Ai là người đầu tiên đã dịch hai tình khúc Nga nổi tiếng “Chiều Moskva” và “Đôi bờ” ra tiếng Việt ?
Những người Việt Nam yêu nước Nga, yêu nhạc Nga, không ai là không biết 2 tình khúc sâu lắng “Chiều Moskva” và “Đôi bờ”. Đó là những ca khúc đã trở thành “kinh điển” trong suốt hơn nửa thế kỷ qua
Lời mở: Vừa có bạn đọc hỏi tôi qua điện thoại: Có phải gần 10 năm trước Đặng Vương Hưng là người đã cho công bố tư liệu “Vĩnh biệt người dịch Chiều Moskva và Đôi bờ”? Tôi cảm ơn bạn ấy còn nhớ và xác nhận tôi chính là tác giả. Và còn có biết thêm là nhân vật tôi đã giới thiệu năm đó, cũng là một người thân trong gia đình tôi: Nhà báo Vương Thịnh (1934 – 2010) – người cậu ruột (em trai mẹ) của tôi.
Nhân đây, xin giới thiệu với bà con làng facebook nội dung bài viết tư liệu ấy…
Vương Thịnh (thứ 4 hàng sau từ phải qua) chụp chung
với các du học sinh và thầy cô giáo tại Nga.
Những người Việt Nam yêu nước Nga, yêu nhạc Nga, không ai là không biết 2 tình khúc sâu lắng “Chiều Moskva” và “Đôi bờ”. Đó là những ca khúc đã trở thành “kinh điển” trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, chúng nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới.
Nhưng ai là người đầu tiên đã dịch lời của chúng sang tiếng Việt và dịch trong hoàn cảnh nào thì còn rất ít người yêu nhạc được biết.
SỐ PHẬN CÒN ÍT BIẾT CỦA 2 CA KHÚC NỔI TIẾNG…
Một điều thú vị là cả “Chiều Moskva” và “Đôi bờ” đều là những ca khúc được viết “theo đơn đặt hàng” làm nhạc nền cho phim và khi mới xuất hiện lần đầu theo phim thì đều chẳng mấy ai quan tâm.
Với “Chiều Moskva”, khởi đầu, người ta đặt tên cho nó là “Đêm Leningrad” được viết làm nhạc cho một bộ phim tài liệu về một sự kiện thể thao lớn ở Liên Xô hồi cuối thập niên 50 thế kỷ trước. “Đêm Leningrad” là đứa con chung của nhạc sĩ Vasily Solovyov-Sedoy (1907-1979) và nhà thơ Mikhail Matusovsky (1915-1990). Còn tình khúc “Đôi bờ” có tên gọi ban đầu là “Em và tôi, đôi bờ”, nó còn có tên là “Bài hát của Masa”, là tác phẩm chung của nhạc sĩ Andrey Yakovlevich Eshpai và nhà thơ Grigorii Mikhailovich Pozhenyan. Bài hát này được người ta đặt hàng viết minh họa cho bộ phim có tên là “Khát nước” năm 1960. Nội dung của ca khúc này nói về tiếng lòng của một thiếu nữ với mối tình đầu tuyệt đẹp. Nhưng đó là một mối tình vô vọng, như hai bờ của một dòng sông, không bao giờ gặp được nhau… Ca khúc “ăn theo” phim này khi mới xuất hiện cũng không được người yêu nhạc quan tâm.
Nhưng điều bất ngờ là sau đó, khi hai tình khúc trên lần lượt được giới thiệu trên làn sóng phát thanh, thì đều thu hút được sự yêu thích đặc biệt của thính giả và thành công ngoài sự mong đợi của những người sáng tác ra chúng.
“Chiều Moskva” là một trong những ca khúc được đề nghị phát thanh nhiều nhất theo thư yêu cầu của thính giả Liên Xô. Kể từ năm 1964, giai điệu của nó được lấy làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Tin tức và Âm nhạc Mayak (Hải đăng) ở Liên Xô.
