Agribank – Top 20 trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2018
Agribank thuộc Top 20 và xếp thứ 4 trong số các Ngân hàng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp lớn nhất.
Trong Danh sách xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018 (V1000) được Tổng cục Thuế công bố mới đây, Agribank thuộc Top 20 và xếp thứ 4 trong số các Ngân hàng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp lớn nhất. Kể từ khi V1000 được công bố (2016-2018), Agribank là Ngân hàng Thương mại 3 năm liên tiếp thuộc Top đầu của Danh sách này.
Bảng xếp hạng năm 2018 tiếp tục là sự ghi nhận của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong đó có sự đóng góp của Agribank vào ngân sách quốc gia. Kết quả này cũng khẳng định Agribank là Top các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam trong năm 2018. Như vậy, qua 3 năm Tổng cục Thuế thực hiện công khai V1000 (2016-2018), Agribank thuộc 555 doanh nghiệp có 3 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000.
Theo Báo cáo tài chính năm 2018 của Agribank, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Agribank nộp vào ngân sách đạt 1.575,9 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước của Agribank tăng dần qua các năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Agribank đạt 7.552 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2019, lợi nhuận trước thuế Agribank đạt 9.700 tỷ đồng (mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 11.000 tỷ đồng). Nhờ vào đà tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận, sự đóng góp của Agribank đối với ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank trước thềm cổ phần hóa.
Đến 30-9-2019, tổng tài sản Agribank đạt 1.398.110 tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt 1.285.356 tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1.120.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ và nguồn vốn chiếm trên 50% thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.
Mới đây, Agribank được xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất châu Á về quy mô tài sản (theo The Asean Banker). Như vậy, mục tiêu trở thành một trong 150 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất khu vực châu Á vào cuối năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN giao đã được Agribank thực hiện xong sớm trước thời hạn đề ra.
Hiện nay, Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện cổ phần hóa Agribank theo chỉ đạo của Chính phủ.
Video đang HOT
PV
Theo cand.com.vn
Ông Nguyễn Quốc Hùng: Chưa ngân hàng nào vượt trần tín dụng dù cho vay tăng gần 30%
Các ngân hàng thương mại vẫn đề xuất được nới thêm tín dụng nhưng việc xét duyệt nới chỉ tiêu tín dụng với các ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố.
Sau 9 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng tăng trưởng cho vay cao 20-28%. Đơn cử, Techcombank công bố dư nợ cho vay tăng 28,5% đạt 205.317 tỷ đồng đến cuối tháng 9, cao nhất trong số ngân hàng. Cho vay khách hàng, theo báo cáo tài chính của VIB, tăng 28% lên 123.223 tỷ đồng, tương đương 90% kế hoạch đề ra đầu năm. Nhiều ngân hàng khác cũng có dư nợ cho vay cũng tăng trên 20% như OCB, TPBank.
Nhận định với Người Đồng Hành về diễn biến trên tại một số ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho biết phần lớn ngân hàng tăng trưởng cho vay cao đều có quy mô tài sản không quá lớn. Tác động của tăng trưởng cho vay mỗi nhà băng đối với hệ thống sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng tuyệt đối dư nợ.
"Có những ngân hàng nhỏ tăng dư nợ đến 30-40% cũng chỉ thêm 1.000-2.000 tỷ đồng, tỷ trọng ảnh hưởng vào hệ thống chung quy không lớn. Ngược lại với các ngân hàng lớn như Agribank chỉ cần tăng 10% là dư nợ toàn hệ thống đã tăng 100.000 tỷ đồng", ông Hùng lấy ví dụ.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng, Vụ tín dụng NHNN. Ảnh: VNF.
Thống kê đến cuối tháng 6 cho thấy BIDV, Agribank, Vietcombank và VietinBank vẫn là 4 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống trên 1,1 triệu tỷ đồng. Xét về dư nợ, BIDV đứng đầu với 1,065 triệu tỷ đồng, theo sau là Agribank hơn 1,05 triệu tỷ đồng. Các ngân hàng như Techcombank, ACB, MB, SHB... xếp vào nhóm giữa về tổng tài sản, quanh mức 40.000 tỷ đồng.
Ông Hùng cho biết thêm 9 tháng đầu năm, các ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank chỉ tăng trưởng cho vay khoảng 6% và theo ông "đây là mức thấp".
