Ai có xe đạp cũ tặng học sinh miền núi?
Thấy học trò nghèo nhà ở xa phải đi bộ đến trường, thầy Nguyễn Tất Tài (Trường phổ thông dân tộc bán trú, THCS Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An) lên mạng xã hội xin xe đạp cũ về rồi sửa chữa, tặng học sinh.
ảnh minh họa
Rồi từ đó sau giờ tan trường, khoảng sân nhỏ trước nhà công vụ giáo viên trở thành một “tiệm sửa xe” di động của các thầy giáo. Những chiếc xe đạp cũ lần lượt được các thầy giáo kiểm tra, sửa chữa từng bộ phận từ nhông xích, bánh xe đến hệ thống phanh.
Có chiếc xe đạp bị thủng săm hay mòn xích sau thời gian dài không sử dụng được các nam giáo viên vá, tra dầu lại một cách cẩn thận. Cạnh đó, một chiếc xe đạp bị gỉ sét cũng được thầy giáo tự tay sơn lại gần như mới. Đây đều là những chiếc xe đạp cũ được thầy Tài cùng những người bạn kêu gọi xin về cho học sinh nghèo của trường.
Video đang HOT
Gắn bó với việc gieo chữ cho học trò ở vùng cao Quế Phong gần 12 năm nay, thầy Tài thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn trong hành trình tìm con chữ của các học sinh nơi đây. “Có nhiều học trò ở xa phải đi bộ đến trường. Tôi mong muốn giúp đỡ các em có xe đi lại” – thầy Tài . Từ suy nghĩ đó, thầy đem câu chuyện “học trò miền núi cần xe đạp đến trường, ai có xe đạp cũ không dùng đến thì tiếp sức các em” lên Facebook cá nhân.
Sau gần một tháng kêu gọi, vận động, có 14 chiếc xe đạp cũ từ khắp nơi chuyển về cho trường trong niềm vui của thầy và trò. Thời gian dài không sử dụng nên những chiếc xe đạp gỉ sét, các thầy tranh thủ thời gian rảnh đem ra sửa chữa, thay thế phụ tùng.
Trong giờ chào cờ đầu tuần, những chiếc xe đạp cũ sau khi đã sửa sang lại được trao tận tay cho học sinh nghèo. Những chiếc xe này sẽ được các thầy giáo kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo an toàn nhất cho các em khi sử dụng.
Thầy Hoàng Ngọc Thanh – hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú, THCS Tri Lễ – cho biết trường có hơn 750 học sinh, trong đó có hơn 300 học sinh ở bán trú. Nhiều em ở xa không có xe đạp phải đi bộ rất vất vả, nhất là những ngày mưa bão.
“Việc làm của thầy Tài và các giáo viên nhằm động viên, tiếp sức các em đến trường. Thời gian tới, nếu các thầy cô giáo kêu gọi được xe đạp cũ mà cần thay thế phụ tùng, nhà trường sẽ tiếp tục vận động thầy cô ủng hộ thêm để sửa chữa” – thầy Thanh nói.
Theo TTO
Nặng lòng với học sinh vùng cao
Với tình yêu nghề, 16 năm qua, cô giáo Bùi Thị Thuyên - Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường) vượt qua khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và thắp sáng ước mơ cho học trò nghèo.
Cô giáo Bùi Thị Thuyên hướng dẫn học sinh luyện chữ đẹp.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hồ Thầu có hơn 330 học sinh, trên 95% con em đồng bào dân tộc Dao, vì vậy sự nghiệp giáo dục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Với quyết tâm, lòng yêu nghề, cô giáo Thuyên luôn tận tụy, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Tâm sự về cơ duyên đến với nghề giáo, cô Thuyên cho biết: "Sinh ra và lớn lên ở huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình). Học xong lớp 12 tôi lên tỉnh Điện Biên công tác. Những ngày tháng ở cùng với chị làm nghề giáo viên khi có thời gian rảnh tôi lại theo đi dạy xóa mù chữ, phổ cập.
Được sự động viên của người thân, năm 2000, tôi quyết định thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. Tốt nghiệp tôi về nhận công tác tại Trường Tiểu học xã Hồ Thầu. Trải qua nhiều năm gắn bó với nghề dạy học, tôi luôn trăn trở tìm phương pháp dạy học mới, phù hợp, thu hút các em đến lớp, ham mê học tập".
Ngoài giờ lên lớp, cô Thuyên đến từng gia đình động viên phụ huynh cho con đi học đầy đủ bởi một số gia đình có ý định cho con nghỉ học ở nhà trông em hoặc đi nương cùng. Mặc dù công tác tuyên truyền, vận động không phải khi nào cũng thuận lợi nhưng cô kiên trì thuyết phục.
Có những ngày cô đến tận nhà học sinh đưa tới lớp vì bố mẹ bận đi nương, đi làm ăn xa nên gửi con cho người thân. Nhờ vậy, nhiều năm liền, lớp học do cô Thuyên chủ nhiệm đều đạt tỷ lệ chuyên cần trên 98%, tỷ lệ chuyển lớp đạt 100%. Theo lời cô Thuyên, khó khăn nữa chính là sự bất đồng ngôn ngữ nhưng cô khắc phục bằng cách tự học và bắt đầu bằng những từ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày để rồi trong giờ học cô dịch ra tiếng địa phương giúp các em hiểu bài hơn.
Trong mỗi tiết học, cô thường lồng ghép câu chuyện vui, tự sáng tạo ra những bức tranh phù hợp với bài giảng. Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong từng năm học. Mạnh dạn đăng kí chất lượng năm sau ở mức cao hơn năm trước.
Cô Thuyên giống như người mẹ thứ hai của học sinh, em nào thiếu sách, bút, quần áo cô cố gắng trích lương mua tặng. Nhiều em hoàn cảnh khó khăn đến lớp không có cơm trưa cô lại nấu thêm cơm, mua mì tôm. Dù đó chỉ là những món quà nhỏ nhưng chứa đựng tình yêu thương bao la mà cô dành cho học sinh thân yêu của mình. Em Phàn Thị Ngọc Mai - lớp 2A1 xúc động nói: "Trước đây em học không tốt lắm, được cô Thuyên giúp đỡ tận tình nên em tiến bộ nhanh và đạt học sinh khá. Em và các bạn mong cô sẽ ở mãi ngôi trường này". 16 năm tuổi nghề, với tấm lòng nhiệt huyết, cô Thuyên luôn được đồng nghiệp yêu mến, học sinh kính trọng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Người thầy gắn với sắc áo xanh tình nguyện Đã bước qua tuổi 60, vậy mà đi đến đâu thầy Lương Thạch Nghĩa cũng vẫn mặc chiếc áo xanh tình nguyện, hòa cùng lớp trẻ làm công tác xã hội, giúp đỡ học trò nghèo, bà con nghèo. Hình ảnh của thầy đã đi vào trái tim mọi người một cách tự nhiên, thân thiết, đáng tin yêu. Thầy Nghĩa (trong sắc...