Ai là người đầu tiên trong lịch sử chết vì tai nạn hàng không?
Nhà phát minh khí cầu Rozìere và cộng sự được tìm thấy trong tình trạng bị thương nặng do va đập và đã không thể qua khỏi. Họ trở thành những người đầu tiên trong lịch sử chết vì tai nạn hàng không.
Jean-Franois Pilâtre de Rozier (1754-1785) là nhà vật lý, nhà hóa học nổi tiếng người Pháp. Ông là cha đẻ của khí cầu Rozìere. Đây là loại khí cầu có 2 khoang riêng biệt chứa khí lạnh (Hidro hoặc Heli) và khí nóng.
Lợi thế của khí cầu Rozìere là điều khiển độ cao dễ dàng và sử dụng ít nhiên liệu hơn loại khí cầu thông thường, cho phép phi hành đoàn thực hiện chuyến bay với thời gian dài.
Lúc mới ra đời, khí cầu Rozìere được coi là một bước tiến lớn của ngành hàng không thế giới. Nhưng chính phát minh này đã khiến Pilâtre de Rozier phải trả giá bằng tính mạng mình trong một vụ tai nạn hàng không.
Theo đó, vào ngày 15/6/1785, ông cùng với cộng sự là viên sĩ quan tên Franois D’ Arlandes thực hiện một chuyến bay qua eo biển Manche. Đây chính là chuyến bay chính thức đầu tiên của dòng khí cầu Rozìere.
Nhưng chuyến bay đã trở thành thảm họa. Trong quá trình bay, quả cầu đột ngột bị xì hơi mà không hề có dấu hiệu bắt lửa và bị rơi xuống vùng Wimereux thuộc Pas-de-Calais.
Pilâtre de Rozier và Franois D’ Arlandes được tìm thấy trong tình trạng bị thương nặng do va đập và đã không thể qua khỏi. Họ trở thành những người đầu tiên trong lịch sử chết vì tai nạn hàng không.
Sau cái chết của nhà phát minh, khí cầu Rozìere tiếp tục được phát triển hoàn thiện và cho đến nay vẫn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mới quý độc giả xem video: Bỏ 70 triệu đồng đi du lịch Châu Âu 28 ngày. Nguồn: VTV24.
Cái chết kinh hoàng của 'cha đẻ' dù thoát hiểm cho phi công
Sau cái chết của Franz Reichelt, hệ thống dù thoát hiểm dành cho phi công liên tục được cải thiện, và ngày nay diện mạo của chúng khác xa so với bản thiết kế của nhà phát minh nghiệp dư một thế kỷ trước.
Là một người Áo được sinh ra tại Pháp, Franz Reichelt (1879-1912) được thế giới biết đến với tư cách một nhà phát minh phải chịu cái chết bi thảm do chính phát minh của mình.
Lúc sinh thời, Franz là một thợ may. Sự nghiệp phát minh của ông bắt nguồn từ sự kiện anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên trong lịch sử bằng chiếc Kitty Hawk vào năm 1903.
Cho rằng bay trên bầu trời là điều vô cùng nguy hiểm, Franz đã dành thời gian rảnh của mình để thiết kế một bộ đồ nhảy dù dành cho các phi công.
Thời bấy giờ, các kỹ sư vẫn đang loay hoay nghiên cứu phương pháp giúp phi công có thể thoát ra khi máy bay gặp sự cố. Và Franz là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này.
Franz đã rất nỗ lực trong việc biến các ý tưởng của mình trở thành hiện thực. Thành quả ông đạt được là cuộc thử nghiệm thành công bộ đồ nhảy dù với một hình nộm nặng bằng người thật.
Tự tin vào phát minh của mình, Franz đã tự mình tham gia thử nghiệm bằng cách mặc bộ đồ này và nhảy từ tầng thấp của tháp Eiffel.
Nhưng cuộc thử nghiệm đã trở thành một thảm họa. Franzrơi tự do từ độ cao 57 mét xuống mặt đất và chết ngay lập tức. Sự kiện này đã làm chấn động châu Âu thời đó.
Sau cái chết của Franz Reichelt, hệ thống dù thoát hiểm dành cho phi công liên tục được cải thiện, và ngày nay diện mạo của chúng khác xa so với bản thiết kế của nhà phát minh nghiệp dư một thế kỷ trước.
Mới quý độc giả xem video: Bỏ 70 triệu đồng đi du lịch Châu Âu 28 ngày. Nguồn: VTV24.
12 câu chuyện dị thường trong lịch sử Các câu chuyện lịch sử là sự hòa trộn những khái niệm trong quá khứ với thực tại: Chúng ta là ai, chúng ta làm gì... Hiểu sử để hiểu hiện tại chính là mục đích tối ưu nhất của con người. Tuy nhiên, thay vì chỉ tìm hiểu về quá khứ một cách tẻ nhạt, lĩnh vực nghệ thuật sẽ trợ giúp...