Ai không nên tiêm vắc-xin bạch hầu?
Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Khi có đủ số người được chủng ngừa bệnh bạch hầu, toàn bộ cộng đồng sẽ ít có khả năng mắc bệnh này.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Bạch hầu là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra, tạo thành các giả mạc bám vào niêm mạc họng, mũi khiến người bệnh khó nuốt và khó thở. Theo thời gian, các giả mạc này sẽ sản sinh độc tố gây ức chế hoạt động của gan, tim và các dây thần kinh.
Một số biến chứng của bạch hầu có thể kể đến như: viêm cơ tim, suy cơ hoành, viêm dây thần kinh, suy hô hấp cấp… có thể gây tử vong.
Bệnh dễ gây thành dịch, lây lan và có nhiều diễn biến phức tạp khi tồn tại trong cộng đồng. Bạch hầu lây từ người sang người khi: Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh; Chạm vào dịch bài tiết hoặc dùng chung các loại vật dụng cá nhân mà người bệnh đã sử dụng qua.
Tất cả những người chưa từng được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin bạch hầu đều có thể bị bệnh. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả vì có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong.
Có 4 loại vắc-xin bảo vệ chống bệnh bạch hầu bao gồm: vắc-xin DTaP (bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà); vắc-xin DT (bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu và uốn ván); vắc-xin Tdap (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi bị uốn ván, bạch hầu và ho gà) và vắc-xin Td (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn từ uốn ván và bạch hầu).
Ai cần tiêm vắc-xin bạch hầu?
Mọi người đều cần vắc-xin bạch hầu trong suốt cuộc đời của mình. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người cần được tiêm phòng đầy đủ các mũi ở giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đồng thời tiêm nhắc lại khi trưởng thành. Cụ thể:
Trẻ sơ sinh và trẻ em đến 6 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ được tiêm vắc-xin DTaP như một phần trong lịch trình tiêm vắc-xin thông thường (nằm trong chương trình tiêm chủng). Trẻ nhỏ cần 1 liều vắc-xin tại các thời điểm: 2 tháng; 3 tháng; 4 tháng (hoặc 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng); 15-18 tháng; 4-6 năm.
Video đang HOT
Trường hợp trẻ đã có một phản ứng nghiêm trọng với thành phần ho gà có trong vắc-xin DTaP, có thể được chủng ngừa bằng vắc-xin DT thay thế.
Thanh thiếu niên từ 7-18 tuổi: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap ở tuổi 11 hoặc 12 như một phần trong lịch tiêm vắc-xin thông thường.
Người lớn từ 19 tuổi trở lên: Người lớn cần tiêm 1 mũi vắc-xin Td sau mỗi 10 năm như một phần trong lịch trình tiêm chủng vắc-xin thông thường.
Phụ nữ mang thai: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap trong 3 tháng thứ 3 của mỗi thai kỳ.
Ai không nên tiêm vắc-xin bạch hầu?
Bạn không nên tiêm vắc-xin bạch hầu nếu bạn: Bị dị ứng đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin; đã có một phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà trong quá khứ.
Hãy chắc chắn nói với bác sĩ của bạn trước khi tiêm vắc-xin nếu bạn: Có cơn động kinh hoặc các vấn đề khác về hệ thần kinh; bị đau hoặc sưng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà; hoặc bị Hội chứng Guillain-Barré (một rối loạn hệ thống miễn dịch).
Nếu bạn bị bệnh, cần phải đợi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn để chủng ngừa bệnh bạch hầu.
Cùng lây qua hô hấp, bạch hầu khác Covid-19 như thế nào?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Trung ương cho biết, bệnh bạch hầu đang khiến nhiều người lo lắng, nhưng thực chất sự lo lắng đó đang là quá mức.
Bạch hầu khác Covid-19
Bệnh bạch hầu không phải là bệnh mới. Trước kia, dịch có lác đác và bệnh không phải là quá đột ngột vì các đợt dịch khác cũng có 1, 2 ca tử vong.
Thứ nhất, tốc độ lây lan, năm nay dịch bạch hầu khiến người dân lo lắng vì sau dịch Covid-19 nhiều người sợ bạch hầu sẽ lây như như Covid-19. Thực chất, bác sĩ Khanh cho biết sự lây lan của Covid-19 giống bạch hầu nhưng Covid-19 lây mạnh hơn nhiều vì sự phát tán của virus nhanh hơn vi khuẩn.
Thứ hai, bạch hầu tiêm chủng kháng độc tố, bạch hầu nếu có chỉ xuất hiện 1 đến 2 ca trong khu vực có người nhiễm bệnh.
Bạch hầu là trắng ở vùng hầu họng, vòm hầu họng. Khi đó hầu họng có các mảng trắng. Trước những năm 1980 chưa có tiêm chủng mở rộng thì dịch bạch hầu rất kinh khủng nhất là trẻ con bị nhiều. Vì thế, xưa có bút tích các bác sĩ đã phải học cách đâm bút chì vào thanh quản để em bé thở khi bị bạch hầu.
