ại học sẽ hạ chuẩn tuyển sinh?
Từ năm nay, các trường đại học (H) chính thức tự chủ hoàn toàn tuyển sinh. Cùng với đó, do dịch bệnh, nhiều trường phải thay đổi kế hoạch tuyển sinh.
Khoảng 10% trường tốp trên sẽ tự tổ chức thi Ảnh: Như Ý
Nhanh chóng thay đổi phương án tuyển sinh
Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý với phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, nhiều trường ĐH lập tức thay đổi kế hoạch tuyển sinh. ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực và hồ sơ thí sinh. Trường này sẽ kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh, gồm 2 bài thi bắt buộc Toán (90 phút) và Bài viết luận (60 phút); và bài tự chọn: Ngoại ngữ (60 phút), Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội (60 phút). Dự kiến tổ chức thi vào cuối tháng 7, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoại trừ bài luận thi viết, các bài thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy theo thang điểm 100. ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ tổ chức thi ở Hà Nội và phối hợp các trường ĐH ra đề thi, chấm thi và xét tuyển ĐH chính quy.
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, năm nay, trường sẽ tuyển sinh theo các phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ông Triệu cho rằng, các trường hoàn toàn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH mà vẫn đảm bảo chất lượng và sự công bằng.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM chốt 3 phương thức xét tuyển thẳng, xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, trường dành 30% chỉ tiêu để xét điểm thi tốt nghiệp THPT với tổ hợp ba môn thi từ 20 điểm trở lên.
10% trường tốp trên tổ chức thi
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS.TS Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói rằng, các trường ĐH đã có một thời gian dài để chuẩn bị cho kế hoạch tự chủ tuyển sinh. Năm nay kỳ thi có sự thay đổi, đáng lẽ việc tự chủ phải đến 2021; do tình hình dịch bệnh nên các trường phải thực hiện sớm hơn. Theo ông Ga, với thực tế năm nay, nếu tổ chức thi như những năm trước sẽ khó khăn, bị động. Vì vậy, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tốt nghiệp là phù hợp với yêu cầu thực tế. Vấn đề còn lại là các trường ĐH sử dụng kết quả này như thế nào để tuyển sinh.
Theo ông, phần lớn các trường ĐH có phương án xét học bạ từ những năm trước; năm nay, nếu xét kết quả học tập của thí sinh ở 5 học kỳ cộng với kết quả thi tốt nghiệp của thí sinh thì sẽ bao quát, đảm bảo sự công bằng. Đối với những ngành có tính cạnh tranh cao như y, dược, công nghệ thông tin…, các trường có thể sơ tuyển bằng kết quả học ở bậc phổ thông. Nếu đầu vào xấp xỉ chỉ tiêu tuyển sinh của trường thì có thể tuyển sinh luôn; nếu lượng thí sinh quá lớn thì cần có bài kiểm tra để phân loại.
Trước câu hỏi liệu các trường ĐH có phải hạ chuẩn để phù hợp với thực tế năm nay, GS Ga cho rằng, năng lực học sinh được tích lũy qua 12 năm học, chứ không phải chỉ một học kỳ lớp 12. Tuy nhiên, do chương trình học kỳ II lớp 12 được giảm tải nên với lứa thí sinh này khi vào ĐH, các trường cần lưu ý bổ sung kiến thức phổ thông ban đầu. “Thực tế, tôi cho rằng, không có gì đáng lo ngại về chất lượng đầu vào của thí sinh. Điều tôi quan tâm nhất là đảm bảo tính công bằng đối với những ngành, những trường có tính cạnh tranh cao. Đây là lý do cần phải tổ chức đợt thi riêng với những trường này, ngành này”, ông nói.
GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết, tuyển sinh ĐH là để phân loại thí sinh có đủ năng lực theo học ở bậc học này hay không, nên kỳ thi tuyển sinh ĐH có ý nghĩa hết sức quan trọng với các trường ĐH. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chất lượng đầu vào là một tham số quan trọng đầu tiên. GS Đức cho rằng, nếu chúng ta tuyển sinh ĐH quá dễ sẽ ảnh hưởng chất lượng đào tạo ở bậc học này. Do đó, muốn tuyển sinh ĐH có chất lượng, phải có kỳ thi hay bài thi để đánh giá chuẩn kiến thức và năng lực trên toàn quốc. Sau đó, các trường trên cơ sở tự chủ của mình có thể có thêm các yêu cầu khác với thí sinh, tùy từng ngành.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hiện có khoảng 10% số trường tốp trên tự tổ chức thi, trừ các trường quân đội, công an và trường y; còn lại vẫn lấy theo kết quả kỳ thi này để xét tuyển và khoảng 25% số trường sẽ xét học bạ. Trước băn khoăn liệu như vậy có dẫn đến tình trạng giống như nhiều năm trước đây “loạn” các kỳ thi tuyển sinh, Phó Thủ tướng khẳng định sẽ không có chuyện đó. Không phải tất cả các trường đều tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng; chỉ một số trường tốp đầu tổ chức thi. Các trường tốp giữa có thể liên kết với các trường tốp trên để lấy kết quả tuyển sinh. Điều này hoàn toàn đúng theo xu thế đổi mới tự chủ ĐH.
“Vừa rồi, đã kiểm định, phân thành các nhóm trường, xếp hạng, uy tín trong xã hội của các trường đại học được ước lượng. Có những trường, kể cả xét học bạ cũng không ai đăng ký. Các trường H có thể tuyển sinh thành nhiều đợt trong năm. Tuyển sinh không nhất thiết chỉ bằng điểm thi mà những em có năng khiếu đặc biệt cũng có thể nhận được”.
