết vẫn là hiệu trưởng.

Vì thế, ai chạy đúng cửa, ai đem lại cho hiệu trưởng lợi ích nhiều hơn thì người đó sẽ trúng tuyển.

Chuyện lùm xùm tuyển dụng ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) cho ta thấy rõ hơn về quyền lực của hiệu trưởng. Chỉ riêng hiệu trưởng Huỳnh Bê của Trường trung học cơ sở Ngô Mây cũng đã nhận t.iền “chạy” cho nhiều người.

Thứ ba là một số địa phương hiện nay không có nhu cầu tuyển dụng nhân lực sư phạm ở một số môn học vì không có nhu cầu.

Nhưng, vì quen biết lãnh đạo địa phương người ta cũng cố tình “gửi gắm” nên nhiều hiệu trưởng dù biết trường mình đủ giáo viên nhưng vẫn phải nhận giáo viên mới về vì người đó là người thân của lãnh đạo ấn xuống.

Vì thế, nhiều bậc cha mẹ phải tự tạo mối quan hệ với người này người kia để tìm cách bắc cầu với một số lãnh đạo nhà trường, địa phương để được tuyển dụng.Thứ tư là vì nhu cầu việc làm nên khi sinh viên sư phạm ra trường thì việc đầu tiên phải tìm việc.

Dù là hợp đồng có thời hạn thì họ vẫn hy vọng có việc làm để tạo mối quan hệ tiếp theo nhằm ký được hợp đồng không thời hạn.

Quay lại với những chia sẻ của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, chúng ta thấy rằng ông nói cũng rất đúng:

“Anh nói phải “chạy” để được làm cái nghề cao quý, thậm chí có gia đình hai người cùng “chạy” thì người ta sẽ đặt dấu hỏi về đạo đức của người muốn và đã làm giáo viên như anh.

Vì muốn làm giáo viên mà phải “chạy” là điều rất đáng chê trách và đáng buồn cho hệ thống giáo dục.

Vì vậy, trước hết giáo viên phải xem xét lại hành vi của mình có đúng không”.

Dù biết chạy là phạm pháp, là không đúng với đạo đức làm thầy nhưng ai là người khiến cho đạo đức của người thầy “đáng chê trách”? Tất nhiên không phải là giáo viên rồi.

Nếu lãnh đạo không nhận t.iền thì giáo sinh có cửa nào để chạy? Nhưng, chúng ta cứ lật lại những trang báo cũ sẽ thấy rõ hơn vì sao mà huyện Yên Định (Thanh Hóa) hay huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) lại có thể thừa và thanh lý hàng trăm giáo viên?

Đại biểu Nhưỡng nói rằng: “Nếu nói do áp lực trong việc tìm kiếm công việc thì anh phải trau dồi thêm kiến thức để được người khác chọn và buộc phải sử dụng anh chứ!

Bây giờ anh lại (nói) phải dùng t.iền để “chạy”, thậm chí còn thiếu tiêu chuẩn tuyển dụng nữa thì người ta sẽ nghĩ anh thế nào đây?

Những người không đủ tiêu chuẩn, hoặc có nhận thức lệch lạc mới phải “chạy” để có vị trí việc làm.

Như vậy, ngay cả bản thân người giáo viên cũng có tiêu cực trong câu chuyện tuyển dụng này”.

Theo chúng tôi, những chia sẻ này của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng có phần “lãng mạn” quá.

Bởi, thực tế trước khi được tuyển dụng thì các giáo sinh làm gì có cơ hội chứng minh bản thân mình để “để được người khác chọn và buộc phải sử dụng anh”?

Và, một điều dễ thấy là các giáo sinh những năm gần đây ra trường không mấy em thiếu “chuẩn”. Bằng cấp có khi còn vượt yêu cầu tuyển dụng.

Điều chúng ta dễ nhận thấy là những người theo nghề sư phạm đa phần là con em nhà nghèo mới đi theo sư phạm nhằm đỡ chi phí học tập.

Vì thế, họ không hề “giàu” để bỏ hàng trăm triệu đồng chạy việc. Đó là t.iền vay mượn, là t.iền cầm cố nhà cửa với ngân hàng.

Nhưng, họ hy vọng, xin được việc rồi để có đồng lương mà sống, để không phải thất nghiệp và hơn nữa là được cống hiến với nghề.