Ngay năm 1957, “Chiều Moskva” đã bất ngờ giật giải trong một cuộc thi ca khúc quốc tế và giành giải nhất tại Festival Thanh niên và Sinh viên Thế giới tổ chức tại Moskva. “Chiều Moskva” đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới, được đặc biệt ưa thích ở Trung Quốc. Thậm chí vào những năm đỉnh cao của “Chiến tranh Lạnh” nghệ sĩ piano nổi tiếng người Mỹ Van Cliburn từng trình diễn “Chiều Moskva” nhiều lần…
Và năm 2004, ca sĩ người Bỉ Helmut Lotti đã gây ấn tượng với thế giới khi anh trình diễn bản tiếng Anh của ca khúc kinh điển này, dưới tựa đề “Moscow Nights”, trong album From Russia With Love.
AI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐÃ DỊCH CHÚNG RA TIẾNG VIỆT?
Từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, “Chiều Moskva” đã đến với công chúng Việt Nam và cũng mau chóng chinh phục trái tim người yêu nhạc, với các tên gọi khác nhau: “Chiều Moskva”, “Chiều ngoại ô Moskva”, “Chiều ngoại thành Moskva”…
Có nhiều bản dịch tiếng Việt của ca khúc, trong đó, bản sau đây được coi là Việt hóa hoàn hảo nhất, hợp với giai điệu một cách không thể ngọt ngào hơn:
“Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Video đang HOT
Rừng cây chim muông lắng xuống canh thâu
Hỡi em thấu chăng tình, trong lòng bao trìu mến
Moskva bên chiều vắng thanh bình…”
Khi về tới Việt Nam “Chiều Moskva” đã trở thành bài hát Nga “đi cùng năm tháng” cùng với những tình khúc nổi tiếng khác như “Kachiusa”, “Triệu bông hồng”, “Kalinka”, … “Chiều Moskva” đã gắn bó với tên tuổi các ca sĩ như: Trung Kiên, Quang Thọ, Quang Huy…
Theo tác giả Đỗ Trọng Nga: Đã nửa thế kỷ qua, tên người dịch bản tiếng Việt của “Chiều Moskva” là một bí ẩn và bản dịch, dù được rất nhiều người thuộc lòng, cho đến nay vẫn bị coi là “khuyết danh”.
Đáng tiếc là, ngay cả Từ điển mở Wikipedia tiếng Việt (thời điểm trước khi ông Vương Thịnh qua đời – 10/7/2010) trong phần giới thiệu về tình khúc “Chiều Moskva” cũng mở ngoặc phần Lời Việt là “Người dịch khuyết danh”; còn phần lời Việt tình khúc “Đôi bờ” thì để trống phần dẫn nguồn.
Từng có nhiều ý kiến cho rằng ca sĩ, NSND Trung Kiên là tác giả phần lời tiếng Việt, song chính ông phủ nhận. Dịch giả Dương Tường thì đoán đó có thể là Ngô Vĩnh Viễn (1924-1994) – người có mặt tại Festival Thanh niên và Sinh viên Thế giới tổ chức tại Moskva năm 1957. Ông Viễn, bút danh Nguyễn Vĩnh, từng dịch một số tác phẩm văn học nổi tiếng của thế giới sang tiếng Việt, như Chuông nguyện hồn ai, Truyện ngắn O.Henry…
Tuy nhiên, ông Viễn đã mất nên cũng không có cách nào kiểm định lại phỏng đoán của dịch giả Dương Tường. Thêm nữa, cho dù ông có mặt tại Festival nhưng điều đó không chứng tỏ ông là tác giả của bản dịch hoàn hảo nhất. Chiều Moskva có nhiều bản tiếng Việt khác nhau, không chỉ của các nhạc sĩ mà còn của các lưu học sinh hay những người từng công tác bên Nga.
