Ai “cản trở” sinh viên ĐH Hùng Vương tốt nghiệp?
Các cấp thẩm quyền thì cho rằng, việc không tổ chức thi tốt nghiệp được cho 1.563 SV Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM là do con dấu bị “chiếm giữ trái phép”, “trường không đủ năng lực để tổ chức thi”… Thực tế có phải như vậy?
Càng đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề việc bảo quản và sử dụng con dấu tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, Dân Việt càng phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến nguyên nhân… “không thể tổ chức thi tốt nghiệp cho SV” mà phía hiệu trưởng tạm quyền Tạ Thị Kiều An đưa ra.
Vướng mắc ở đâu?
Trong hàng loạt các công văn mà UBND TP.HCM gửi các cấp có thẩm quyền (Công văn số 5518-UBND-VX gửi Bộ GD-ĐT; Công văn số 5676/UBND-VX gửi Văn phòng Chính phủ…), phía UBND TP.HCM đều nhấn mạnh: BGH Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM thừa nhận không đủ năng lực tổ chức thi tốt nghiệp cho SV; con dấu bị chiếm giữ trái phép… khiến cho các cấp có thẩm quyền thực sự lúng túng.
Con dấu bị chiếm giữ trái phép… khiến cho các cấp thẩm quyền thực sự lúng túng
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Dân Việt, từ ngày 24/6/2013 đến ngày 26/10/2013, phòng Hành chính Tổng hợp của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã đóng dấu hơn 30 loại văn bản với 8.632 lượt các loại như: bảng điểm, phiếu điểm, giấy chứng nhận HSSV… đến các loại văn bản như hợp đồng giảng dạy, hóa đơn thu học phí… Như vậy, nhận định của các cấp có thẩm quyền về việc con dấu Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM bị “chiếm giữ” có hợp lý?
Ở một khía cạnh khác, bà Tạ Thị Kiều An, hiệu trưởng tạm quyền nhà trường đưa ra lý do các văn bản do bà ký không được đóng dấu là một vấn đề phải xem xét lại vì thực tế, phía phòng Hành chính Tổng hợp của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã đưa ra hàng chục giấy tờ cho phóng viên kiểm chứng. Trên tất cả các văn bản này đều có chữ ký của bà Tạ Thị Kiều An kèm với dòng chữ: “không đóng dấu”.
Ngoài ra, với việc “BGH nhà trường thừa nhận không đủ năng lực tổ chức thi tốt nghiệp cho SV”, nhiều CB-GV nhà trường đặt câu hỏi: Ai là người đã thừa nhận vấn đề này?. Do cả một ban lãnh đạo BGH nhà trường hay chỉ một vài cá nhân đề xuất?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Dờn, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, cho biết: “Nếu căn cứ theo luật, cụ thể là quyết định 61 thì hiện Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM không có hiệu trưởng tạm quyền. Cụ thể, theo quyết định 61/2009/QĐ-TTg, Chủ tịch HĐQT sẽ ký các quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng tạm quyền trong vòng 1 tháng, sau đó sẽ đề nghị Bộ GD-ĐT công nhận. Tuy nhiên, từ tháng 6 đến nay, ông Đặng Thành Tâm đã ký quyết định bổ nhiệm PGS-TS Tạ Văn Thành; sau đó là ký cho bà Tạ Thị Kiều An làm hiệu trưởng tạm quyền và… “gia hạn” chức vụ hiệu trưởng tạm quyền từ đó đến nay trong 3 tháng”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Dờn: “Hoặc cứ cho bà Tạ Thị Kiều An là người thừa nhận không thể tổ chức thi tốt nghiệp được cho sinh viên thì phải xem xét do bà không đủ năng lực hay do cả bộ máy nhà trường không làm được? Tại sao có khả năng đào tạo các em mà lại không đủ năng lực tổ chức thi cho các em?”.
Hoàn toàn có thể tổ chức thi tốt nghiệp cho SV
Thực tế, theo tìm hiểu của Dân Việt, phía Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có thể tổ chức thi tốt nghiệp cho SV chứ không phải chuyển SV đi bất cứ trường nào khác và người hoàn toàn có thể làm được điều này là bà Tạ Thị Kiều An, hiệu trưởng tạm quyền đương nhiệm.
