Ai Cập công bố những khám phá khảo cổ quan trọng về Nữ hoàng Hatshepsut
Ngày 8/1, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập thông báo các nhà khảo cổ học nước này đã phát hiện những khám phá quan trọng tại thành phố Luxor, trong đó có một phần của ngôi đền liên quan đến Nữ hoàng Hatshepsut.
Ai Cập công bố những khám phá khảo cổ mới gần Luxor. Ảnh: english.news.cn
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, sau 3 năm làm việc, nhóm chuyên gia khảo cổ học do Quỹ Zahi Hawass dẫn đầu đã phát hiện một phần nền móng được bảo quản tốt của Đền Thung lũng Nữ hoàng Hatshepsut. Nơi này từng là lối vào chính của khu phức hợp tang lễ của nữ hoàng, có niên đại từ Vương triều thứ 18 (khoảng năm 1539 – 1292 trước Công nguyên).
Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA) Mohamed Ismail Khaled cho biết những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với thành phố Luxor, đặc biệt là những hiện vật có liên quan đến Nữ hoàng Hatshepsut.
Video đang HOT
Nhà Ai Cập học nổi tiếng kiêm người đứng đầu phái đoàn khảo cổ Zahi Hawass mô tả đây là phát hiện hoàng gia quan trọng đầu tiên ở khu vực Bờ Tây của thành phố Luxor, kể từ khi phát hiện lăng mộ của của Pharaoh Tutankhamun, đán.h dấu một cột mốc trong việc nghiên cứu lịch sử Ai Cập cổ đại.
Phó trưởng phái đoàn khảo cổ học Ai Cập Tarek El Awady cho biết các trầm tích nền móng còn nguyên vẹn, chưa từng được công bố kể từ cuộc khai quật của nhà khảo cổ Herbert L. Winlock cách đây một thế kỷ, cung cấp những hiểu biết vô giá về quá trình xây dựng ngôi đền và di sản của Nữ hoàng Hatshepsut.
Cuộc khai quật cũng đã tìm thấy hơn 1.000 khối và mảnh vỡ được trang trí với các phù điêu và chữ chạm khắc chi tiết hiếm có thể hiện sự thành thạo về nghệ thuật của triều đại Hatshepsut và người kế vị là Pharaoh Thutmose III. Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, đây là những dòng chữ hoàn chỉnh nhất được tìm thấy từ ngôi đền Hatshepsut, vốn đã bị phá hủy trong Thời kỳ Ramesside (khoảng năm 1292-1077 trước Công nguyên).
Ngoài ra, những phát hiện khác được các nhà khảo cổ Ai Cập công bố bao gồm hơn 100 tấm bia đá vôi và thạch anh khắc tên của Nữ hoàng Hatshepsut và một tấm bia độc đáo ghi tên Senmut, kiến trúc sư nổi tiếng của nữ hoàng.
Nhóm nghiên cứu phát hiện các ngôi mộ và hiện vật được cắt bằng đá từ thời Trung Vương quốc (khoảng năm 1938-1630 trước Công nguyên), bao gồm một ngôi mộ thuộc về “Người giám sát Cung điện” của Nữ hoàng Tetisheri từ Vương triều thứ 17 (khoảng năm 1630 – 1540 trước Công nguyên). Các hầm chôn cất cùng thời kỳ, một nghĩa trang rộng lớn và các đồng tiề.n bằng đồng từ thời kỳ Ptolemaic (vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại) cũng được tìm thấy trong quá trình khai quật.
Tổng giám đốc của cơ quan khảo cổ thành phố Luxor Abdel-Ghaffar Wagdy đán.h giá những phát hiện mới này “chắc chắn sẽ giúp thu hút nhiều khách du lịch hơn” đến với địa chỉ khảo cổ nổi tiếng Luxor.
Phát hiện lăng mộ bác sĩ hoàng gia 4.000 năm tuổ.i tại Ai Cập
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập vừa công bố một phát hiện khảo cổ quan trọng tại khu di tích Saqqara, phía Nam thủ đô Cairo.
Lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba được phát hiện tại khu di tích Saqqara, phía nam thủ đô Cairo, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, đoàn khảo cổ học liên quốc gia Pháp-Thụy Sĩ đã tìm thấy một lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba có niên đại hơn 4.000 năm tuổ.i.
Đặc biệt, lăng mộ này thuộc về một bác sĩ hoàng gia phục vụ dưới triều đại Pharaoh Pepy II (2278-2184 trước Công nguyên) - vị vua cuối cùng của Vương triều thứ 6 trong giai đoạn Cổ Vương quốc Ai Cập. Mastaba là kiểu kiến trúc lăng mộ điển hình thời kỳ này, với đặc trưng hình chóp cụt, đế hình chữ nhật, mái phẳng cùng các bức tường bên dốc được xây dựng từ đá hoặc gạch bùn.
Ông Mohamed Ismail Khaled, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA), nhấn mạnh tầm quan trọng của phát hiện này đối với việc nghiên cứu lịch sử khu vực Saqqara. Các văn bản và hình vẽ trên tường lăng mộ đã tiết lộ nhiều khía cạnh mới về đời sống thường nhật trong thời kỳ Cổ Vương quốc.
Lăng mộ cổ thuộc loại kiến trúc mastaba được phát hiện tại khu di tích Saqqara, phía nam thủ đô Cairo, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN
Mặc dù các nghiên cứu sơ bộ cho thấy lăng mộ đã từng bị cướp phá, nhưng may mắn là các họa tiết chạm khắc và chữ tượng hình trên tường vẫn được bảo tồn khá tốt. Đoàn khảo cổ còn phát hiện một quan tài đá, với các dòng chữ khắc trên trần lăng mộ và bên trong quan tài giúp xác định được danh tính và chức vụ của chủ nhân.
Khu khảo cổ Saqqara, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, là nghĩa trang lớn của người Ai Cập cổ đại. Gần đây, các cuộc khai quật tại đây liên tục có những phát hiện giá trị, bao gồm nhiều quan tài cổ nghìn năm tuổ.i, các hiện vật quý hiếm và xá.c ướ.p của nhiều loài động vật như rắn, chim, bọ hung.
Ai Cập lên tiếng việc YouTuber MrBeast thuê Kim tự tháp để quay phim Theo Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập, dự án của MrBeast tập trung vào việc thực hiện một loạt các phim ngắn quảng bá nhằm tôn vinh vẻ đẹp hùng vĩ của các kỳ quan khảo cổ Ai Cập. Kim tự tháp Giza của Ai Cập. Ảnh: Getty images Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập vừa chính thức bác...