Về chỉ tiêu riêng của mỗi ngân hàng được NHNN giao từ đầu năm, theo lãnh đạo Vụ Tín dụng, hạn mức cấp tín dụng phê duyệt bao gồm cho vay, đầu tư trái phiếu, bảo lãnh... Con số tăng trưởng cụ thể với mỗi ngân hàng được cân nhắc dựa trên tình hình tài chính và nhiều yếu tố.
Với những ngân hàng đạt chuẩn Basel II, về nguyên tắc thị trường, mỗi ngân hàng được toàn quyền quyết định tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên hiện nay, NHNN vẫn phải xem xét kiểm soát để điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tính toán ảnh hưởng chung đến tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống.
Lãnh đạo Vụ Tín dụng cho hay chưa có ngân hàng nào vượt chỉ tiêu mà NHNN phê duyệt. "Ngân hàng nào vượt chắc chắn sẽ bị xử lý, vì điều này là NHNN kiểm soát", ông Hùng nói.
Ngân hàng muốn được nới trần tín dụng cần nhiều yếu tố
Năm 2019, NHNN có những động thái kiểm soát dòng vốn tín dụng ra nền kinh tế bằng việc đặt chỉ tiêu tăng tưởng toàn ngành ở mức 14%, thấp hơn năm 2018. Tuy nhiên, sau nửa năm, trước tình trạng một số nhà băng chạm trần chỉ tiêu tín dụng được giao, trong khi số khác lại ghi nhận mức tăng trưởng thấp, NHNN lại có một số động thái "bật đèn xanh" khi nới thêm chỉ tiêu cho một số ngân hàng. ACB, MB, Techcombank từng được nới chỉ tiêu tăng trưởng từ 13% lên 17%, VPBank được tăng từ 12% lên 16%...
Các ngân hàng được nới tín dụng đều ghi nhận dư nợ tăng nhanh trong quý III. Đơn cử, Techcombank cho vay tăng hơn 20.000 tỷ đồng, tương đương 12% hay VIB tăng hơn 36.000 tỷ dư nợ, tương đương 19%.
Ông Hùng cho biết việc nới chỉ tiêu tín dụng tại các ngân hàng được cân nhắc, xem xét trên nhiều yếu tố trên cơ sở an toàn chung của hệ thống. NHNN vẫn xét duyệt theo đợt. "Các ngân hàng thương mại vẫn đề xuất được nới thêm tín dụng nhưng NHNN phải đặt trong bối cảnh chung, căn cứ theo thực tế nền kinh tế, an toàn hệ thống và dựa trên nguồn vốn, thanh khoản và hệ số CAR các đơn vị", ông Hùng cho hay.
Việc tăng lãi suất, phá vỡ mặt bằng chung trên thị trường là không phù hợp. Ảnh: VNF.
Các ngân hàng muốn cải thiện nguồn vốn bằng cách nâng lãi suất để huy động nguồn tiền đó tăng hạn mức cho vay sẽ không được nới tín dụng và có thể bị xem xét lại chỉ tiêu. Ông đề cập các ngân hàng muốn nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cần phải đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR), an toàn thanh khoản, đồng thời phải kiểm soát được nợ xấu và không còn nợ ở VAMC, "cùng nhiều thứ nữa mà bản thân ngân hàng phải tự xử lý được".
"Việc tăng lãi suất, phá vỡ mặt bằng chung trên thị trường là không phù hợp", ông Hùng khẳng định.
Trên thị trường, từ giữa tháng 8, lãi suất huy động trong nhóm các ngân hàng thương mại có quy mô vừa và nhỏ có chiều hướng tăng. Mức lãi suất cho các kỳ hạn dài trên 6 tháng đã được đẩy lên mức cao nhất 8,5-9%/năm. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị có sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất huy động tới 9-10,2%/năm với kỳ hạn dài như SHB, Bản Việt...
Nhìn chung, ông Hùng khẳng định các chỉ tiêu tại mỗi ngân hàng sẽ được cân nhắc công bằng, xây dựng cơ sở bình đẳng và đảm bảo vững chắc hệ thống.
Theo thông tin từ NHNN, đến 4/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với đầu năm. Trong khi đó, 9 tháng đầu 2018, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tín dụng tăng 9,52%. Đến tháng 10/2018, con số này là 10,5%, theo công bố tại họp báo Chính phủ thường kỳ.
Theo Lê Hải
Người đồng hành
Lợi nhuận Vietinbank phục hồi Các khoản thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 39% trong quý 3 giúp Vietinbank có kết quả kinh doanh khả quan. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 trong đó dư nợ cho vay khách hàng chỉ tăng 3,9% so với thời điểm...