AI chẩn đoán Covid-19 bằng tiếng ho
Dự án nhận diện người nghi nhiễm Covid-19 bằng tiếng ho đầu tiên của Việt Nam cho kết quả chính xác 91% trong giai đoạn đầu nghiên cứu.
Sau một tháng khởi động dự án “ Nhận dạng Covid-19 qua tiếng ho”, nhóm nghiên cứu AICovidVN cho biết thuật toán AI do các kỹ sư trong nước huấn luyện đã có thể nhận dạng chính xác 91% các trường hợp dương tính với Covid-19. Con số Đại học MIT của Mỹ công bố bằng phương pháp tương tự đạt 97%.
Theo nghiên cứu công bố hồi tháng 1/2021 của chuyên gia của Đại học MIT, khi virus mới xâm nhập cơ thể, chúng chưa xâm nhập đủ sâu để tạo ra các triệu chứng như sốt hay ho nhưng đã gây ra những tổn thương nhỏ và nhẹ trong phổi. Thuật toán AI sẽ nghe hàng nghìn mẫu tiếng ho của người có virus và không có virus. Qua đó, phân tích và lọc được những tín hiệu mà tai người không nghe không phân biệt được. Khi được yêu cầu cố tình ho, phân tích tiếng ho này có thể nhận diện được sự hiện diện của virus. Phương pháp này đã được đăng ký với FDA từ tháng 1/2021 và đang chờ thẩm định, cấp phép để đưa vào sử dụng.
Tại Việt Nam, dự án của AICovidVN đang sử dụng nguồn tài nguyên dữ liệu có sẵn với 1.700 mẫu ghi âm tiếng ho của người dương tính (từ Thụy Sĩ và Ấn Độ) cùng một số nguồn mở khác, nhưng còn nhiều tạp âm và chưa dán nhãn thông tin. Tháng 6/2021, dự án đã xử lý làm sạch và gán nhãn 7000 mẫu dữ liệu.
Sau một ngày phát động, AICovidVN đã thu thập được gần 100 mẫu tiếng ho của người Việt.
Mặc dù đạt độ chính xác 91%, để AI có thể chẩn đoán tốt hơn bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19, dự án cần tối thiểu 10.000 mẫu tiếng ho của người Việt Nam. Trong đó có khoảng 100 – 500 người có kết quả dương tính (bao gồm cả người có triệu chứng và chưa triệu chứng) qua điện thoại. Lượng dữ liệu càng nhiều, thuật toán AI càng thông minh và cho kết quả chính xác. Các kỹ sư của AICovidVN kỳ vọng độ chính xác của AI có thể đạt trên 95%.
Khi có kết quả xét nghiệm mới, người ghi âm có thể cập nhật tình trạng sức khoẻ qua cổng thông tin tiếp nhận dự án, các kỹ sư sẽ tiếp tục xử lý để huấn luyện AI. Khi đi vào hoạt động chính thức, AI có thể phát hiện sớm các ca bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau, kể cả khi chưa có triệu chứng. Từ đó tìm ra những người dương tính trong cộng đồng, giúp nhanh chóng khoanh vùng, tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Video đang HOT
AICovidVN là dự án phi lợi nhuận với sự tham gia của hơn 1.100 kỹ sư là chuyên gia công nghệ, y bác sĩ và các tình nguyện viên trong nhiều lĩnh vực. Nhóm kỹ thuật được dẫn dắt bởi các chuyên gia công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay như ông Trần Anh Dũng, Founder & CEO, MOG Group; ông Đào Xuân Hoàng, Founder & CEO Monkey Junior; ông Hùng Trần, Founder GotIt… Đội ngũ cố vấn y tế có Bác sĩ Phạm Quang Thái – Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. TS. BS. Nguyễn Thu Anh – Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, trường Đại học Sydney.
Do tình hình phức tạp của dịch bệnh, Việt Nam đã sớm ứng dụng AI vào việc chẩn đoán, tìm kiếm các ca nghi nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Cuối tháng 5/2021, TP HCM đã sử dụng Robocall vào việc sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ mắc Covid-19. Trước đó FPT Software đã triển khai dự án nội bộ mang tên “Sound Dr” – dựa trên hơi thở để phát hiện người nhiễm Covid-19. Sau khi ghi nhận thông tin về y tế cá nhân, hệ thống sẽ thu lại tiếng ho và hơi thở của người dùng. Từ đó, AI sẽ phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả chi tiết về khả năng âm tính hoặc dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và dùng thử, cần thêm nhiều dữ liệu để kiểm tra, trước khi có thể áp dụng trên diện rộng.
Một nhóm kỹ sư khác của Bkav cũng đang làm việc với Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để lấy mẫu huấn luyện AI xét nghiệm Covid-19 qua nước muối sinh lý. Theo mô tả của ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav, người dân chỉ cần súc miệng bằng nước muối, sau đó cho vào ống nghiệm và đặt vào một thiết bị. Thiết bị này dùng một dải tần số ánh sáng chiếu vào ống nghiệm, sau đó thu bằng cảm biến đầu ra. Dựa trên các tần số bị hấp thụ ở mức độ nhiều hay ít, AI sẽ đưa ra kết quả dương tính Covid-19 hay không trong 10 giây. Kết quả ban đầu cho thấy AI của Bkav cho kết quả chính xác trên 90%. Tuy nhiên, thách thức lớn với phương pháp này là virus có nhiều biến chủng, cần nhiều dữ liệu mới để huấn luyện AI.
Nikkei: Chính phủ Việt Nam muốn giữ chuỗi cung ứng công nghệ ổn định
Hai trong những trung tâm sản xuất công nghệ quan trọng nhất châu Á đang tích cực khống chế làn sóng dịch Covid-19 mới.
