Ai đó vừa trả 1,3 triệu USD mua cục đá NFT
Bức tranh số NFT vẽ một cục đá vừa được bán với giá 1,3 triệu USD, vào hôm 23/8.
Theo CNBC, bức tranh số vẽ một cục đá nằm trong bộ sưu tập EtherRock vừa được bán với giá 400 Ether, tương đương 1,3 triệu USD. EtherRock bao gồm 100 cục đá, có mặt từ năm 2017. Chúng là một trong những dự án NFT lâu đời nhất hiện nay.
Bộ sưu tập EtherRock.
Vậy những “ cục đá NFT” này có tác dụng gì? Theo website EtherRock, chúng chẳng có mục đích nào cả ngoại trừ có thể đem ra mua bán, mang đến “cảm giác tự hào khi trở thành chủ nhân của 1 trong 100 viên đá”.Đúng như tên gọi của mình, EtherRock là ảnh định dạng JPEG về một hòn đá hoạt hình, được tạo ra và bán trên blockchain ethereum. Do chỉ có 100 viên đá, sự “quý hiếm” là một phần khiến giá trị EtherRock tăng.
Sau vụ giao dịch nói trên, giá sàn của một EtherRock đã tăng lên 1,02 triệu USD. Hai ngày trước, cục đá rẻ nhất có giá 305.294 USD. Hai tuần trước, giá thấp nhất của nó là 97.716 USD.
Giá bán tăng phù hợp với xu hướng bùng nổ của NFT thời gian gần đây. NFT dùng token dựa trên blockchain để biểu thị quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số của một người. Chẳng hạn, gần đây vài người mua tranh số của những con vượn rồi thay ảnh đại diện Twitter để cho thấy họ là thành viên của Câu lạc bộ du thuyền Vượn nhàm chán.
Video đang HOT
Sau thời gian chững lại mùa xuân năm nay, thị trường NFT đã sôi động trở lại từ cuối tháng 6. Chợ NFT OpenSea vượt mốc 1 tỷ USD giao dịch hàng tháng vào tháng 8, tăng 286% so với tháng 7, theo dữ liệu của The Block. Thậm chí, Visa cũng tham gia cơn sốt NFT. Dịch vụ xử lý thanh toán thông báo đã chi 150.000 USD dưới dạng Ether để mua avatar NFT CryptoPunk.
Teen đổ xô kiếm tiền từ ‘cơn sốt’ tác phẩm NFT
Gen Z tìm được nhiều cách kiếm tiền sáng tạo và hậu hĩnh hơn nhiều so với làm việc vặt cho bố mẹ.
Teen đổ xô kiếm tiền từ 'cơn sốt' tác phẩm NFT
Gen Z tìm được nhiều cách kiếm tiền sáng tạo và hậu hĩnh hơn nhiều so với làm việc vặt cho bố mẹ.
Mùa thu năm ngoái, Randi Hipper quyết định dấn sâu vào không gian tiền điện tử. Sau khi nghe về NFT trên Twitter và các mạng xã hội khác, Hipper - khi đó là nữ sinh 17 tuổi của trường trung học Xaverian (Brooklyn, Mỹ) - bắt đầu phát hành các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của mình. Đó có thể là hình vẽ hoạt hình hay tranh tự họa.
Hipper lên ý tưởng rồi cộng tác với các nghệ sỹ khác, bao gồm một cậu bé tuổi teen tại Ấn Độ, người có biệt danh Ajay Toons. Họ bán các tác phẩm của mình trên chợ NFT Atomic Hub. NFT (non-fungible token) là một dạng vật phẩm ảo, xác thực bằng công nghệ blockchain. NFT là tài sản độc nhất vô nhị, không thể sao chép hay làm nhái. Người mua thanh toán bằng tiền điện tử như Ether hay Wax.
Tác phẩm NFT "his name is victor" của Victor Langlois.
Beeple, một nghệ sĩ kỹ thuật số 40 tuổi, gây chú ý mùa xuân năm trước khi bán được tác phẩm NFT với giá 69 triệu USD. Tuy nhiên, các chợ NFT như Atomic Hub, Nefty Blocks và OpenSea lại tràn ngập những tác giả trẻ tuổi, quảng bá tác phẩm trên mạng xã hội thay vì các công ty đấu giá hay triển lãm danh tiếng.
