Ai Cập ấn định thời điểm tổ chức hội nghị huy động viện trợ cho Dải Gaza
Ngày 7/11, Hãng thông tấn MENA đưa tin Ai Cập sẽ tổ chức một hội nghị để huy động viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza vào tháng 12 tới với sự tham gia của các đối tác toàn cầu, bao gồm cả các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) như Cơ quan cứu trợ và việc làm của LHQ cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA).
Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống miền Bắc Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập phụ trách các vấn đề đa phương và an ninh quốc tế Amr Aljowaily đã công bố thông tin này trong một phiên họp thảo luận về khủng hoảng Gaza, được tổ chức bên lề Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đang diễn ra tại Cairo. Ông Aljowaily cho biết sự kiện này sẽ là hội nghị cấp bộ trưởng thể hiện cam kết của Ai Cập trong việc giải quyết các vấn đề của người Arập, đặc biệt là vấn đề Palestine.
Trong phiên họp, nhà ngoại giao Ai Cập mô tả cuộc khủng hoảng Gaza là một chủ đề quan trọng khi thảo luận về những thách thức mà Trung Đông phải đối mặt. Ông khẳng định giải pháp duy nhất cho vấn đề Palestine là cho phép người dân giành được đầy đủ các quyền của họ.
Ông cũng kêu gọi thực hiện ý kiến của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), trong đó kêu gọi chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, một lập trường được Đại hội đồng LHQ ủng hộ. Hơn nữa, ông Aljowaily nhấn mạnh xung đột giữa Israel-Hamas tại Dải Gaza đã dẫn đến sự phá hủy chưa từng có đối với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của dải đất này. Gần 2/3 số tòa nhà ở Gaza đã bị phá hủy hoàn toàn, bao gồm các cơ sở giáo dục, y tế và chính phủ, các khu dân cư, địa điểm tôn giáo và các khu vực khảo cổ. Ông lưu ý mức độ phá hủy như vậy đã cản trở việc triển khai các dịch vụ thiết yếu.
Ông Aljowaily cũng nhắc lại sự sẵn sàng của Ai Cập trong việc hỗ trợ tái thiết dải đất này, dựa trên kinh nghiệm sâu rộng của nước này trong phát triển đô thị và sự tham gia trước đây của chính quyền Cairo vào các nỗ lực tái thiết ở Iraq và Libya.
Video đang HOT
Ông nêu bật lập trường của Ai Cập liên quan đến hành động quân sự của Israel tại Gaza thể hiện ở ba hướng chính: nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza; nỗ lực cung cấp viện trợ cho người dân Palestine ở cả Gaza và các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng; và hành động cùng với Đại hội đồng LHQ và các cơ chế pháp lý khác của các tổ chức LHQ, bao gồm ICJ, để thành lập một nhà nước Palestine theo đường biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô.
Cuộc xung đột kéo dài một năm ở Gaza giữa Israel và phong trào Hamas đã khiến hơn 140.000 người Palestine thương vong và gây ra sự tàn phá lớn về nhà cửa và cơ sở hạ tầng dân sự có thể mất hàng thập kỷ để xây dựng lại.
LHQ ước tính xung đột đã gây ra hơn 42 triệu tấn gạch đá đổ nát ở Gaza, gấp 14 lần đống đổ nát tích tụ ở Gaza từ năm 2008 đến khi khủng hoảng bùng phát một năm trước và gấp hơn 5 lần lượng gạch đá đổ nát của trận chiến Mosul năm 2016-2017 ở Iraq. Theo LHQ, có thể mất tới 15 năm và gần 650 triệu USD để dọn sạch tất cả lượng gạch đá đổ nát ở Gaza.
Liên quan đến hoạt động viện trợ cho Gaza, cùng ngày 7/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đánh giá Israel đã đạt tiến triển trong việc đưa hàng viện trợ vào vùng đất này, nhưng vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa. Ông Austin đưa ra nhận định trên, nhưng không đề cập cụ thể đến nội dung bức thư mà Mỹ gửi cho Israel tháng trước.
