Ai là quán quân trong cuộc đua siêu máy tính năm nay?
Summit và Sierra, hai siêu máy tính do IBM chế tạo đã giúp Mỹ duy trì ngôi vị quán quân trong cuộc đua siêu máy tính năm 2019. Trung Quốc vẫn chỉ xếp vị trí số hai sau Mỹ trong bảng xếp hạng các quốc gia sản xuất siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Sunway TaihuLight, một siêu máy tính của Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Trong bảng xếp hạng Top 500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới, Summit và Sierra của Mỹ vẫn duy trì vị trí hàng đầu. Đứng thứ 3 và thứ 4 lần lượt là của Trung Quốc. Hai siêu máy tính của Trung Quốc được lắp đặt lần lượt tại Vô Tích (tỉnh Giang Tô) và Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông). Frontera của Đại học Texas là siêu máy tính mới duy nhất nằm trong top 10, theo danh sách Top 500 mới nhất.
Khả năng sản xuất các siêu máy tính là một thước đo quan trọng cho những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học – công nghệ của bất kỳ quốc gia nào. Chúng có vai trò thiết yếu trong các lĩnh vực như dự báo thời tiết, mô hình hóa dòng hải lưu, mô phỏng vụ nổ hạt nhân,… Nhu cầu về việc sử dụng các siêu máy tính trong các ứng dụng thương mại cũng tăng lên do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.
Trung Quốc đã để tuột mất vị trí số 1 kể từ năm 2018, chấm dứt 5 năm thống trị của mình. Bắc Kinh hiện đang lên kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng siêu máy tính của mình.
Video đang HOT
Siêu máy tính Summit của Mỹ có thể hoàn thành 200 triệu tỷ máy tính mỗi giây. Ảnh: The Verge
Danh sách Top 500 được công bố một năm hai lần, lần đầu vào tháng 6 và lần 2 vào tháng 11. Nhắc đến các siêu máy tính, Trung Quốc và Mỹ vẫn chiếm ưu thế hàng đầu. Theo Top 500 mới công bố trong tháng 6 này, Trung Quốc sở hữu 43,8% hệ thống siêu máy tính trên toàn cầu trong khi của Mỹ là 23,8%. So với bảng xếp hạng được công bố vào năm ngoái, tỷ lệ phần trăm hệ thống siêu máy tính của Trung Quốc đã giảm 1,4% trong khi của Hoa Kỳ tăng 1,4%.
Nhật Bản được xếp hạng thứ ba trên thế giới về hệ thống các siêu máy tính, sở hữu 5,8%.
Tại Trung Quốc, Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Thiên Tân và một trung tâm khác ở Thâm Quyến dự kiến sẽ hoàn thành việc nâng cấp các máy tính vào năm 2020, 2021 và 2022 như một phần nỗ lực của Trung Quốc trong cuộc đua này.
Theo viet times
Mỹ sở hữu 2 siêu máy tính mạnh nhất thế giới
Hai siêu máy tính mạnh nhất có tên Summit và Sierra đều sử dụng công nghệ do IBM phát triển và đặt tại Mỹ.
Summit là siêu máy tính mạnh nhất toàn cầu từ tháng 6/2018. Cỗ máy này đạt tốc độ xử lí 122,3 petaflop/giây trong bài kiểm tra toán học LINPACK. Mỗi petaflop tương đương một nghìn tỉ phép toán. Kể từ thời điểm đó, Summit tiếp tục được nâng cấp thêm. Sức mạnh của nó đã đạt đến 143,5 petaflop/giây, đứng đầu trong danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Hai siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay đều đặt ở Mỹ. Ảnh: The Verge.
Trong khi đó, Sierra ở ngay phía sau với việc được trang bị 1,6 triệu nhân xử lí, ít hơn khá nhiều so với 2,4 triệu nhân của Summit. Cả hai siêu máy tính này đều cùng sử dụng công nghệ do IBM phát triển, đó là vi xử lí IBM Power9 và chip đồ họa Nvidia Tesla V100.
Siêu máy tính của Trung Quốc có tên Sunway TaihuLight vừa được nâng cấp sức mạnh từ 71,6 petaflop/giây lên mức 94,6 petaflop/giây nhưng vẫn phải xếp sau Sierra.
Chính quyền Mỹ đã chi nhiều tiền cho việc phát triển các siêu máy tính. Gần đây nhất, trong năm 2017 chính phủ đã đầu tư 258 triệu USD cho IBM, Cray, AMD, Intel và Nvidia để xây dựng các siêu máy tính có sức mạnh tính toán cao hơn.
Siêu máy tính có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như dự báo thiên tai, nghiên cứu phả ứng hạt nhân, điều trị bệnh ung thư...
Trong danh sách 10 siêu máy tính hàng đầu thế giới hiện nay, Mỹ chiếm áp đảo khi sở hữu đến một nửa, phần còn lại thuộc về Trung Quốc với 2 siêu máy tính; Hà Lan, Nhật Bản và Đức mỗi quốc gia sở hữu 1 siêu máy tính còn lại trong top 10.
Top 500 siêu máy tính toàn cầu có đặc điểm chung là đều dùng vi xử lí của Intel và chip đồ họa có nhân do Nivdia cung cấp.
Theo Báo Mới
IBM xây dựng trại huấn luyện điện toán lượng tử ở châu Phi Công ty International Business Machines Corp (IBM) đang bắt đầu các trại huấn luyện trên khắp châu Phi với mục tiêu đào tạo hàng trăm kỹ sư về mã hóa lượng tử, để kế vị công nghệ xử lý máy tính hiện nay. IBM muốn châu Phi sẵn sàng cho cuộc cách mạng điện toán lượng tử Theo Bloomberg, Solomon Assefa - chủ...