Nếu như trường tư thục thì không nói làm gì nhưng trường tư thục hiện nay của chúng ta có bao nhiêu trường đâu nên phần lớn phải lao vào các trường công lập.

Trong khi, dù biết có suất dạy là phải tốn kém, là không đúng với đạo đức người thầy nhưng họ còn con đường nào khác ngoài “chạy” để có việc làm?

Tài liệu tham khảo:

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nghe-cao-quy-cung-phai-chay-chot-thi-con-ra-gi-nua-post184571.gd

Nguyễn Cao

Theo giaoduc.net.vn

Tháo gỡ bất cập trong quản lý giáo dục

Tháo gỡ bất cập trong quản lý giáo dục - Hình 1

Trước những áp lực của dư luận và sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan như Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam..., tỉnh Đắk Lắk đã tạm dừng thông báo việc chấm dứt hợp đồng với hơn 500 giáo viên mà trước đó huyện Krông Pắk tuyển dụng ồ ạt trong khi không có chỉ tiêu biên chế.

Trước đó, tại Thanh Hóa, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hành chính trong ngành GD bị chấm dứt hợp đồng cũng với lý do tương tự. Việc giao cho chính quyền địa phương quá nhiều quyền trong tuyển dụng nhân sự, tài chính... khiến công tác quản lý của ngành GD trở nên phức tạp.

Tuyển dụng vượt so với yêu cầu

Chỉ từ năm 2011 đến năm 2015, đã có 588 giáo viên và 80 nhân viên các trường học từ mầm non, tiểu học đến THCS trên địa bàn huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) được tuyển dụng. Phần lớn số giáo viên, nhân viên này đều ở trong diện hợp đồng ngoài chỉ tiêu được UBND tỉnh giao. Ngày 9/3, UBND huyện Krông Pắk đã tổ chức họp giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác sử dụng biên chế, tuyển dụng hợp đồng lao động trong ngành giáo dục dẫn đến dư thừa hơn 500 giáo viên và thông báo chấm dứt hợp đồng 200 giáo viên không trong chỉ tiêu biên chế 2017.

Số giáo viên còn lại, dù đủ điều kiện xét tuyển vào cuối tháng 3/2018 nhưng chỉ có 83 chỉ tiêu nên cũng sẽ có hơn 300 giáo viên sẽ phải tiếp tục rời bục giảng. Sự việc này đã như giọt nước tràn ly, hàng trăm giáo viên sau khi nghe tin sẽ mất việc đã kéo đến UBND huyện Krông Pắk để cầu cứu. Trước những bức xúc của giáo viên cũng như sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan, tổ chức có liên quan như Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo tạm dừng chấm dứt hợp đồng để tìm "giải pháp nhân văn hơn".

Nguyên nhân của việc dôi dư hơn 500 giáo viên ở phạm vi một huyện, như giải thích của đại diện huyện ủy Krông Pắk với báo chí, là sau năm 2011, việc tuyển dụng giáo viên được giao toàn quyền cho chủ tịch huyện quyết, không có sự giám sát "nên mới xảy ra việc tuyển dụng ồ ạt, bất chấp như vậy".

Theo phân cấp quản lý, Sở GD&ĐT chỉ tuyển GV bậc THPT còn từ cấp THCS trở xuống sẽ do chủ tịch huyện quyết định. Và có nơi, chủ tịch huyện sẽ giao Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ và Tài chính, nhưng có nơi làm ngược lại. "Ngành Giáo dục nắm õ trường này thiếu bao nhiêu chỉ tiêu, ở môn học nào nhưng không nắm thông tin tuyển dụng, không được tham mưu. Chính điều này khiến việc tuyển dụng không sát với thực tế, tạo ra nghịch lý thừa - thiếu cục bộ" - một lãnh đạo Sở GD&ĐT Đắk Lắk phân tích.

Lãnh đạo địa phương được trao quá nhiều quyền trong tuyển dụng nhân sự của ngành GD cũng là nguyên nhân dẫn đến dôi dư giáo viên, nhân viên tại Thanh Hóa. Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa phân tích: "Có những huyện hợp đồng lao động vô tội vạ khi được giao quyền. Trong khi đó việc kiểm tra, giám sát của các đơn vị có trách nhiệm còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.

