Ai Cập: Lãng phí khi xây trường đào tạo về hạt nhân
Ai Cập tự hào khi đang hoàn tất đưa vào sử dụng trường chuyên biệt đầu tiên đào tạo nhân lực hạt nhân vô cùng hoành tráng và hiện đại. Tuy nhiên, ý kiến một số nhà khoa học cho rằng đây là việc làm lãng phí…
ảnh minh họa
Trường Kỹ thuật nguyên tử El Dabaa, trường đầu tiên ở Ai Cập đào tạo chuyên ngành này, đã tuyển chọn được 75 sinh viên cho lớp đầu tiên chính thức học từ trung tuần tháng 11 tại trụ sở tạm thời tại một Trường kỹ thuật ở Madinat Nasr. Trường này sẽ đào tạo cán bộ cho Cơ quan Quản lí nhà máy điện hạt nhân và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Ai Cập (EAEA).
Sau học kỳ đầu, sinh viên sẽ chuyển tới khu trường chính (đang hoàn thiện khu nội trú) tại thành phố El Dabaa, bang Matrouh, để bước vào học kỳ 2 từ tháng 3.
“Cha đẻ” của ngôi trường đặc biệt này là Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi. Hồi tháng 2/2015, ông Sisi và người đồng cấp nước Nga, Tổng thống Putin, đã ký thoả thuận xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân cung cấp điện cho El Dabaa. Nhà máy điện đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019, trong khi việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sẽ được hoàn thành và bắt đầu hoạt động vào năm 2025.
Việc xây dựng trường là để đáp ứng trực tiếp nhân lực làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân El Dabaa.
Để được tuyển chọn làm sinh viên của trường, ứng viên phải đạt điểm tuyển tối thiểu 220/300 với ứng viên tại bang Matrouh (bang đã tình nguyện giao đất xây dựng lò phản ứng) và 250/300 với ứng viên tỉnh khác. Ngoài ra thí sinh còn phải qua kiểm tra y tế, phỏng vấn cùng với một bài kiểm tra khả năng tư duy sáng tạo…
75 sinh viên lớp đầu tiên được tuyển chọn từ 1.876 thí sinh.
Video đang HOT
Chương trình đào tạo dài 5 năm và được xây dựng khác hẳn các trường kỹ thuật khác. Giảng viên được lựa chọn từ những giảng viên giỏi nhất có bằng cử nhân trong các lĩnh vực cơ điện tử, khoa học, giáo dục và giáo dục công nghiệp…
Tuy nhiên, việc đầu tư lớn cho xây dựng trường đào tạo lĩnh vực hạt nhân cũng vấp phải ý kiến trái chiều từ giới khoa học. Nhà khoa học nguyên tử Abdel Naby nhìn nhận đây là sự lãng phí lớn.
Theo Naby, trường cũng có 3 khoa: Cơ, điện và điện tử – giống như tất cả các trường công nghệ của Ai Cập. Vì vậy, theo Naby nên đầu tư nâng cấp cho các trường kĩ thuật hiện tại để tạo nên sự cạnh tranh của 1 triệu sinh viên kĩ thuật ở 947 trường kĩ thuật ở 3 khoa này.
Sau đó lựa chọn những cử nhân xuất sắc nhất vào học tiếp một khoá học về năng lượng hạt nhân, phóng xạ, ảnh hưởng của phóng xạ và an toàn phóng xạ thay vì chính phủ phải tiêu tốn quá nhiều cho mô hình “như khách sạn” cho sinh viên và giáo viên.
Cũng theo Naby thì việc lập hẳn một trường đào tạo cũng sẽ dẫn tới thừa thãi cử nhân chuyên ngành này. Theo tính toán, Nhà máy điện hạt nhân El Dabaa gồm 4 lò phản ứng với công suất mỗi lò 1.200 megawatt.
Ở mức hoạt động tối đa, nhà máy cần 480 kĩ thuật viên, kỹ sư, cán bộ quản lí. Vậy mỗi năm theo kế hoạch có khoảng 400 sinh viên ra trường, nếu nhà máy điện không có nhu cầu lao động nữa thì số cử nhân hạt nhân này chỉ có thể học thêm chuyên ngành khác mới có thể xin việc.