Tháng 10 vừa qua, ông Austin và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gửi thư yêu cầu Israel thực hiện các biện pháp cụ thể để giải quyết tình hình đang xấu đi tại vùng lãnh thổ của Palestine. Nếu không, chính quyền Mỹ có thể sẽ hạn chế viện trợ quân sự cho Israel. Nội dung thư nêu rõ Israel có 30 ngày (đến ngày 13/11) để tiến hành các bước đi cụ thể, trong đó cho phép tối thiểu 350 xe tải vào Gaza mỗi ngày, thiết lập lệnh tạm dừng giao tranh để tạo điều kiện vận chuyển hàng viện trợ và bãi bỏ lệnh sơ tán đối với thường dân Palestine khi không cần thiết. Trong thư, giới chức Mỹ cũng hối thúc Israel “liên tục” cho phép hàng viện trợ vào Gaza qua 4 cửa khẩu chính và mở cửa khẩu thứ 5. Cửa khẩu tại Kissufim, gần một vùng định cư đối diện với khu vực phía Nam Gaza, hầu như không được sử dụng ngoại trừ quân đội, kể từ khi Israel rút khỏi Gaza vào năm 2005.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Israel thông báo với Mỹ rằng dự kiến mở thêm cửa khẩu tại Kissufim “trong vài ngày tới”, sau khi mở lại cửa khẩu Erez gần đây. Người phát ngôn của bộ, ông Matthew Miller cho biết đã có 229 xe tải viện trợ vào Gaza ngày 5/11 vừa qua.
Ai Cập nhấn mạnh yêu cầu thống nhất lãnh thổ của Palestine
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 21/8, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty và Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương phong trào Fatah ở Palestine Jibril Rajoub đã nhấn mạnh rằng bất kỳ nghị quyết nào vì mục đích chính đáng của Palestine đều phải bắt nguồn từ sự thống nhất của các vùng lãnh thổ Palestine và tuân thủ các nghị quyết quốc tế có liên quan.
Trường học Salah al-Din ở thành phố Gaza bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel ngày 21/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập, trong cuộc gặp tại Cairo, ông Abdelatty và ông Rajoub đã nêu bật yêu cầu thống nhất của Palestine trong bối cảnh những thách thức hiện nay.
Hai quan chức cũng nhất trí tăng cường vai trò của chính quyền Palestine, có trụ sở tại Ramallah ở Bờ Tây bị chiếm đóng, để đạt được nguyện vọng của người dân Palestine.
Trong cuộc họp, Ngoại trưởng Abdelatty đã nêu rõ những nỗ lực của Ai Cập nhằm hợp tác với các bên khác nhau để chấm dứt xung đột ở Dải Gaza, đạt được lệnh ngừng bắn và tạo điều kiện trao đổi tù nhân giữa Hamas và Israel.
Ông nói thêm rằng Ai Cập kiên quyết phản đối bất kỳ kế hoạch nào nhằm di dời người Palestine khỏi các vùng đất của mình, đồng thời nhắc lại cam kết của Cairo trong việc đảm bảo viện trợ nhân đạo đến được Gaza mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Ai Cập cũng nêu đề xuất của Cairo nhằm huy động sự ủng hộ của quốc tế cho việc công nhận Nhà nước Palestine và các hoạt động ngoại giao của Cairo với các quốc gia khác để ủng hộ một giải pháp lâu dài và công bằng cho vấn đề Palestine.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập, nghị quyết này sẽ dựa trên việc thành lập một Nhà nước Palestine độc lập theo đường biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô.
Về phần mình, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương phong trào Fatah Rajoub đã thông báo cho Ngoại trưởng Ai Cập Abdelatty những diễn biến mới nhất về tình hình thực địa hiện nay ở Palestine, trong đó có cả cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza và Bờ Tây.
Ông Rajoub nêu bật những thách thức mà Palestine đang phải đối mặt và các chiến lược tiềm năng để giải quyết các vấn đề này trong các giai đoạn sắp tới.
Ông cũng đánh giá cao vai trò quan trọng và then chốt của Ai Cập trong việc hỗ trợ vấn đề Palestine và những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ở Gaza cùng hậu quả nhân đạo của cuộc xung đột này.
Tình hình y tế tại Gaza tiếp tục xấu đi Ngày 27/6, Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc (LHQ) dành cho Người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA) cho biết tình hình y tế tại Dải Gaza đang tiếp tục xấu đi. Bệnh nhân được điều trị tại một bệnh viện ở Dải Gaza ngày 24/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Trong bài đăng trên mạng xã hội X, UNRWA...