Ai đứng sau dự án điện gió 7.700 tỷ ở Đắk Lắk?
Cụm dự án nhà máy điện gió AMI AC Đắk Lắk có công suất 202,5 MW với tổng vốn đầu tư hơn 7.700 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Ngày 27/7, UBND tỉnh Đắk Lắk có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung cụm dự án nhà máy điện gió AMI AC Đắk Lắk tại huyện Cư M’gar vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 7.700 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV AMI AC Renewables Đắk Lắk đề xuất triển khai.
Theo đó, cụm dự án nhà máy điện gió AMI AC Đắk Lắk, công suất 202,5 MW tại huyện Cư M’gar gồm: Nhà máy AMI AC Đắk Lắk 1 quy mô 22 tuabin, tổng công suất 99 MW, sản lượng điện dự kiến hơn 326 triệu kWh, vốn đầu tư 3.758 tỷ đồng; Nhà máy AMI AC Đắk Lắk 2 có 23 tuabin, công suất 103,5 MW, sản lượng điện 341 triệu kWh, vốn đầu tư gần 3.985 tỷ đồng.
Diện tích sử dụng đất 130ha tại các xã: Ea H’ding, Ea Kpam, Ea Tul, Ea Tar và Cư Dliê Mnông. Cụm dự án dự kiến đi vào vận hành vào tháng 2/2022, được đấu nối vào đường dây 220 kV Krông Búk – Thủy điện Sêrêpốk 4.
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Công ty TNHH MTV AMI AC Renewables Đắk Lắk được thành lập tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk vào 12/2018 với vốn điều lệ vỏn vẹn 10 tỷ đồng, là công ty con 100% vốn của CTCP Đầu tư Năng Lượng Mới. Tổng Giám đốc kiêm Đại diện pháp luật là ông Bùi Văn Sơn (SN 1962).
Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)
Video đang HOT
CTCP Đầu tư Năng lượng mới (New Energy Investments – viết tắt: NEI) – nay là CTCP AMI AC Renewables vào tháng 11/2017.
Vốn điều lệ ban đầu của NEI là 46 tỷ đồng, trong đó CTCP AMI Renewables nắm giữ 12% cổ phần, ông Dương Đình Tích nắm giữ 0,022% cổ phần và bà Phan Cẩm Ly nắm giữ 87,978% cổ phần.
Tháng 2/2018, NEI tăng vốn lên gấp đôi, trong đó ghi nhận sự tham gia của cổ đông ngoại là AC Energy Vietnam Investments Pte. Ltd (AC Energy) với tỷ lệ sở hữu 50% vốn điều lệ.
Không lâu sau đó, nhóm cổ đông nội cũng có nhiều biến động với sự thoái lui của bà Phan Cẩm Ly.
Tới cuối năm 2018, NEI đổi tên thành CTCP AMI AC Renewables, đồng thời nâng vốn điều lệ lên 440 tỷ đồng, trong đó AC Energy nắm giữ 89,5% vốn. Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Nam Thắng.
Cũng trong năm 2018, Tập đoàn Ayala (trụ sở tại Philippines) đã tham gia liên doanh cùng AMI Renewables với tỷ lệ góp vốn 50:50 để đầu tư vào công ty New Energy Investments Corporation (New Energy Investments) qua đó sở hữu AMI Energy Khanh Hoa Joint Stock Company – chủ dự án điện mặt trời 50 MW tại tỉnh Khánh Hòa; BMT Renewable Energy Joint Stock Company (BMT Dak Lak) – chủ dự án điện mặt trời 30 MW tại Đắk Lắk; B&T Winfarm Joint Stock Company (B&T Quảng Bình) – chủ trang trại điện gió 200 MW tại tỉnh Quảng Bình.
Về phần mình, ông Nguyễn Nam Thắng hiện còn là người đại diện pháp luật cho một số doanh nghiệp như CTCP Điện gió BT 1, CTCP Điện gió BT 2, CTCP Năng lượng AMI Khánh Hòa, CTCP Đầu tư năng lượng AMI, CTCP AMI Renewables, CTCP Đầu tư và Thương mại Amigos, CTCP Năng lượng AMI Holdings…
Hiện nay, trên địa ban tinh Đắk Lắk co 1 dư án Trang trai phong điện Tây Nguyên giai đoan 1, công suất 28,8MW do CTCP Giải pháp Năng lương Gio HBRE lam Chu đầu tư đa xây dưng xong 12/12 tuabin gio, đưa vao vận hanh phát điện thương mai 05/12 tuabin gio từ tháng 9/2019 với công suất 12MW, dư kiên đên tháng 9/2020 phát điện 7/12 tubin con lai.