Phó Thủ tướng Vũ ức am
NGHIÊM HUÊ
Tự chủ tuyển sinh ĐH 2020: Băn khoăn đo lường chất lượng
Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý phương án tổ chức thi THPT năm 2020 do Bộ GDĐT trình, nhiều trường ĐH đã có thông tin về phương thức tuyển sinh.
Dẫu thế, theo phân tích từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu các trường ĐH chuyển sang xét tuyển riêng, mỗi trường sẽ có phương thức tổ chức và đề thi riêng, sẽ rất khó đo lường chất lượng đầu vào.
Kết quả thi THPT vẫn là một kênh để lựa chọn. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Các trường lo phương án tuyển sinh riêng
Cụ thể, ngay trong tối ngày 22/4 Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH Quốc gia Hà Nội đã họp bàn và công bố chính thức về phương án tuyển sinh ĐH năm 2020. Theo đó, 3 phương án tuyển sinh 2020 của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm: Xét tuyển thẳng các đối tượng đáp ứng tiêu chí quy định của Bộ GDĐT và ĐH Quốc gia Hà Nội; Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội; Xét tuyển hồ sơ thí sinh.
Bài thi của ĐH Quốc gia Hà Nội kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh gồm: Toán (90 phút); Bài viết luận (60 phút); Ngoại ngữ (60 phút) và KHTN hoặc KHXH (60 phút). Thời gian dự kiến tổ chức thi vào cuối tháng 7/2020. Ngoại trừ bài luận thi viết, các bài thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy theo thang điểm 100. Các đơn vị đào tạo thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng kết quả 3 hoặc 4 hợp phần thi để xét tuyển vào các ngành đào tạo.
Được biết, năm 2020 ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 10.320 chỉ tiêu với 131 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 14 ngành đào tạo mới. Nhiều ngành học mới được thiết kế phục vụ đào tạo nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng chuyển đổi số và các vấn đề mới như: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học; Khoa học và Công nghệ thực phẩm; Công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường; Marketing, Nhật Bản học, Điều dưỡng, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học...
Trong khi đó, theo ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, dự kiến chiều thứ 6 ngày 24/4, Hội đồng hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe sẽ họp trực tuyến để bàn về phương án tuyển sinh, trong đó có phương án tổ chức một kỳ thi chung. Cuộc họp này do GS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe kết nối. Tất cả những trường đào tạo khối ngành sức khỏe đều có danh sách được mời tham gia.
Ông Xuân cũng bày tỏ mong muốn của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là các trường khối ngành sức khỏe sẽ tổ chức một kỳ thi chung. Việc thi này được tổ chức ở nhiều cụm khác nhau và các trường lấy điểm để xét tuyển giống như trước đây từng làm với các kỳ thi do Bộ GDĐT chủ trì. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng trước, sau đó tham gia dự thi và xét tuyển. Còn trong trường hợp kỳ thi chung không được tổ chức, Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch hiện đang làm phần mềm tích hợp để tính phương án tuyển sinh.
Kết quả thi THPT vẫn là một kênh để lựa chọn
Chia sẻ với báo chí, TS Nguyễn Hải Ninh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Y dược Hải Phòng cho biết, đến thời điểm này, trường chưa thể đưa ra quyết định chính thức cuối cùng về phương án tuyển sinh năm 2020. Trong tuần này, ĐH Y dược Hải Phòng cùng các trường ĐH khác khối ngành sức khỏe sẽ cùng ngồi lại để thống nhất phương án tuyển sinh ra sao. Nếu làm đơn phương sẽ không có hiệu quả, nên cần sự liên kết giữa các trường trong cùng ngành.
Cũng theo TS Nguyễn Hải Ninh, trường ĐH Y dược Hải Phòng cũng đang xem xét đến phương án vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển. Bởi cho dù đề thi năm nay có thể giảm độ khó, nhưng nếu vẫn đảm bảo khó ở mức tương đối, có tính phân loại sinh viên khá giỏi, thì trường vẫn có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển. Nếu các trường ĐH chuyển sang xét tuyển riêng, mỗi trường sẽ có phương thức tổ chức và đề thi riêng, sẽ rất khó đo lường chất lượng, độ khó đề thi. Trong khi các thí sinh đã ôn luyện theo phương án thi THPT quốc gia, như vậy các em sẽ lúng túng khi xoay chuyển.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng vừa thông báo không thi riêng như dự tính mà sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển ĐH chính quy. Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, dù có nhiều biến động khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT nhưng trường vẫn cố gắng giữ ổn định đến mức cao nhất về phương thức tuyển sinh để thí sinh yên tâm học và thi. Trong ngày 23/4, trường tổ chức thông báo trực tuyến về kế hoạch xét tuyển cụ thể đến thí sinh và phụ huynh.
Ông Triệu cho rằng, các trường hoàn toàn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH. Kết quả điểm của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó vẫn đảm bảo chất lượng và sự công bằng. Việc các trường tổ chức thi riêng không giải quyết được nhiều vấn đề.
Dung Hòa
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh Trường bỏ hoàn toàn chỉ tiêu tuyển sinh hệ cao đẳng, tăng cường tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia 2020. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM vừa điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh năm 2020. Trước đó trường công bố sẽ tuyển 300 chỉ tiêu hệ cao đẳng nhưng nay dừng đào tạo hệ này. Theo đó năm 2020, trường...