Có huyện đang đủ, hoặc thừa lao động nhưng vẫn ký tuyển dụng; có trường hợp một trường Tiểu học mà có tới 9 nhân viên hành chính thì lấy ngân sách đâu để chi lương?". Bà Hằng cũng thẳng thắn thừa nhận, để xảy ra những vấn đề này là do việc phối hợp chưa tốt giữa các ngành Nội vụ và GD. "Việc phân cấp triệt để, giao cho huyện, thị xã, thành phố quyền tuyển dụng quá lớn, cộng với việc giám sát chưa tốt giữa các đơn vị trên là nguyên nhân của việc tuyển dụng tràn lan, gây hệ lụy và dư luận không tốt trong xã hội".

Ngành GD&ĐT phải là đầu mối quản lý

Ông Lê Bá Thiềm - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) chia sẻ: "Dù đã có quy định mỗi lớp mẫu giáo có 2,2 giáo viên, nhà trẻ có 2,5 giáo viên nhưng ở Hà Tĩnh, tỉ lệ này chỉ có 1,7 giáo viên/lớp thôi. Thế nên nhiều lớp có đến 40 cháu/lớp nhưng chỉ có một giáo viên quần quật cả ngày vừa dạy vừa chăm trẻ. Chúng tôi "đấu tranh" rất nhiều cuộc nhưng vẫn không được thực hiện việc đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp".

Theo như ông Thiềm thì có một thực trạng là các nghị định của chính phủ, thông tư của Bộ liên quan đến giáo dục thì các địa phương thực hiện không đầy đủ. Cũng có cùng quan điểm này, ông Ngô Quang Hưng - Phó GĐ Sở GD&ĐT Phú Yên cho rằng, trong phân cấp quản lý, một số chỉ đạo về tài chính, con người, mỗi địa phương thực hiện một kiểu và không thực hiện đúng mức như chỉ đạo của Chính phủ.

Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cũng cho rằng, việc phân cấp trong quản lý giáo dục trên thực tế đã có sự biến dạng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ đạo và nâng cao chất lượng giáo dục. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016 - 2017, ông Quốc chia sẻ câu chuyện rằng ông đã từng tổ chức một buổi gặp mặt các Trưởng, Phó trưởng phòng các Phòng GD&ĐT quận/huyện trên địa bàn tỉnh chỉ để biết mặt vì "làm Giám đốc Sở mà không biết lãnh đạo Phòng GD&ĐT các địa phương mới được bổ nhiệm".

Việc bổ nhiệm Trưởng, phó các Phòng GD&ĐT là cho Chủ tịch UBND quận, huyện bổ nhiệm, "nhưng cứ có việc gì ở địa phương thì lại kêu giám đốc Sở ra truy" - ông Quốc cho biết. Từ đây, ông Quốc kiến nghị, việc phân cấp quản lý giữa các cấp học trong hệ thống giáo dục phải sửa đổi làm sao đó để cho khi trở thành Luật rồi thì quản lý chung phải thuộc về ngành giáo dục: từ con người, tài chính, các vấn đề bổ nhiệm, đề bạt phải do ngành giáo dục chủ trì. "Phân cấp quản lý là cần thiết nhưng phải làm sao đó, ngành GD phải là cơ quan quản lý" - ông Quốc nhấn mạnh.

Bà Phạm Thị Hằng cho rằng, trong tuyển dụng, sắp xếp đội ngũ nhân lực trong ngành GD cần phải có sự tham gia, góp ý kiến, giám sát của ngành này. "Chỉ có người làm giáo dục mới hiểu hết được thực tế, chuyên môn. Nếu ngành Nội vụ chỉ giao biên chế "một cục" mà không kiểm soát được nhu cầu thừa chỗ này, thiếu chỗ khác thì không ổn".