Mức độ lây và tử vong của bạch hầu cũng nguy hiểm vì vậy họ đặt vào 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên đã được đặt vào trong tiêm chủng mở rộng và phải tiêm phòng.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?
Sau một thời gian có tiêm chủng mở rộng thì số ca mắc bạch hầu giảm, dường như biến mất nên các bác sĩ trẻ có thể không có điều kiện để học. Vì không được thấy nên bác sĩ hay quên, không biết bệnh này - bác sĩ Khanh cho biết.
Hiện nay ở những vùng lõm tiêm chủng thì nguy cơ mắc rất cao. Bác sĩ Khanh cho rằng tiêm phòng bạch hầu không phải tiêm phòng vi khuẩn bạch hầu mà tiêm phòng để sinh ra kháng thể kháng lại ngoại độc tố của bạch hầu.
Nếu tiêm phòng rồi thì vùng bạch hầu sẽ không tiết được ngoại độc tố, không nhân lên vi khuẩn nhiều và không sinh sôi nảy nở, giảm khả năng truyền nhiễm.
Vì vậy, tăng số người tiêm phòng bạch hầu chính là ngừa bệnh. Nếu bạn sống ở khu vực có 10 đứa trẻ, 1 cháu bị bạch hầu dù tiêm phòng rồi thì có thể mắc vi khuẩn nhưng cũng không lây cho người khác.
Thứ ba, tử vong vì bệnh bạch hầu không do vi khuẩn trực tiếp. Nếu ở bệnh Covid-19, virus trực tiếp tấn công các cơ quan trong cơ thể. Bạch hầu do vi khuẩn gây ra nhưng bệnh nhân không chết vì vi khuẩn mà chết do giả mạc, độc tố từ giả mạc xâm nhập vào máu gây biến chứng.
Bạch hầu xuất hiện giả mạc, các giả mạc này tiết ngoại độc tố sinh sôi nảy nở làm hoại tử vùng hậu họng và tiết độc tố vào tim, thận, thần kinh gây viêm cơ tim. Những bệnh nhân bị độc tố xâm nhập vào tim khiến bệnh nhân đờ tim không đập và tử vong.
Một số bệnh nhân bạch hầu chữa khỏi nhưng khoảng 20 ngày sau độc tố đi vào viêm thần kinh. Bạch hầu gây viêm thần kinh ít nguy hiểm hơn vào tim.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Thứ tư, bệnh bạch hầu khác với Covid-19, chúng ta không tìm F0 mà chỉ cần khoanh vùng dịch sau đó cho uống thuốc kháng sinh. Bởi vì trong vùng có bệnh nhân bạch hầu sẽ có khả năng có người lành mang vi khuẩn.
Nếu không khoanh vùng, người lành này đi khắp nơi vẫn có khả năng lây cho người khác và gặp đối tượng không tiêm chủng hoặc kháng thể giảm, miễn dịch kém thì vi khuẩn bạch hầu xâm nhập tiếp tục tạo ra giả mạc và ngoại độc tố gây biến chứng và tử vong.
Khi thấy các ổ bạch hầu thì cần xem xét vi khuẩn này có gây giả mạc không, vi khuẩn này có gen tiết ra ngoại độc tố bạch hầu không. Xét về khía cạnh số ca bệnh bạch bầu không giống với Covid-19. Tầm soát bệnh bạch hầu sẽ có người lành mang trùng và không nên đếm cả ca người lành mang trùng, chỉ cần cho uống thuốc là đủ - bác sĩ Khanh cho biết.
Chú ý đau họng
Hiện nay, nếu người dân bỏ qua tiêm chủng thì chắc chắn dịch bạch hầu sẽ xảy ra nhất là ở các khu vực miền núi, Tây Nguyên. Vì vậy, cần tăng độ phủ tiêm chủng nhanh chóng.
Bạch hầu không giống các bệnh khác, có bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, đau họng sơ sơ không tự há miệng ra để tìm có mảng trắng không và người bệnh chỉ uống thuốc bớt đau. Khi đó, giả mạc âm thầm phóng độc tố vào tim gây bệnh.
BS Khanh cho rằng bạch hầu phát hiện sớm sẽ đơn giản hơn chỉ cần dùng huyết thanh kháng độc tố. Vì vậy, người dân cần thay đổi thói quen phát hiện sớm nếu đau họng, khàn tiếng, lở mũi ra máu cần đi khám.
Bác sĩ khám soi họng có giả mạc thì làm xét nghiệm sớm nếu bạch hầu điều trị sớm tránh biến chứng còn để biến chứng vào tim thì rất phức tạp và khó chữa.
Bệnh bạch hầu tái phát do "vùng lõm" tiêm chủng Ở Việt Nam, vaccine ngừa bệnh bạch hầu được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ em được tiêm chủng miễn phí từ lâu, tuy nhiên hiện vẫn chưa thể loại trừ bệnh bạch hầu. Bác sĩ tư vấn cho phụ huynh tiêm vaccine phòng ngừa bạch hầu cho trẻ Lỗ hổng tiêm chủng Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt...