Ai chịu trách nhiệm vụ việc 29 trẻ nhỏ cấp cứu sau uống sữa Fami Kids?
Cho đến nay chưa có cá nhân, đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm sau vụ việc 29 cháu nhỏ trường Tiểu học Nhã Lộng nhập viện cấp cứu.
Liên quan tới vụ việc này, ngày 19/3, trả lời phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Ngô Thị Hồng Luyến – Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Tiểu học Nhã Lộng (Phú Bình -Thái Nguyên) cho biết: “Trường chúng tôi nhận nguồn sữa Fami Vinasoy từ nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh, chi nhánh của công ty đường Quảng Ngãi, sữa được xe của công ty mang biển số: 89C-108.44 đưa đến tận trường Tiểu học nhã Lộng ngày 11/3/2019 nên không có chuyện vận chuyển, bảo quản sai quy trình”.
29 cháu học sinh tại lớp 4C và 4D của trường Tiểu học Nhã Lộng bị ngộ độc sau khi uống sữa Fami Kisd. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Phú Bình.
Về vấn đề nhà trường phát thư ngỏ cho các phụ huynh để mời mua sữa, cô Luyến nói: “Đó là thư mời mua sữa của nhà máy sữa đậu nành Vinasoy cho giai đoạn sau khi các cháu uống thử”.
Còn việc chưa có ý sự đồng ý của phụ huynh nhưng nhà trường đã tự ý cho các cháu dùng sữa khuyến mãi, theo cô Luyến: “Chúng tôi cho các cháu uống thử sữa Fami là triển khai theo kế hoạch số 233/KH-SGDĐT. Kế hoạch này của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên ngày 19/2/2019 với nội dung – Sữa đậu nành học đường Vinasoy năm học 2018 – 2019, chứ nhà trường cũng không tự ý cho các cháu uống”.
Về việc triển khai tại trường, cô Luyến nói: “Giờ ra chơi, các cô giáo sẽ phát sữa cho học sinh trong lớp và các cháu phải uống ngay tại chỗ, không được mang về nhà”.
Cũng theo cô Luyến: “Trong bản hướng dẫn của nhà máy sữa Vinasoy gửi đến các trường có viết rõ cách thử sữa, cách uống sữa và nói rõ đây là loại sữa đậu nành vị Sô-cô-la nên rất khó uống nhất là đối với trẻ nhỏ…
Ngay trong buổi tập huấn uống sữa tại phòng Giáo dục, đại diện nhà máy sữa đậu nành Vinasoy nói rất rõ là sẽ có trường hợp các cháu bị kích ứng với Sô-cô-la và có hiện tượng âm ỷ đau bụng, có cháu sẽ nôn…”.
Những thùng sữa Fami Vinasoy tại Trường Tiểu học Nhã Lộng (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Tùng Dương.
Khi xảy ra việc 29 cháu học sinh tại lớp 4C và 4D của Trường Tiểu học Nhã Lộng bị ngộ độc sau khi uống sữa Fami Kisd vị Sô-cô-la vào ngày 15/3/2019, ban giám hiệu nhà trường đã có báo cáo đến lãnh đạo, các phòng ban trong huyện và đơn vị cung cấp sữa.
Video đang HOT
“Sau khi có thông báo của nhà trường, nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy có cử 1 đại diện tên là Lượng – phụ trách kinh doanh và anh Học là đại diện tại Thái Nguyên của nhà máy sữa đến trường Tiểu học Nhã Lộng, nhưng cả hai vị đại diện cũng không có ý kiến gì”, cô Luyến nói.
Việc chọn sữa có nguồn gốc thực vật liệu có đúng với chương trình sữa học đường theo hướng dẫn của Bộ y tế? Ảnh: Tùng Dương.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Các em học sinh của 61 trường Tiểu học tại 3 huyện là Đại Từ, Phú Bình và thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) được uống sữa theo chương trình “Sữa đậu nành học đường Vinasoy” do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã giao cho Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp cùng phòng Giáo dục các huyện, thị xã, tạo điều kiện cho Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy triển khai chương trình này trên địa bàn tỉnh.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi thấy chương trình này là tốt cho học sinh. Được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và đào đã đồng ý cho triển khai tại 3 huyện của tỉnh Thái Nguyên”.
