Ai là ‘cha đẻ’ của nút Like huyền thoại trên Facebook?
Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng hành trình ra đời của nút Like không hề suôn sẻ chút nào.
Nút Like có lẽ là một trong những tính năng đơn giản nhất của Facebook nhưng thực tế lại là một trong những tính năng quan trọng nhất. Đến nay, nút Like trên Facebook đã phát triển thành nhiều biến thể khác nhau được gọi chung là Reactions. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, ý tưởng về một nút đồng thuận trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh từng mất đến 2 năm để thai nghén.
Nút Like đến nay có thêm nhiều bạn đồng hành mới là bộ reactions.
Andrew Bosworth, Phó Chủ tịch mảng Quảng cáo và Trang tại Facebook, từng chia sẻ trên Quora rằng ý tưởng về một nút hình ngôi sao, dấu cộng hoặc ngón tay cái giơ lên lần đầu xuất hiện vào tháng 7 năm 2007, ba năm sau khi “TheFacebook” chính thức ra mắt vào năm 2004. Ban đầu, nút đồng thuận trên Facebook được đề xuất có tên là “awesome button” (tạm dịch: nút tuyệt vời). Vài tháng sau đó, ai đó đề xuất tên gọi “like” thay thế, nhưng theo Bosworth, ý kiến này không nhận được nhiều hưởng ứng.
Lúc bấy giờ, nhóm đứng đằng sau các tính năng News Feed tỏ ra hứng thú bởi một nút đồng thuận có thể giúp họ xếp hạng các bài đăng dựa trên sự phổ biến. Nhóm quảng cáo trong khi đó nghĩ rằng những nút tương tác như vậy có thể tăng tỷ lệ click trên quảng cáo. Thế nhưng vào tháng 11 năm 2007, khi ý tưởng về nút đồng thuận được trình lên Mark Zuckerberg, cha đẻ Facebook không quá hào hứng.
Video đang HOT
Anh lo ngại rằng tính năng mới có thể khiến tính năng chia sẻ hay bình luận lu mờ. Người dùng có thể sẽ chỉ click vào một nút bấm thay vì chia sẻ lại hay viết một nội dung gì đó. Sau buổi họp này, Bosworth cho biết, “quá trình phát triển tính năng về cơ bản đã bị dừng lại.”
Mãi đến tháng 12 năm 2008, Jonathan Piles, Jaren Morgenstern và Soleio tiếp tục hiện thực hóa ý tưởng nút Like mặc cho rất nhiều hoài nghi về khả năng nó được Mark Zuckerberg đồng ý. Một số người còn gọi đây là một “dự án bị nguyền rủa”. Dù vậy, một vũ khí bí mật đã được đưa ra bởi nhà khoa học dữ liệu Itamer Rosenn trong đó khẳng định một nút like sẽ không làm giảm lượng bình luận trong một bài đăng.
Thực tế, nó thậm chí còn giúp số bình luận tăng lên bởi nút like sẽ giúp đẩy mạnh điểm phổ biến của bài đăng trên News Feed, giúp bài đăng tiếp cận được với nhiều người hơn. Lo ngại của Mark bỗng dung trở thành một lo ngại… không có cơ sở.
Một vấn đề lớn hơn là FriendFeed, một trang tổng hợp xã hội đóng cửa vào tháng 5 năm 2015, lúc đó có ra mắt một tính năng “like” vào tháng 10 năm 2007. Cuối cùng thì vào ngày 9 tháng 2 năm 2009, “like” trên Facebook cũng chính thức được ra mắt.
Lần tới khi click vào nút like trên Facebook, bạn có thể sẽ nhớ đến câu chuyện thiếu chút nữa nó đã chẳng bao giờ xuất hiện trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Facebook xin lỗi vì dịch tên ông Tập Cận Bình sang từ thô tục
Facebook đã lên tiếng xin lỗi vì bản dịch thô lỗ tên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm một số nước Đông Nam Á. Ngày 17/1, Nhà lãnh đạo Trung Quốc và Cố vấn Nhà nước Myanmar - Aung San Suu Kyi đã ký hàng chục thỏa thuận bao gồm các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn do Bắc Kinh hậu thuẫn.
Thông tin về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tại Myanmar được đăng tải trên trang Facebook chính thức của bà Suu Kyi. Tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Anh, Facebook hiển thị nội dung "Dinner honors president s****ole".
"Không rõ vấn đề đã kéo dài bao lâu nhưng chức năng dịch của Google không mắc lỗi như Facebook", trang SCMP viết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
"Chúng tôi đã khắc phục sự cố liên quan đến bản dịch tiếng Myanmar sang tiếng Anh trên Facebook và đang nỗ lực xác định nguyên nhân để đảm bảo rằng điều đó không xảy ra lần nữa. Chúng tôi chân thành xin lỗi vì sự cố này", đại diện của Facebook tuyên bố.
Trung Quốc được xem là thị trường "béo bở" mà Facebook muốn thâm nhập. Theo Reuters, công ty đang thành lập một nhóm kỹ sư mới để tập trung đặc biệt vào việc kinh doanh quảng cáo tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Facebook đã đối mặt với nhiều vấn đề về dịch thuật từ tiếng Myanmar trong quá khứ. Năm 2018 Facebook tạm thời loại bỏ chức năng này sau khi Reuters có cuộc điều tra cho thấy mạng xã hội lớn nhất thế giới thất bại trong nỗ lực dịch tiếng Myanmar.
Theo Zing
Ứng viên tổng thống Mỹ chê bai CEO Facebook Joe Biden, ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ đã chỉ trích Facebook và CEO Mark Zuckerberg liên quan đến vấn nạn tin giả và bảo vệ dữ liệu người dùng. Trong cuộc phỏng vấn với New York Times, ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020 không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ cá nhân của ông về Facebook và CEO...