TÁC GIẢ LỜI VIỆT ĐÃ QUA ĐỜI NĂM 2010…
Ông Vương Thịnh – dịch giả lời Việt đầu tiên của các tình khúc Nga nổi tiếng Chiều Moskva và Đôi bờ đã trút hơi thở cuối cùng hồi 15 giờ ngày 10/7/2010 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội. Lễ viếng ông được tổ chức trang trọng từ 14 giờ ngày 13/7/2010, tại Nhà Tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Giờ đây, không chỉ “Chiều Moskva” mà “Đôi bờ” đều đã trở thành những bản tình ca Nga ngọt ngào luôn chinh phục, ngự trị tâm hồn những người Việt Nam đã từng đến Nga và cả những ai yêu nhạc nhưng chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất đầy tuyết trắng ấy. Nhiều người đã thuộc lòng lời Việt:
Dòng sông nước nhẹ trôi xuôi về phía chân trời
Màn đêm lung linh sáng ánh trăng soi
Vời vợi xa thoáng đưa lời đây bài ca đầm ấm
Moskva chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời …
*
Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời, em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…
Nhưng còn rất ít người yêu nhạc nước ta biết điều này: người đầu tiên dịch “Chiều Moskva” ra tiếng Việt là ông Vương Thịnh, nguyên Phó Trưởng Ban Đối ngoại (nay là Hệ Phát thanh Đối ngoại) của Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Văn hóa – Thông tin.
Sinh năm 1934 tại Bắc Giang, ông Vương Thịnh từng là một cựu chiến binh của Đại đoàn 308 từ năm 1949. Những năm 1951-1954, ông là Học viên Thiếu sinh quân tại Trung Quốc. Ông cũng là một trong hàng trăm học viên Việt Nam được học lớp Nga ngữ đầu tiên ở Moskva những năm 1954 – 1956.
Những năm 1957 – 1960 và 1969 – 1971, ông Vương Thịnh được Nhà nước ta cử sang Liên Xô, công tác tại Ban Tiếng Việt của Đài Phát thanh Moskva, làm Biên tập và Phát thanh viên tiếng Việt. Đó cũng là thời gian 2 tình khúc nêu trên đang “sốt” trên làn sóng của đài này…
Do có năng khiếu thơ ca (ông Vương Thịnh đã cho xuất bản tập thơ Một thoáng trong đời, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1997) và yêu thích âm nhạc từ nhỏ, nên khi được cử sang Liên Xô công tác, ông Vương Thịnh đã tự dịch ca khúc “Chiều Moskva” đang nổi tiếng hồi đó ra tiếng Việt. Sau đó, ông còn cộng tác với Cao Thụy (sau là Đạo diễn điện ảnh) dịch tiếp ca khúc “Đôi bờ”.
Đại tá Vương Hồng Trường (ĐT: 0915 185 692) và những người anh em ông Vương Thịnh cho biết: Đầu thập kỷ 60, sau khi từ Liên Xô trở về nước, cùng gia đình sống ở Khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam tại số 5 Trần Phú, Hà Nội; hai ca khúc trên đã được ông Vương Thịnh cho in thành tờ gấp khổ nhỏ, phát hành hàng ngàn bản ở miền Bắc. “Chiều Moskva” và “Đôi bờ” đã nhanh chóng được người yêu âm nhạc Việt Nam đón nhận.
Sau ngày nghỉ hưu, ông Vương Thịnh cùng vợ là bà Trương Thị Ký (nguyên là cán bộ kỹ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam, về sống những năm cuối đời ở số nhà 49, phố Nguyên Hồng, Hà Nội.
Ngay sau khi Nhà báo Vương Thịnh qua đời ngày 10/7/2010, tôi đã cho công bố tư liệu nội dung nêu trên qua báo “Thể thao và Văn hóa” của TTXVN và Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam – VOV kèm theo dòng tin buồn: Ông Vương Thịnh – dịch giả lời Việt đầu tiên của các tình khúc Nga nổi tiếng “Chiều Moskva” và “Đôi bờ” đã trút hơi thở cuối cùng hồi 15 giờ ngày 10/7/2010 tại Bệnh viện Hữu Nghị. Lễ viếng ông sẽ được tổ chức trang trọng từ 14 giờ ngày 13/7/2010, tại Nhà Tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Mới đó, mà gần 10 năm đã trôi qua…
Ca sĩ Việt mờ nhạt bỗng nổi tiếng tại Thái Lan, Trung Quốc
"Dễ đến dễ đi" được nhiều ngôi sao Thái Lan, Trung Quốc yêu thích. Bài hát do Quang Hùng thể hiện và phát hành tháng 10/2020.
Sina đưa tin ngày 17/6, Cúc Tịnh Y và Hầu Minh Hạo đã biểu diễn ca khúc Dễ đến dễ đi bằng lời Trung trong một sự kiện. Thời gian qua, bài hát do Lê Quang Hùng sáng tác nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo Sina , hàng triệu khán giả đã lồng ghép bài hát vào các video trên mạng xã hội Douyin.
Sự nổi tiếng của Dễ đến dễ đi khá đặc biệt. Bài hát được chú ý ở thị trường nước ngoài nhiều hơn trong nước. Cũng bởi nổi tiếng ở Thái Lan, Trung Quốc, Dễ đến dễ đi mới dần thu hút sự quan tâm của truyền thông và khán giả trong nước.
Bài hát trở thành hiện tượng mạng tại Trung Quốc, Thái Lan
Dễ đến dễ đi do Lê Quang Hùng (nghệ danh Quang Hùng MasterD) sáng tác và phát hành vào tháng 10/2020. Quang Hùng MasterD cũng là người thể hiện ca khúc. Chất giọng, kỹ thuật của Quang Hùng chưa tốt nhưng lối xử lý khá lạ. Bài hát cũng có đoạn điệp khúc bắt tai. ViruSs trong video reaction Dễ đến dễ đi nhận xét bài hát có flow, melody dễ viral.
"Bài này nổi tiếng do phần điệp khúc rất hợp gu bên Thái. Nếu Quang Hùng thông minh hãy làm nhạc kiểu khán giả Thái thích vì bạn ấy đã có lượng fan riêng ở đó. Chỉ cần chú ý phần phối và chỉnh lại master", ViruSs nhận xét.
Ban đầu Dễ đến dễ đi không được biết tới. Từ tháng 2, bài hát bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội Thái Lan. Không chỉ cộng đồng mạng mà nhiều người nổi tiếng nước này cũng yêu thích bài hát, sau đó quay video chèn giai điệu hoặc nhái theo Dễ đến dễ đi .
Bài hát của Quang Hùng được nhiều ngôi sao Thái Lan yêu thích. Ảnh: NVCC.
Thời điểm đó, Dễ đến dễ đi được sử dụng trong hơn 400.000 video tại Thái Lan, trong số đó có sản phẩm của nam ca sĩ Cee Siwat, Lotte Thakorn, ca sĩ kiêm diễn viên Mook Worranit, Thanapon Aiemkumchai - thành viên nhóm Superboy.
Mook Worranit - ngôi sao nổi tiếng sinh năm 1996 - thậm chí lên Twitter hỏi fan về việc học tiếng Việt vì cô muốn hát theo Dễ đến dễ đi .
Sau đó, Dễ đến dễ đi dần nổi tiếng ở nhiều nước khác như Lào, Campuchia và hiện tại là Trung Quốc. Trước khi được Cúc Tịnh Y và Hầu Minh Hạo thể hiện, ca khúc thường xuyên xuất hiện trong livestream của Lưu Vũ Ninh.
Nhiều lần, nam diễn viên bật bản gốc và khen ngợi bài hát. Lưu Vũ Ninh là cái tên hot gần đây ở Trung Quốc. Sau khi nổi lên nhờ những bản cover, anh tham gia phim Trường Ca Hành cùng Địch Lệ Nhiệt Ba, Ngô Lỗi, Triệu Lộ Tư và được khán giả yêu thích với vai Hạo Đô.
MV của Dễ đến dễ đi hiện đạt 44 triệu lượt xem. Phần lớn bình luận phía dưới bằng tiếng Thái, Trung,... Nhiều khán giả cho biết đến từ Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và khen ngợi Dễ đến dễ đi là bài hát hay, khiến họ yêu thích, nghe mỗi ngày.