Hà Nguyên

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Bà trùm" thẩm mỹ viện Mailisa cưới giúp việc cho con trai: Mẹ chồng khen con dâu có IQ cao!
17:55:41 23/09/2024
Trương Huệ Vân nhận lương 80 triệu/ tháng, không đủ tài chính khắc phục hậu quả
21:25:17 23/09/2024
Vill Wannarot: Nàng thơ Tbiz nghi bị Jespipat đá vì bé ba, từng tố Huyền Baby
17:25:17 23/09/2024
Hồng Việt - Cháu ngoại Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hôn nhân bên vợ kiện tướng
20:35:57 23/09/2024
Chia tay với "nợ tình" t.iền tỉ, Nam Em thảng thốt
21:20:28 23/09/2024
Xôn xao bạn trai Trương Ngọc Ánh cầm giấy nợ, chính chủ đáp trả mập mờ gây tò mò
17:04:49 23/09/2024
Minh Triệu bỏ theo dõi Kỳ Duyên, đăng đàn ẩn ý: "Bạn có tệ mình cũng chẳng buồn trách nữa"
21:32:49 23/09/2024
Vụ Louis Phạm "phông bạt", đồng đội cũ ở đội tuyển quốc gia thẳng thắn chỉ trích: "Đừng nhận làm cựu VĐV nữa, chỉ làm xấu mặt VĐV"
20:47:15 23/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Negav lên tiếng thông tin đã chia tay bạn gái thị phi, hiện hẹn hò với hot girl nổi tiếng

Sao việt

23:21:09 23/09/2024
Negav đăng ảnh nắm tay manơcanh giữa lúc bị tung tin đồn yêu đương. Đây là lần hiếm hoi Negav có động thái liên quan đến chuyện tình cảm trên mạng xã hội.

Phim điện ảnh 'Kính vạn hoa' ấn định ngày ra rạp

Phim việt

23:04:04 23/09/2024
Đoàn phim Kính vạn hoa bản điện ảnh vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên hứa hẹn mang đến làn gió mới đầy thú vị về một thời học sinh vô tư, nghịch ngợm.

Bale liên tục thay đổi quan điểm về Ronaldo

Sao thể thao

23:02:05 23/09/2024
Gareth Bale cuối cùng đã chọn một phe trong cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh việc liệu Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá (GOAT).

Lời xin lỗi của Janet Jackson khi nói về Kamala Harris không phải từ nữ ca sĩ

Sao âu mỹ

23:01:20 23/09/2024
Đại diện ca sĩ Janet Jackson đã phủ nhận việc cô xin lỗi vì phát biểu rằng ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris không phải là người da đen .

Âm nhạc, nghệ sĩ, điểm đến phải độc đáo và truyền cảm hứng

Nhạc việt

22:59:05 23/09/2024
Nhìn rộng ra ngoài âm nhạc, du lịch kết hợp giải trí độc đáo sẽ là một cực nam châm tạo sức hút mới, là một gợi ý cho tất cả những ai đang hoạt động trong ngành du lịch và công nghiệp giải trí.

Nghệ sĩ 'vụt sáng' nhờ show truyền hình

Tv show

22:55:30 23/09/2024
Thông qua màn tranh tài gay cấn tại các chương trình truyền hình, nghệ sĩ Việt có dịp thể hiện tài năng trước hàng triệu công chúng.

Khán giả bình phim Việt: Nam, nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ' bỗng dưng 'bay màu'

Hậu trường phim

22:43:06 23/09/2024
Xem vài tập gần đây của phim Đi giữa trời rực rỡ , tôi cảm giác nội dung phim đang lạc đề và nam, nữ chính của phim bỗng dưng bay màu , nhường đất diễn cho các nhân vật phụ.

Hé lộ hình ảnh Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My đưa con đi bệnh viện, sự xuất hiện của "mẹ chồng" gây chú ý

Netizen

22:38:38 23/09/2024
Thời gian gần đây, cặp đôi hot nhất làng bóng đá Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My bỗng nhận về sự xét nét tiêu cực từ cộng đồng mạng. Trong khi Văn Hậu bị nói không chia sẻ với vợ việc nhà và chăm con

Nữ thần tượng cúi người xin lỗi suốt 1 phút, cầu xin sự tha thứ vì một bức ảnh

Nhạc quốc tế

22:24:02 23/09/2024
Mới đây cộng đồng mạng đã đào lại đoạn clip một nữ thần tượng phải cúi người xin lỗi vì chuyện hẹn hò, cho thấy sự khắc nghiệt của làng giải trí xứ Trung.

Vì vụ lợi gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng nhưng cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ chỉ bị phạt 3 năm tù

Pháp luật

22:04:22 23/09/2024
Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

Nữ diễn viên từ chối cát xê 110 tỷ đồng để... không phải đóng cảnh hôn

Sao châu á

21:55:50 23/09/2024
Kim Mi Kyung có nguyên tắc không đóng phim tình cảm vì không thích cảnh hôn. Kim Mi Kyung so sánh suy nghĩ từ chối dòng phim tình cảm của cô là bức tường sắt .