Ai đang làm thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo?
Ngày 24/12, các chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán ở Wall Street đều đã rớt thêm khoảng hơn 2% nữa, khiến có thể tháng 12/2018 sẽ là tháng cuối năm tệ hại nhất cho chứng khoán Mỹ kể từ năm 1931 tới nay.
Ngay trong ngày Lễ Giáng Sinh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng đổ lỗi cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) về tình trạng trên và gọi cơ quan này là “vấn đề duy nhất” đối với kinh tế Mỹ. “Vấn đề duy nhất mà nền kinh tế chúng ta đối mặt là Fed. Họ không hề có cảm nhận gì về thị trường. Fed giống như một tay golf mạnh mẽ nhưng không thể ghi điểm bởi vì cơ quan này không có cảm giác, không thể đánh bóng vào lỗ”, ông Trump viết trên Twitter.
Thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm nặng nề trong ngày 23 và 24/12
Thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu tháng 12/2018 tới nay đã bị chao đảo về sự lo ngại liên quan tới trì trệ của nền kinh tế thế giới, cuộc chiến mậu dịch có chiều hướng gia tăng với Trung Quốc và việc Fed tăng lãi suất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán Mỹ hai ngày qua đã bị chi phối bởi một vấn đề khác: đó là chứng khoán xuống giá ngay sau khi Tổng thống Trump gửi tweet ra chỉ trích Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell và ngân hàng trung ương, vốn có nhiệm vụ ấn định chính sách tiền tệ cho cả nước.
Được chính Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm vào tháng 11/2017 và chính thức nhậm chức hồi tháng 2/2018, nhưng Chủ tịch Fed bị Nhà Trắng tấn công. Tổng thống Trump không tán đồng quyết định siết lại chính sách tiền tệ của Fed, vì cho rằng tăng lãi suất chỉ đạo gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế và đầu tư. Hãng tin Bloomberg trích 4 nguồn tin thông thạo cho biết Tổng thống Mỹ đang chuẩn bị người thay tế ông Powell.
Cho đến nay ông Trump đã chỉ trích ông Powell một vài lần. Hồi tháng 8/2018, ông nói với Reuters rằng ông “không hào hứng lắm” với Chủ tịch Fed, người mà ông đề cử, và rằng Fed nên làm nhiều hơn nữa để giúp ông tạo cú hích cho nền kinh tế.
Ông Peter Conti-Brown, một sử gia tài chính tại trường Thương mại Wharton School of the University of Pennsylvania, nói rằng ông “chưa hề nhìn thấy sự tấn công trực diện và ào ạt như thế này”, ông gọi đây là “một thảm họa cho Fed, thảm họa cho tổng thống và thảm họa cho nền kinh tế Mỹ”.
Video đang HOT
Chủ tịch Fed, ông Powell
Các thành viên hội đồng quản trị Fed được tổng thống đề cử, nhưng từ trước đến nay họ thường có các quyết định độc lập với Nhà Trắng, nhằm có được chính sách không bị ảnh hưởng bởi chính trị.
Phố Wall đang theo dõi chặt chẽ những thông tin về việc ông Trump đã kín đáo bàn đến khả năng sa thải ông Powell khỏi vị trí Chủ tịch Fed. Hôm 22/12, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết ông Trump nói với ông rằng ông ấy “chưa bao giờ đề cập sa thải Powell”.
Tuy nhiên, chỉ tin đồn thôi là ông Trump có thể can thiệp rất sâu vào công việc của Fed đã khiến cho các thị trường tài chính vốn từ lâu hoạt động dựa trên mặc định rằng Fed hoạt động độc lập và không bị chi phối về chính trị lao đao.
Đạo luật về Cục Dự trữ Liên bang cho phép tổng thống sa thải các thành viên hội đồng quản trị Fed với lý do chính đáng. Lý do ở đây được hiểu là vi phạm đạo đức nghiêm trọng, phạm tội, không qua được kiểm tra bia rượi và chất kích thích… trong khi ông Powell không phạm bất cứ điều gì trong số này.
Th.Long
AFP
Phố Wall chứng kiến tuần giảm điểm thứ ba liên tiếp
Đi xuống trong hầu hết các phiên giao dịch kể từ đầu tuần và tiếp tục giảm mạnh phiên cuối tuần, chứng khoán Mỹ tiếp tục khép lại tuần giao dịch ảm đạm thứ ba liên tiếp.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 19/12/2018. Ảnh: THX/ TTXVN
Đáng chú ý, chỉ số Nasdaq Composite đã bước vào thị trường con gấu (biểu trưng của thị trường đang đà xuống dốc, cổ phiếu không ngừng rớt giá và nhà đầu tư tin rằng tình hình này sẽ tiếp diễn trong thời gian dài), trong bối cảnh những lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế đã khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi nhóm cổ phiếu thuộc các lĩnh vực có giá trị cao như công nghệ và dịch vụ truyền thông.