Sự nghiệp im ắng trước khi đổi đời nhờ một ca khúc
Quang Hùng MasterD sinh năm 1997, yêu thích âm nhạc từ nhỏ. Nam ca sĩ cho biết từ năm lớp 7 đã học làm DJ và muốn trở thành ca sĩ chuyện nghiệp. Năm 2015, anh được biết đến như một hiện tượng mạng thông qua bản cover mashup 30 bài hát gồm Buông đôi tay nhau ra, Dối lừa, Vợ người ta, Vâng anh đi đi, Hai cô tiên ...
Âm nhạc của Quang Hùng hầu hết là ballad, giai điệu dễ nghe, dễ thuộc nhưng chưa đột phá, khác biệt. Ngoài Dễ đến dễ đi , Quang Hùng MasterD cũng là nhạc sĩ sáng tác một số bài hát như Vì yêu là nhớ (Han Sara), Em lỡ yêu sai anh (Jin Ju), Là bạn không thể yêu (Lou Hoàng). Trong đó, Là bạn không thể yêu nổi tiếng nhất với hơn 22 triệu lượt xem.
Quang Hùng hoạt động âm nhạc nhiều năm nhưng gần đây mới được chú ý.
Ở thời điểm tham gia The Debut năm 2018 do Hoàng Thùy Linh, Hương Tràm, Đức Phúc làm giám khảo, nam ca sĩ có những sáng tác mang màu sắc âm nhạc dân gian.
Khi biểu diễn ca khúc Lỗi lầm , Quang Hùng được Hoàng Thùy Linh nhận xét xử lý mượt mà các bài hát vừa có giai điệu hiện đại lại mang âm hưởng dân gian. Trong khi đó, Hương Tràm chia sẻ cô kỳ vọng nhiều hơn vào thí sinh.
"Tôi đã hy vọng giai điệu sẽ mới hơn, vì các bạn ở dàn nhạc sĩ tiên phong để định hướng giới trẻ. Tôi nghĩ định hướng của giới trẻ hiện giờ phải mới mẻ hơn", ý kiến của Hương Tràm trái chiều với Hoàng Thùy Linh và gây nên cuộc tranh luận giữa các giám khảo.
Sau The Debut, Quang Hùng vẫn phát hành các sản phẩm âm nhạc, bản cover hoặc vlog về cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, anh vẫn là gương mặt khá lạ ở thị trường âm nhạc và ít được khán giả chú ý. Nam ca sĩ thừa nhận bản thân thiếu may mắn trên con đường nghệ thuật.
Quang Hùng chỉ nổi tiếng sau khi Dễ đến dễ đi trở thành hiện tượng ở nhiều nước. Anh hiện có 146.000 người theo dõi trên trang cá nhân và 259.000 lượt theo dõi trên Instagram. Mỗi bài viết của anh đều nhận được lượt tương tác lớn, lên tới hàng chục nghìn like (thích).
Nói về Dễ đến dễ đi , Quang Hùng cho biết đây là bài hiếm hoi anh sáng tác có lời buồn nhưng tiết tấu bắt tai, giai điệu tươi tắn, không quá u sầu. Anh hy vọng khán giả yêu thích hình ảnh này và cuối cùng điều nam ca sĩ mong đợi cũng thành hiện thực.
Ngang ngược nhất Vpop: Tháng Năm ra mắt vào tháng 12/2020, phải tận 5 tháng sau đến đúng tháng 5 mới nổi, bản gốc bị lu mờ hẳn luôn! Soobin đặt tên ca khúc là Tháng Năm làm chi để mãi đến... tháng năm của năm sau, ca khúc mới trở nên nổi tiếng và được cả cõi mạng yêu thích? Không biết bạn còn nhớ không, hồi tháng 12/2020, Soobin thực sự đã cho ra mắt MV Tháng Năm với vai trò single cuối cùng trong E.P The Playah. Sau 2...