Theo Nikkei , tình trạng dịch bệnh tại Việt Nam và Đài Loan phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang chịu ảnh hưởng của sự thiếu chip chưa từng có.
Đài Loan là thị trường cung cấp chip quan trọng. Những con chip này được sử dụng trong nhiều thiết bị như xe hơi, smartphone, máy chủ, máy chơi game... Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng điện tử lớn, sản xuất hơn một nửa smartphone Samsung, bên cạnh tai nghe AirPods và một số sản phẩm của Apple.
Việc phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam và Đài Loan được đánh giá cao. Tuy nhiên chỉ trong một tháng, tình hình dịch tại 2 nước trở nên căng thẳng. Từ 14-26/5, Đài Loan ghi nhận gần 5.000 ca nhiễm trong nước, gấp 3 lần tổng số ca trước đó. Tại Việt Nam, tổng số ca nhiễm đã lên hơn 6.000, buộc một số nhà máy tạm thời đóng cửa.
Việt Nam giữ chuỗi cung ứng hoạt động ổn định
Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đất nước sản xuất hàng công nghệ lớn, phục vụ nhiều công ty như Samsung, Apple, Sharp và LG. Hãng chip Intel của Mỹ cũng đặt dây chuyền lắp ráp, thử nghiệm chip tại Việt Nam. Trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn của nhiều công ty lớn, bao gồm một số đối tác của Apple.
Tình hình dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam giúp các hãng công nghệ đảm bảo kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch thứ 4 từ 27/4 đã ảnh hưởng đến nhà máy sản xuất của ít nhất 10 thương hiệu nước ngoài.
Foxconn và Luxshare - 2 nhà cung ứng của Canon, Apple - là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 tại Việt Nam. 13 đối tác của Samsung, bao gồm Hosiden đã phải tạm dừng hoạt động nhà máy để phục vụ chống dịch.
Dịch bệnh khiến nhiều nhà máy sản xuất, cung ứng linh kiện công nghệ tạm đóng cửa.
Tình trạng nhiều nhà máy đóng cửa do dịch đã phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang chịu sự thiếu chip, linh kiện chưa từng có.
Với tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện tử trong nền kinh tế, chính phủ Việt Nam muốn giữ chuỗi cung ứng hoạt động ổn định. Sau vài ngày tạm dừng nhà máy, UBND tỉnh Bắc Giang đã ra ưu tiên hướng dẫn, hỗ trợ 34 doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm rất ít, một số doanh nghiệp lớn nguy cơ lây nhiễm thấp, trung bình hoạt động trở lại như Apple, Samsung, Honda, Toyota và các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu.
Trong khi đó, chuỗi cung ứng của Samsung nằm ở cả Bắc Giang và Bắc Ninh. Khi đến thăm nhà máy của Samsung tại Yên Phong (Bắc Ninh) ngày 29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Samsung tiếp tục tuân thủ các quy định, giải pháp về phòng chống dịch để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Bảo vệ ngành chip là ưu tiên của Đài Loan
Trong khi Việt Nam muốn đảm bảo chuỗi cung ứng hàng điện tử, bảo vệ ngành chip được xem là ưu tiên hàng đầu với Đài Loan. Tuy khuyến khích người dân làm việc tại nhà, Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua cho biết ngay cả khi chính phủ nâng mức báo động, cơ quan này cam kết chuỗi cung ứng quốc tế không bị gián đoạn.
"Đài Loan cung cấp chip bán dẫn, sản phẩm công nghệ và máy móc cho thế giới. Điều quan trọng là phải duy trì hoạt động sản xuất trong tình cảnh này. Các công ty cần phản ứng nhanh nếu một công nhân trong dây chuyền nhiễm virus", Wang chia sẻ trong cuộc họp báo ngày 29/5.
TSMC và một số công ty tại Đài Loan đã ghi nhận các ca nhiễm virus.
Theo Nikkei , một số doanh nghiệp như Foxconn đang lên kế hoạch mua vaccine để duy trì hoạt động. Kế hoạch của các doanh nghiệp là mua vaccine từ nhà cung ứng nước ngoài và dùng 10% cho nhân viên, còn lại sẽ quyên góp cho chính phủ.
Kế hoạch mua vaccine được đưa ra sau khi một số công ty tại Đài Loan báo cáo trường hợp nhân viên dương tính như hãng chip TSMC, nhà cung ứng MacBook Quanta Computer và Compal Electronics - đơn vị sản xuất iPad, laptop Dell.
Advantech, công ty sản xuất máy tính công nghiệp lớn nhất thế giới và Lite-On Technology, cung cấp củ sạc cho Apple, Oppo cũng xác nhận một số nhân viên đã dương tính với Covid-19.
Những trường hợp đơn lẻ này chưa ảnh hưởng đến việc sản xuất, nhưng tình trạng ca nhiễm tăng vọt tại Đài Loan dấy lên những lo ngại về việc liệu các nhà máy lớn có thể tiếp tuc hoạt động bình thường hay không. Mối lo còn lớn hơn khi thế giới đang vật lộn với tình trạng thiếu chip và linh kiện công nghệ.
Tiktok có một tháng để trả lời nghi vấn không bảo vệ trẻ em Người dùng châu Âu cho rằng, Tiktok đã không bảo vệ trẻ em trước những quảng cáo và nội dung không phù hợp. Ứng dụng chia sẻ video ngắn Tiktok do Trung Quốc sở hữu đang được cho một tháng để phản hồi nhiều khiếu nại từ người dùng ở châu Âu. Trước đó nhiều cáo buộc cho rằng, nền tảng này đã...