Cụ thể, theo nhiều văn bản thành lập hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh viên… những năm về trước (2010, 2011, 2012 – PV), bà Tạ Thị Kiều An đều đích thân ký vì bà được ông Lê Văn Lý, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo.
Thậm chí, tại thời điểm ông Lê Văn Lý bị “tạm đình chỉ” (từ ngày 2/3/2012 đến ngày 17/8/2012 – PV) thì vào cuối tháng 6 năm 2012, đích thân bà Tạ Thị Kiều An cũng đã ký thành lập các hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên.
Vậy vì lý do gì mà bà Tạ Thị Kiều An bỗng dưng… không ký các văn bản thành lập hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho SV dù bà thực sự là người làm được điều này?
Chuyển Sinh viên, giảng viên về cơ sở mới chưa đủ điều kiện
Ông Ngô Gia Lương (Chủ tịch HĐQT mới do đại hội Cổ đông bất thường bầu – PV), vừa ký công văn “cảnh báo” toàn thể CB-GV nhà trường về việc chuyển trụ sở từ 342 bis Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Tân Bình) về tòa nhà 736 Nguyễn Trãi (Q.5). Theo đó, công trình 736 Nguyễn Trãi đã được Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Xây dựng (Sở Xây dựng TP.HCM) kiểm định chất lượng và khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Tại văn bản kết luận, trung tâm này đưa ra 10 kiến nghị phải sửa chữa để đảm bảo an toàn cho giảng viên và sinh viên.Đáng nói, 10 kiến nghị này đến nay vẫn chưa được sửa chữa nhưng ngày 18/10 vừa qua, bà Tạ Thị Kiều An đã ký quyết định chuyển về trụ sở mới này từ ngày 24/10 đến ngày 24/11.
Theo TNO
Vụ việc Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM: Bộ có thể xử lý đặc biệt?
Việc Bộ GD-ĐT chính thức đồng ý với UBND TP.HCM chuyển sinh viên Trường ĐH Hùng Vương sang trường khác thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận khiến dư luận đặt câu hỏi: giải pháp này đã thật sự hợp lý chưa và Bộ có vi phạm chính quy chế đào tạo?
Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Phóng viên Báo Thanh Niên đã trao đổi với GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, về những thắc mắc này. Ông Ga cho biết:
Do con dấu bị chiếm giữ trái phép, đến nay Trường ĐH Hùng Vương không thể tổ chức cho sinh viên (SV) tốt nghiệp theo đúng kế hoạch đào tạo. Nói cách khác, hoạt động đào tạo đối với SV năm cuối của trường đã bị tự ngừng, gây thiệt hại cho người học. Trong trường hợp này, theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 9 của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 40/2011/NĐ-CP), trường có trách nhiệm khôi phục quyền học tập của SV năm cuối theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường ĐH Hùng Vương đã có văn bản đề nghị, UBND TP.HCM đã nhất trí và Bộ đồng ý với đề xuất của trường về việc chuyển SV năm cuối sang một số trường ĐH khác để làm tốt nghiệp là phù hợp với quy định tại Nghị định số 49.
Chưa tính toán đến việc cấp bằng
Thưa ông, Bộ có phương án cấp bằng như thế nào sau khi SV thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khóa luận ở các trường khác?
Trong quá trình xử lý vụ việc tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, quyền lợi của SV được đưa lên hàng đầu. Về thời gian thi tốt nghiệp, Bộ cũng để trường chủ động trên nguyên tắc ưu tiên cho SV. Nếu SV cần ôn tập, trường phải thu xếp xem khả năng lúc nào các em đủ điều kiện thì mới tổ chức thi. Về bằng cấp, trước mắt SV cứ yên tâm thi tốt nghiệp, sau một tháng, Bộ sẽ xem xét, tính toán cấp bằng như thế nào hợp lý và đảm bảo quyền lợi cho SV nhất.
Nếu trong thời gian này Trường ĐH Hùng Vương giải quyết được con dấu thì trường này cấp bằng là tốt nhất. Trong trường hợp bất đắc dĩ là con dấu không thể nào có được trong thời hạn quy định thì Bộ sẽ nghiên cứu phương án khác. Bộ sẽ bàn với các trường để có hướng xử lý đặc biệt cấp bằng cho SV. Tuy đây là vụ việc chưa có tiền lệ nhưng trong quá khứ vẫn có những trường hợp đặc biệt và Bộ cũng có thể xử lý đặc biệt. Trong quy chế không lường trước được việc này thì mình phải có biện pháp xử lý.