Theo Griffin Cock Foster, 26 tuổi, người sáng lập chợ NFT Nifty Gateway, trong thế giới NFT, bất kỳ ai cũng có thể đăng lên mạng, tự tiếp thị trên Twitter và xây dựng lượng người theo dõi ngay từ sớm. Nó giống với cách TikTok biến mọi người thành ngôi sao khi còn nhỏ tuổi vậy.
Vào tháng 6, Nifty Gateway tổ chức đấu giá các tác phẩm của jstngraphics (17 tuổi) và Solace (18 tuổi). Cả hai tác giả đều sáng tạo tác phẩm NFT chưa đầy một năm. Nhưng tác phẩm của họ đều đã bán hết với giá từ 1.000 USD tới 7.250 USD. Solace bắt đầu sáng tạo NFT từ một chiếc iPad đi mượn vì cậu còn không có cả máy tính ở nhà. Từ cuộc sống nghèo khó, NFT đã thay đổi cuộc đời Solace vĩnh viễn.
Jstngraphics và Solace vẫn được xem là "già" so với Benyamin Ahmed, cậu bé 12 tuổi sống tại London (Anh). Tháng trước, cậu vừa tung ra bộ sưu tập NFT có chủ đề "Weired Whales" (Những con cá mập kỳ quái), bao gồm 3.350 con cá mập đồ họa khác nhau. Bộ sưu tập cũng cháy hàng và mang về cho Ahmed hàng chục ngàn USD tiền ảo.
Những câu chuyện thành công ấn tượng đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ gia nhập "cơn sốt" NFT. Với vài người, nó là thú vui sau giờ học. Với người khác, nó là cánh cửa dẫn đến sự nghiệp nghệ sĩ hay doanh nhân tiền điện tử toàn thời gian.
Josh Kim, người sáng lập Cubby - chợ điện tử bán tác phẩm nghệ thuật của sinh viên - chuẩn bị giới thiệu NFT trong các tháng tới đây. Kim nói NFT sẽ thúc đẩy sứ mệnh giúp các tác giả trẻ đạt thành công về tài chính, hay ít nhất kiếm thêm tiền trong thời gian đi học của Cubby.
Thực tế, với một số teen, sáng tác NFT và các loại hình nghệ thuật kỹ thuật số khác đã trở thành công việc mùa hè, hơn là làm việc vặt cho bố mẹ. Chẳng hạn, một cậu bé 15 tuổi sống tại Brooklyn chuyên vẽ tranh cho người dùng của nền tảng livestream game Twitch.
Tác phẩm NFT "My Mama's Dream" của Fewo.
Nghệ sĩ NFT trẻ tuổi, thành công nhất phải kể đến Victor Langlois (Fewo), 18 tuổi. Các tác phẩm nghệ thuật của anh lấy cảm hứng từ tuổi thơ vất vả và những khó khăn khi chuyển giới. Mùa hè 2020, Fewo bắt đầu bán tác phẩm trên SuperRare và có lượng người hâm mộ riêng, trước khi thu hút sự chú ý của chuyên gia nghệ thuật kỹ thuật số Noah Davis. Sau đó, Davis tổ chức đấu giá các tác phẩm cả Fewo vào tháng 6, thu về 2,16 triệu USD, biến Fewo thành ngôi sao của giới nghệ thuật.
Với Hipper và những người như cô, Fewo là hình mẫu cho Gen Z. Dù chỉ kiếm được vài trăm USD cho tới nay vì còn phải trả tiền cho nghệ sỹ, Hipper không quá bận tâm vì mục đích hiện tại của cô là học hỏi. Cô muốn hoàn thiện kỹ năng, học cách tổ chức đấu giá, mở cửa hàng. "Tôi chỉ mới tốt nghiệp phổ thông. Kế hoạch của tôi là làm toàn thời gian trong không gian tiền điện tử", cô nói.
Từ Bitcoin đến Dogecoin đều hồi phục mạnh mẽ, thị trường tiền số lại vượt mức vốn hóa 2 nghìn tỷ USD Tổng giá trị thị trường tiền số đã tăng lên mức 2,06 nghìn tỷ USD vào ngày thứ 7 khi giá Bitcoin vọt lên trên 48.000 USD. Tờ Bloomberg đưa tin, tổng giá trị thị trường tiền số hiện đã tăng lên mức trên 2 nghìn tỷ USD khi Bitcoin tiếp tục tăng giá và những đồng tiền khác như Cardano, XRP và...