Ngay từ đầu tuần này (ngày 17/12), sắc đỏ đã phủ kín Phố Wall khi thị trường tập trung vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất lần thứ tư trong năm nay và những quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là sau một loạt số liệu kinh tế gây thất vọng từ Trung Quốc.
Điểm sáng duy nhất của thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần này là phiên 18/12, khi các chỉ số phục hồi nhẹ, bất chấp những lo ngại về khả năng Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần, bên cạnh những thận trọng về tiến trình tăng lãi suất của Fed.
Xu hướng giảm điểm tiếp tục quay trở lại trong phiên 19/12 và kéo dài tới hết tuần này, sau khi Fed kết thúc cuộc họp chính sách tháng 12 với quyết định nâng lãi suất và phát đi tín hiệu sẽ "ôn hòa mềm mỏng" hơn trong lộ trình tăng lãi suất năm tới.
Như dự kiến, Fed đã nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên biên độ từ 2,25% đến 2,5%. Tuy nhiên, Fed chỉ dự kiến trong năm tới sẽ có hai lần tăng lãi suất, giảm so với mức dự đoán ba lần đã đưa ra trước đó, do Fed hạ dự báo tăng trưởng và lạm phát của Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng nhìn vào tình hình hiện nay, thì phản ứng của thị trường đối với những quyết định của Fed có vẻ đi quá xa. Theo ông, nếu lạm phát vẫn duy trì ở mức thấp, Fed có thể sẽ không cần tăng lãi suất vào năm tới.
Bên cạnh đó, nguy cơ Chính phủ Mỹ đóng cửa tái hiện, nhân tố cũng tác động lên đồng USD, đã làm tệ thêm tâm lý lo ngại trên thị trường.
Chính phủ Mỹ đang đứng trước nguy cơ phải đóng một phần khi ngân sách dành cho nhiều cơ quan then chốt cạn kiệt vào cuối tuần này dường như tăng lên, trong khi Nhà Trắng và những quan chức hàng đầu của đảng Dân chủ hồi cuối tuần trước tranh cãi về yêu cầu ngân sách 5 tỷ USD mà Tổng thống Donald Trump đưa ra để xây dựng bức tường biên giới với Mexico.
Nếu chính phủ bị đóng cửa, cuộc đối đầu giữa Nhà Trắng và đảng Dân chủ sẽ biến thành một xung đột lớn đầu tiên giữa Quốc hội mới và Nhà Trắng vào tháng Một năm tới.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 21/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 414,23 điểm (tương đương 1,81%) xuống 22.445,37 điểm.
Chỉ số S&P 500 mất 50,84 điểm (tương đương 2,06%) còn 2.416,58 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 195,41 điểm (tương đương 2,99%) xuống 6.333 điểm.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số Dow Jones hạ 6,87%, S&P 500 giảm 7,05%, còn Nasdaq Composite mất 8,36%.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã giảm mạnh hơn trong giờ giao dịch cuối cùng của phiên này sau khi Cố vấn thương mại Nhà Trắng, Peter Navarro, cho biết Mỹ và Trung Quốc có thể không đạt được một thỏa thuận thương mại sau khi khép lại 90 ngày đàm phán, nếu Bắc Kinh không đồng ý cải tổ sâu sắc các chính sách kinh tế.
Những nhận định từ ông Navarro đã làm tăng thêm lo ngại vốn đã trầm trọng về những bất ổn chính trị và khả năng giảm tốc của nền kinh tế.
Với kết quả giảm mạnh của phiên giao dịch này, chỉ số Nasdaq đã mất gần 22% kể từ ngày 29/8 và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8/2017.
Trong khi chỉ số S&P 500, vốn đang chứng kiến đà giảm mạnh nhất trong tháng 12 kể từ cuộc đại khủng hoảng, đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Hiện chỉ số này đã giảm gần 17,5% so với mức cao xác lập ngày 20/9/2018.
Còn chỉ số Dow Jones cũng đang chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017 và giảm 16,3% kể từ mức cao ghi nhận hôm 3/10/2018./.
Minh Trang (Theo Reuters, AFP)
Phố Wall "phấn chấn" trước phát biểu của Chủ tịch Fed Trong phiên giao dịch ngày 28/11, thị trường chứng khoán Mỹ bừng sáng trong sắc xanh, sau phát biểu cùng ngày của Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng lãi suất có thể sẽ không tăng thêm nhiều nữa. Phố Wall "phấn chấn" trước phát biểu của Chủ tịch Fed . Ảnh: Reuters Trong một phát biểu với Câu lạc bộ Kinh tế New...