Nhưng có nhiều trường ngoài công lập chất lượng tốt và có đào tạo các ngành học của Trường ĐH Hùng Vương, sao Bộ lại chuyển SV này qua các trường công lập?
Bằng cấp và chương trình đào tạo, chuẩn chất lượng của các trường công lập và ngoài công lập đều như nhau. Luật Giáo dục cũng quy định không phân biệt giữa trường công lập và ngoài công lập. Vì vậy, chuyển SV từ trường ngoài công lập qua thi tại các trường công lập không có vướng mắc gì. Bộ chọn trường thuận lợi nhất, có nhiều ngành phù hợp nhất trong thành phố để SV dễ dàng thi.
Ngoài ra, việc UBND TP.HCM và Bộ GD-ĐT đồng ý cho các trường công lập tổ chức thi tốt nghiệp cũng đã tính toán đến quyền lợi của SV. Đây là các trường có uy tín tốt, được xã hội thừa nhận để không có sự dễ dãi trong việc thi tốt nghiệp/bảo vệ khóa luận. Sau này, người ta không nghi ngờ về chất lượng của các em, giúp các em không bị ảnh hưởng bởi chuyện ở Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM trước đó.
Các trường nhận sinh viên
Theo quyết định của Bộ GD-ĐT, 4 trường ĐH sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thi tốt nghiệp cho 1.563 SV Trường ĐH Hùng Vương gồm: Sài Gòn, Mở TP.HCM, Công nghệ TP.HCM, Nông Lâm (thuộc ĐH Huế)
Bộ nói không sai quy chế
Nhưng Quy chế 25 đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy có quy định SV năm cuối không được phép chuyển trường. Vậy việc Bộ đồng ý cho SV chuyển sang thi tốt nghiệp ở trường khác có trái với quy chế không, thưa ông?
Việc Bộ đồng ý cho phép chuyển SV năm cuối của trường này sang một số trường khác không vi phạm Quy chế đào tạo ĐH và CĐ chính quy ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT. Vì rằng, điều 9 của quy chế này quy định về điều kiện và thủ tục SV được xét chuyển trường; không áp dụng cho trường hợp cơ sở đào tạo đề xuất chuyển SV sang cơ sở đào tạo khác. Mặt khác, quyết định cho phép chuyển SV cũng do lãnh đạo Bộ ký thì hoàn toàn có giá trị pháp lý.
Hiện tại không có phương án nào khả thi hơn nữa để giúp SV ngoài phương án này. Chúng ta không thể để SV bơ vơ mãi được. Vả lại, chính lãnh đạo Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cũng thừa nhận mình không thể đảm bảo được việc tổ chức thi tốt nghiệp và phải nhờ đến các cơ quan quản lý.
UBND TP.HCM làm thay việc của trường?
Theo quy trình xử lý vụ việc tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, lãnh đạo trường (cụ thể là hiệu trưởng tạm quyền) sẽ liên hệ với các trường có ngành phù hợp, ký hợp đồng với các trường này để chuyển SV thi tốt nghiệp. Sau đó, trường sẽ báo cáo lên UBND TP.HCM và Ủy ban sẽ đề nghị Bộ GD-ĐT đồng ý phương án này. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vai trò của lãnh đạo Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM khá mờ nhạt. UBND TP.HCM liên tục ra công văn khẩn chỉ đạo việc hợp tác với các trường khác. Chưa kể, trong Công văn số 5517/UBND-VX - PV, UBND TP.HCM còn liên hệ với Trường ĐH Nông Lâm (thuộc ĐH Huế) để nhờ... hỗ trợ. Cụ thể, Ủy ban đề nghị Trường ĐH Nông Lâm (thuộc ĐH Huế) hỗ trợ việc tổ chức thi cho 55 SV năm cuối của ngành công nghệ sau thu hoạch (Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM) và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên theo quy định.
Theo TNO
Bộ GD-ĐT chính thức tổ chức thi tốt nghiệp cho sinh viên ĐH Hùng Vương Chiều 21.10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã chính thức ký công văn về việc tổ chức thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM. Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM Theo đó, Bộ đồng ý với đề nghị của UBND TP.HCM về việc chuyển sinh viên năm cuối của...