Ai cũng sợ bệnh ung thư dạ dày: Bác sĩ bệnh viện K chỉ ra một yếu tố quan trọng giúp phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị khỏi tới 95-99%
Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến và nhiều nguy hiểm, tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bởi nếu được phát hiện sớm căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, chất lượng điều trị hiệu quả rất cao.
Ung thư da day la môt trong nhưng bênh ly ung thư tiêu hoa thương găp hiên nay. Ung thư dạ dày là loại ung thứ đứng thứ 3 về cả tỉ lệ mắc và tử vong trên thế giới. Mỗi năm trung bình có khoảng 17.500 ca mắc mới tại Việt Nam. Số lượng người mắc căn bệnh này hiện nay ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Bởi vậy, tất cả mọi người đều nên có những kiến thức cơ bản về căn bệnh ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Trong buổi tư vấn trực tuyến Ung thư biết sớm trị lành do bệnh viện K tổ chức, bác sĩ Hà Hải Nam đã có những tư vấn chi tiết, cụ thể cho mọi người về căn bệnh này. Những điều bác sĩ Nam tư vấn là cơ sở giúp mọi người hiểu rõ hơn về những yếu tố nguy cơ gây bệnh và cách để phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Bệnh ung thư dạ dày diễn biến âm thầm, ít triệu chứng
Độc giả Lương Duy Quang đã gửi đến các bác sĩ câu hỏi rằng: “Ông nội em đã 70 tuổi, vẫn khỏe mạnh, vận động bình thường. Tuần trước đi khám sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh thì được chẩn đoán là bị ung thư dạ dày. Xin bác sĩ tư vấn hướng điều trị bệnh ung thư dạ dày ở người cao tuổi. Dấu hiệu của bệnh là gì?”.
Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại bụng I đã có những tư vấn chi tiết, cụ thể về căn bệnh ung thư dạ dày. Bác sĩ Nam chỉ ra những yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày như sau:
Ảnh chụp màn hình.
- Chế độ ăn nhiều muối, nitrat, như thịt muối, hun khói, dưa muối, cà muối… Tổ chức WHO cho biết đã có nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa việc tiêu thụ các thực phẩm ướp muối, chế biến sẵn và nguy cơ ung thư.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống sai lầm là một trong những căn nguyên của căn bệnh ung thư dạ dày. Trong đó, WHO nhận ra khi một người càng tiêu thụ nhiều thực phẩm muối bảo quản truyền thống như dưa chua, thịt muối… thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Nhiễm khuẩn HP: Đây là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, có liên quan đến viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP đã tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, đồng thời tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Sự tác động này khiến cho niêm mạc dạ dày dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng, lâu ngay có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phai ai nhiêm HP cung măc phai ung thư da day.
- Các biểu hiện bệnh lý tại dạ dày như viêm tẹo niêm mạc dạ dày, dị sản
- Tiền sử cắt dạ dày điều trị 1 số bệnh lý lành tính…
Theo bác sĩ Nam, bệnh ung thư dạ dày thường diễn biến âm thầm, không có biểu hiện đặc hiệu. Các triệu chứng sớm thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng rõ ràng thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, điển hình là:
- Đau vùng thượng vị, dùng thuốc điều trị thông thường không có tác dụng
- Nôn, buồn nôn, chán ăn, đầy bùng, đi ngoài phân đen
- Gầy, sút cân không rõ nguyên nhân
- Nổi hạch cổ trái
Theo bác sĩ Nam, để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cần tiến hành nội soi và xét nghiệm sinh thiết mô bệnh học… để phát hiện bệnh sớm. Việc phát hiện có giá trị rất lớn đối với hiệu quả điều trị bệnh ung thư dạ dày
Bác sĩ Nam đưa ra dẫn chứng, ở các nước phát triển, vùng địa dư mắc bệnh ung thư dạ dày cao như Nhật Bản thì thường có chương trình tầm soát ung thư dạ dày sớm hàng năm. Bởi được phát hiện bệnh sớm nên tỉ lệ điều trị bệnh có hiệu quả cao, đạt trên 90%.
Với trường hợp bệnh nhân trên 70 tuổi đang được tư vấn, bác sĩ Nam cho biết việc can thiệp ngoại khoa có thể đạt kết quả khả quan bởi mặc dù bệnh nhân đã 70 tuổi nhưng cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, bệnh ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn sớm nên tỷ lệ thành công cao.
Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư dạ dày có tỉ lệ điều trị khỏi 95-99%
Cũng trong chương trình tư vấn trực tuyến của bệnh viện K, bác sĩ Hà Hải Nam giải đáp thắc mắc của độc giả Hoàng Nguyệt, 44 tuổi, đã được chính bác sĩ Nam phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày, mổ cắt 2/3 dạ dày ngày 8/6. Chị Hoàng Nguyệt thắc mắc: “Giai đoạn bệnh ung thư dạ dày của tôi được ghi là T01M0M0. Giai đoạn đó thì bệnh khả năng di căn và tái phát có tiên lượng như thế nào? Trước đây bố tôi cũng bị ung thư dạ dày, vậy các em của tôi có nguy cơ mắc bệnh không và nên tầm soát để phát hiện bệnh sớm như thế nào?”.
Bác sĩ Nam cung cấp thông tin chi tiết trường hợp của bệnh nhân Nguyệt như sau: “Phương pháp nội soi robot là phương pháp điều trị hiện đại nhất đối với bệnh ung thư dạ dày, đang được thực hiện thường quy tại bệnh viện K. Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu, giúp bệnh nhân ít đau hơn, hồi phục và ra viện sớm hơn.
Hiệu quả về mặt ung thư học cũng tương đương so với phương pháp mổ mở truyền thống. Đây là phương pháp đang được sử dụng ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu được áp dụng với những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm, thể trạng bệnh nhân cho phép…
Đối với ung thư dạ dày giai đoạn sớm như của chị Nguyệt (tương đương giai đoạn 1A) thì phương pháp điều trị bằng phẫu thuật là đủ, đảm bảo khỏi bệnh triệt để, tỉ lệ sống trên 5 năm tới 95 -99%. Vì thế không cần điều trị bằng hóa chất, xạ trị…Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần tái khám định kỳ để đảm bảo các thông số đều bình thường”.
Về phần tính di truyền của bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ Nam giải đáp rằng: “Ung thư dạ dày là loại bệnh ung thư được đánh giá là có liên quan đến yếu tố di truyền. Do vậy nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh thì bác sĩ Nam rất khuyến cáo các con, anh em nên được tầm soát ung thư dạ dày sớm bằng phương pháp nội soi dạ dày và khuyến cáo thực hiện nội soi 1 năm/lần để sớm phát hiện bệnh nếu có”.
Khi nào nên tầm soát ung thư dạ dày?
Ậm ạch, đau bụng, khó tiêu do nhiều nguyên nhân. Đó cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày nhưng lại dễ bị bỏ qua, cho đến khi bệnh đã nặng.
Nội soi tầm soát, phát hiện sớm ung thư dạ dày tại Bệnh viện K - THÁI HÀ
Hơn 15.000 người tử vong trong 1 năm
Theo Bệnh viện K (Hà Nội), ung thư dạ dày có tỷ lệ mắc cao thứ 3 trong các ung thư thường gặp. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả khi phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K ở giai đoạn muộn, đã di căn.
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn). Đây là một trong những ung thư phổ biến. Tại VN, năm 2018 có 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong vì căn bệnh này. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thói quen ăn mặn
Ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
Các tổn thương tiền ung thư, như viêm dạ dày mãn tính kéo dài, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo đó là các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài dẫn đến ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) cũng được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Vì HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Thói quen sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Trong đó, đáng lưu ý, ăn nhiều thức ăn có chứa chất nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài ra, người béo phì cũng dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường. Ung thư dạ dày cũng liên quan tới một số hội chứng di truyền, người thân có mắc bệnh này.
Nhận biết triệu chứng
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm: sút cân; đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn; mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu; buồn nôn, nôn. Người bệnh có tình trạng đi ngoài phân đen, sờ thấy u ở bụng.
Tất cả triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Chuyên gia ung bướu cũng lưu ý, nên tầm soát ung thư dạ dày với các trường hợp: người từ 50 tuổi trở lên; có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa; người bị viêm loét dạ dày - tá tràng mãn tính; người nhiễm vi khuẩn HP; có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng; người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia. Trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài... cũng nên được tầm soát ung thư dạ dày.
Để phòng tránh ung thư dạ dày, cần duy trì cân nặng hợp lý, không để mắc béo phì; hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.
Sử dụng thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; duy trì chế độ ăn giàu chất xơ.
Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh. Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối u lành trong dạ dày. Tầm soát ung thư định kỳ nếu gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hóa.
(Nguồn: Bệnh viện K)
[ẢNH] Những dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa ung thư dạ dày Ung thư dạ dày xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ở giai đoạn đầu, việc nhận biết dấu hiệu của bệnh rất khó bởi những triệu chứng gần giống với các bệnh về dạ dày thường gặp. Một số thông tin chi tiết về bệnh như: cách nhận biết, cách phòng ngừa ung thư dạ dày sẽ được đề cập ở...