Tỉnh Thái Nguyên lấy căn cứ nào để đưa sữa đậu nành Fami Vinasoy về 61 trường Tiểu học tại 3 huyện là Đại Từ, Phú Bình và thị xã Phổ Yên? Ảnh: Tùng Dương.
Trong mục số 2 phần III của kế hoạch 233/KH-SGDĐT, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên ngày 19/2/2019 còn nêu rõ: Cấp phát sữa trợ giá từ Vinasoy và nguồn thu của phụ huynh dự kiến triển khai từ ngày 1/4/2019, với giá bán là 2.166 đồng 1 hộp sữa đậu nành Fami Kid 125ml cho đối tượng là học sinh của 3 huyện.
Theo ghi nhận thì 61 trường Tiểu học thuộc 3 huyện Đại Từ, Phú Bình và thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã phát bản thông báo để phụ huynh đăng kí mua sữa.
Vậy có thể hiểu sự việc ở đây là sau khi chương trình uống miễn phí 10 ngày kết thúc, sẽ tiếp đến giai đoạn 2 là bán sữa cho các em học sinh. Vậy các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Thái Nguyên chọn sữa Fami Vinasoy để học sinh uống dựa trên tiêu chí nào?
Tháng 11/2018, Bộ Y tế đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai chương trình Sữa học đường và nhấn mạnh, sữa dùng trong chương trình phải là sữa tươi.
Theo đó, công văn số 7162/BYT-BM-TE của Bộ trưởng Y tế, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về sữa học đường ngày 26/11/2018 nêu rõ: “Sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm Sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế”.
Vậy việc tỉnh Thái Nguyên đưa loại sữa có nguồn gốc thực vật, vị Sô-cô-la vào chương trình sữa học đường có phù hợp với chỉ đạo của Bộ Y tế?
Quy trình và cơ chế kiểm soát chất lượng đầu vào thế nào, và có đảm bảo an toàn tuyệt đối khi trẻ uống, trong khi đại diện nhà cung cấp đã có cảnh báo: Trẻ sẽ có kích ứng, đau bụng, nôn… trong buổi tập huấn uống loại sữa này cho các thầy, cô giáo tại phòng giáo dục?
Cho đến nay đã 6 ngày trôi qua, chưa có bất kỳ đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc này.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net.vn
Nhiều trường học Hà Nội công khai nguồn gốc thực phẩm để phụ huynh yên tâm
Thông qua nhiều hình thức như gửi tin nhắn, thư ngỏ, đăng tải lên mạng, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động cung cấp thông tin về nguồn gốc thực thẩm bếp ăn nhà trường, giúp các phụ huynh học sinh yên tâm.
Bếp ăn bán trú tại Trường Marie Curie phục vụ khoảng 3.000 suất ăn mỗi ngày.
Công bố rõ nguồn nhập thực phẩm
Để công khai toàn bộ nguồn gốc thực phẩm, quy trình kiểm định và cách chế biến thực phẩm tại bếp ăn nhà trường, trong ngày 20-3, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Cuire Hà Nội đã có thư ngỏ gửi tới toàn bộ phụ huynh học sinh để họ thêm yên tâm về độ an toàn và chất lượng bữa ăn.
Bà Nguyễn Thị Xuân Lan, Hiệu trưởng khối Tiểu học Trường Marie Cuire Hà Nội (quận Nam Từ Liêm) cho biết, nhà bếp của trường phục vụ khoảng 3.000 suất ăn cho toàn bộ học sinh của hai khối tiểu học, THCS và các cán bộ, công nhân viên mỗi ngày.
"Trước thông tin về một số loại bệnh có liên quan đến thịt lợn, một số phụ huynh tỏ ra lo lắng. Căn cứ hướng dẫn từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm và những thông tin khoa học, chính thống về bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nhà trường đã giải thích để phụ huynh không 'quay lưng' với thịt lợn" - bà Lan cho biết.