Kinh phí xây dựng trường khoảng 4 triệu USD do chính phủ Ai Cập chi trả. Trường được xây trên diện tích đất rộng khoảng 33.600 m2 gồm 9 toà nhà có trang bị công nghệ tiên tiến nhất về cơ khí, điện và điện tử; khu mô phỏng lò phản ứng bên trong nhà máy điện hạt nhân El Dabaa. Trường còn có khu nội trú 400 giường cho sinh viên và khu nhà kiểu khách sạn dành cho giáo viên lưu trú.
Theo Giaoducthoidai.vn
Trẻ em Tây Ban Nha học trên bàn cờ khổng lồ
Ngôi trường mẫu giáo đặc biệt ở Tây Ban Nha được thiết kế như một sân chơi. Tại đây, học sinh học kỹ năng sống thông qua hoạt động leo núi giả hay chơi cờ vua trên bàn cờ khổng lồ.
Tại trường mẫu giáo Liceo Europa ở thành phố Zaragoza, Tây Ban Nha, học sinh được học trong môi trường hoàn toàn khác với những trường truyền thống. Thay vì ngồi ở bàn, đối diện với bảng, các em tập leo trèo trên những ngọn núi giả để rèn luyện khả năng vận động và kích thích trí tưởng tượng.
Công ty kiến trúc Rosan Bosch chịu trách nhiệm thiết kế ngôi trường đặc biệt này. Ban lãnh đạo trường Liceo Europa hy vọng, trường có môi trường hiện đại phù hợp phương pháp giảng dạy đặc biệt.
"Theo tôi, không gian khác biệt, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đa dạng của học sinh, đồng thời giúp các em nuôi dưỡng tính sáng tạo mới thực sự là môi trường học tập lý tưởng", Bosch nói.
Ngọn núi giả màu xanh không chỉ là nơi vui chơi mà còn mang lại cơ hội để trẻ em thử sức và rèn luyện ý chí chinh phục thử thách.
Trong khi đó, những hang động lại kích thích tinh thần khám phá, nâng cao khả năng tập trung. Đây cũng là địa điểm tuyệt vời để đọc sách.
Chỗ ngồi được thiết kế với độ cao khác nhau. Các em nhỏ tự do lựa chọn vị trí yêu thích để chơi đùa hay đọc sách. Kiến trúc sư tin rằng, kiểu bố trí này sẽ hỗ trợ trẻ em phát triển lối tư duy độc lập cùng khả năng giải quyết vấn đề.
Tại Liceo Europa, trò cờ vua cũng trở nên đặc biệt hơn khi các em được đấu trí trên bàn cờ khổng lồ, nhằm tăng mức độ nhập cuộc của người chơi. Với những phòng trò chơi đặc biệt như thế này, học sinh chắc hẳn không muốn rời trường.
Theo công ty Rosan Bosch, họ hướng tới việc xây dựng môi trường học tập năng động, kết hợp học, thông qua hoạt động thể chất để phát triển kỹ năng đọc và tinh thần khám phá, sáng tạo.
Trường chú trọng cả hoạt động trong và ngoài lớp với các hoạt động thể chất đa dạng, kết hợp việc rèn luyện kỹ năng sống với âm nhạc, mỹ thuật. Ban lãnh đạo nhà trường hy vọng, phương pháp giảng dạy này sẽ chuẩn bị cho trẻ em những tố chất cần thiết để thành công trong học tập và cuộc sống sau này.
Theo Zing
Nhà trẻ độc đáo bên trong container ở Nhật Bản Để tiết kiệm tiền bạc và đảm bảo an toàn cho học sinh, một trường mẫu giáo ở Nhật Bản quyết định cải tạo container thành môi trường học tập, vui chơi cho các em nhỏ. Nằm ở thành phố Saitama, Nhật Bản, trường mẫu giáo OA đã hoạt động 50 năm và trải qua nhiều trận động đất khiến cơ sở vật...