Đối với các dư án xin bô sung quy hoach, ngay 25/6/2020, Thu tướng Chính phu đa co Văn bản số 795/TTg-CN vê việc bô sung danh mục các dư án điện gio va lưới điện đấu nối vao Quy hoach phát triên điện VII điêu chinh. Trong đo, co 06 dư án điện gio trên địa ban tinh Đăk Lăk đươc bô sung vao quy hoach với tông công suất dư kiên 657 MW, cụ thê: Dư án Nha máy điện gio Ea H’leo 1,2, công suất 57MW; Dư án nha máy điện gio Ea Nam, công suất 400MW; Dư án nha máy điện gio Cư Né 1, công suất 50MW; Dư án nha máy điện gio Cư Né 2, công suất 50MW; Dư án nha máy điện gio Krông Búk 1, công suất 50MW; Dư án nha máy điện gio Krông Búk 2, công suất 50MW.
Thống kê đến nay, UBND tinh Đăk Lăk đa trinh Thu tướng Chính phu, Bộ Công Thương xem xét bô sung quy hoach phát triên điện lưc gồm 41 dư án điện gio, với tông công suất 3.700 MW cua 27 nha đầu tư đê xuất.
Điện Gia Lai (GEG) dự kiến huy động 509,7 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu
CTCP Điện Gia Lai (Mã chứng khoán: GEG - sàn HOSE) thông báo phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến chào bán 50.972.919 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 4:1 với giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/CP, thời gian dự kiến thực hiện là trong năm 2020 và quý I/2021 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Nếu việc phát hành thành công, doanh nghiệp dự kiến sẽ thu được 509,7 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ dùng số vốn này cho việc đầu tư hoặc góp vốn đầu tư vào các công ty con triển khai các dự án năng lượng tái tạo, và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ dùng 249,75 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Năng lượng VPL để đầu tư dự án điện gió V.P.L với công suất 30 MW, tỷ lệ sở hữu của GEG tại doanh nghiệp là 99,9% vốn điều lệ; góp 148,98 tỷ đồng vào CTCP Thủy điện Gia Lai, hiện tại tỷ lệ sở hữu của GEG là 58,14% vốn điều lệ; góp 46,98 tỷ đồng vào CTCP Nhà máy Điện Mặt trời Trúc Sơn để đầu tư các dự án điện mặt trời mái nhà 1MWp (5 dự án), hiện tại tỷ lệ sở hữu của GEG là 99,96% vốn điều lệ; góp 46,97 tỷ đồng vào CTCP điện TTC Đức Huệ - Long An để đầu tư các dự án điện mặt trời mái nhà 1MWp (5 dự án), hiện tại tỷ lệ sở hữu của GEG tại doanh nghiệp là 99,94% vốn điều lệ; và bổ sung vốn lưu động 17,05 tỷ đồng.
Trong Đại hội đồng cổ đông năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch với tổng doanh thu 1.530,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 29,2% và 5,3% so với mức thực hiện năm 2019. GEG đặt kế hoạch trọng tâm từ năm 2020 - 2025 sẽ nâng tổng sản lượng điện từ 692 triệu kWh lên 3.026 triệu kWh, tăng 337%; trong đó duy trì thuỷ điện, tăng tỷ trọng điện mặt trời và điện gió.
Điểm đáng lưu ý, kể từ 1/7/2020, các dự án điện mặt trời ở Việt Nam đã có sự điều chỉnh giảm đáng kể so với giai đoạn trước.
Cụ thể, giá mua điện với dự án điện mặt trời nổi là 1.783 đồng/kWh, tương đương 7,69 UScent/kWh; giá mua điện dự án điện mặt trời mặt đất là 1.644 đồng/kWh, tương đương 7,09 UScent/kWh; giá mua điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 UScent/kWh (giá mua điện trước đây 9,35 cent/kWh).
Mức giá này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Như vậy, các dự án điện mặt trời phát triển mạnh giai đoạn 2020 - 2025 không bán được giá cao như giai đoạn đầu khi nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng sạch.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/07/2020, cổ phiếu GEG đóng cửa giá tham chiếu là 20.000 đồng/CP.
Licogi 16 (LCG): Năm 2020 sẽ ghi nhận lợi nhuận từ dự án Solar Farm Nhơn Hải, tập trung nguồn lực vào ngành điện Từ năm 2018 đến nay đã có hơn 6.000MW điện mặt trời hoà lưới điện Quốc gia. Có thể nói, đầu tư điện mặt trời mang lại hiệu quả đầu tư khá cao, thời gian xây dựng nhanh (thường là 6 tháng), được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và người dân, thời gian hoàn vốn dưới 10 năm. Trong bối...