Theo bà Lan, không chỉ có thịt lợn mà tất cả các loại thịt, cá hay rau củ quả... phục vụ cho bếp ăn đều được trường nhập từ các đơn vị có uy tín với tiêu chí độ an toàn đặt lên cao nhất. Đặc biệt, trường phối hợp với cán bộ của Trạm Y tế phường Mỹ Đình 1 hằng ngày kiểm định kỹ lưỡng các thực phẩm nhập vào.
"Vì là các món ăn phục vụ cho trẻ nhỏ nên chúng tôi đặc biệt lưu ý cách chế biến kỹ càng, an toàn. Tất cả các món đều phải được nấu chín chứ không để các cháu ăn tái. Từ trước đến nay, trường chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào phụ huynh phản ánh về con em mình gặp các sự cố về sức khỏe sau khi ăn bán trú. Trong những thời điểm phát sinh dịch bệnh khiến phụ huynh lo lắng, chúng tôi càng quan tâm hơn nữa việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào và chất lượng bữa ăn cho học sinh" - bà Lan khẳng định.
Nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Trường Liên cấp Tây Hà Nội cũng đã gửi thông báo khuyến cáo đến các phụ huynh lưu tâm và thực hiện triệt để việc nấu chín thịt lợn trước khi ăn. Thực đơn bữa ăn hằng ngày của học sinh cũng được trường gửi đến email của các cha mẹ để họ tiện theo dõi về chất lượng bữa ăn.
Đại diện Ban giám hiệu và phụ huynh Trường Tiểu học Việt Nam - Cuba kiểm tra khu vực chế biến suất ăn cho các học sinh.
Tăng cường kiểm tra đơn vị cung cấp suất ăn
Bà Hoàng Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Việt Nam - Cuba (quận Ba Đình) cho biết, do yên tâm với bữa ăn bán trú của con em mình, các phụ huynh không có ý kiến phản hồi. Tuy nhiên, từ ngày 12-3, trường đã chủ động nhắn tin tới phụ huynh về việc tăng cường kiểm tra chất lượng các bữa ăn.
"Trường đã công khai cơ sở cung cấp thực phẩm, yêu cầu đơn vị này có bản cam kết về chất lượng thực phẩm và gắn lên bảng thông báo các lớp học. Phụ huynh khi đón con sẽ tiện theo dõi hoặc các con sẽ truyền đạt lại cho bố mẹ để thêm yên tâm" - bà Hương thông tin.
Ngoài ra, do năm học này, trường đang được xây dựng mới cơ sở vật chất nên đơn vị cung cấp bữa ăn sẽ chế biến trực tiếp tại công ty cung cấp suất ăn, sau đó vận chuyển đến các điểm có học sinh của trường Việt Nam - Cuba đang học tạm. Theo bà Hương, Ban giám hiệu nhà trường cùng đại diện cha mẹ học sinh vẫn thường xuyên đến công ty này kiểm tra từ sớm, xem xét cụ thể nguồn thực phẩm nhập vào.
Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm) cũng đang trong quá trình xây dựng nên không bố trí được bếp ăn. Bà Lê Minh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đơn vị cung cấp suất ăn do nhà trường ký kết đã có hợp đồng cam kết sẽ cung cấp thực phẩm sạch, nên các phụ huynh yên tâm để con em ăn bán trú tại trường.
Cũng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn ở các trường mầm non tư thục, như: Hệ thống trường mầm non VietKids, Trường Mầm non Trí tuệ Việt (quận Long Biên), Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên (quận Thanh Xuân)... đều có thông báo rộng rãi đến phụ huynh, khẳng định việc bảo đảm chất lượng các bữa ăn; đồng thời khuyến cáo phụ huynh về việc sử dụng thịt lợn có nguồn gốc và cách chế biến để bảo đảm sức khỏe cho trẻ và gia đình.
Theo hanoimoi
Hàng loạt học sinh ngộ độc sữa ở Thái Nguyên: Tạm dừng sử dụng sữa Famikid Thực hiện chương trình "Sữa đậu nành học đường Vinasoy", sáng 15/3, sau khi uống sữa Famikid, 29 học sinh có các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình (Thái Nguyên) điều trị. Hiệu trưởng trường tiểu học Nhã Lộng xác nhận sữa các em uống trong chương trình Sữa học...