Agribank: “Người tính không bằng trời tính”?
Yếu tố bất thường và bất khả kháng, cùng trách nhiệm trước giá trị tài sản Nhà nước khiến Agribank sẽ phải tính toán lại?
Đầu tuần này, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam ( MSB) công bố thông tin về định hướng kế hoạch hoạt động năm 2020, chuẩn bị cho họp đại hội đồng cổ đông sắp tới.
Một nội dung được chú ý: Hội đồng Quản trị MSB đề xuất tạm hoãn việc xúc tiến niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX). Nguyên do được giải thích, việc niêm yết thời điểm này có thể dẫn đến giá khởi điểm cho cổ phiếu MSB khi giao dịch sẽ bị định giá ở mức thấp hơn giá trị nội tại và không thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
Trước đó, trong một lần trao đổi với BizLIVE, lãnh đạo cấp cao của MSB cho biết họ đã nhiều năm dồn lực tự tái cơ cấu để bắt đầu tạo quãng tăng trưởng mạnh những năm gần đây, đặc biệt trong 2019. Cùng đó, kế hoạch giới thiệu với giới đầu tư quốc tế, xúc tiến chào bán cổ phần cũng đã được tính tới.
Một quãng thời gian khá dài, về giá trị hàng hóa có thể nói đã đến độ chín, để chuẩn bị cho MSB chính thức chào sàn.
Tuy nhiên, như trên, đề xuất hoãn xúc tiến niêm yết cổ phiếu đã đưa ra. Đại dịch Covid-19 tạo trở ngại trọng yếu về bối cảnh, thời điểm…
Từ trường hợp MSB, nhìn sang điểm tạo hàng có thể nói được chờ đợi lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm nay tập trung ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Agribank ).
Gần một tháng trước, khoảng trống nhân sự vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, cùng cơ cấu lãnh đạo cấp cao, đã được kiện toàn. Cộng với sự chuẩn bị trong năm 2019, kế hoạch cổ phần hóa tại đây đã tiến gần hơn tới khả năng hiện thực.
Nhưng trước hết, lúc này, yêu cầu cụ thể hơn đối với họ vẫn là tăng vốn điều lệ. Các mốc hẹn từng được gián tiếp nêu ra, như trong quý I, rồi quý II. Đề xuất, kiến nghị các đầu mối chức năng quản lý nhà nước tiếp tục thêm tần suất mới thời gian gần đây. Nhưng, cũng chỉ cách đây vài tuần, tại cuộc họp Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, “Nguồn từ đâu?” vẫn là câu hỏi đặt ra khi thảo luận về việc tăng vốn cho Agribank.
Vẫn là câu trả lời cũ. Nguồn từ ngân sách. Nhưng, kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước trung hạn không có phần bố trí tăng vốn cho các ngân hàng thương mại. Khả năng còn lại, tình huống có thể khác nếu kỳ họp bắt đầu từ tuần tới Quốc hội xem xét và có nghị quyết điều chỉnh hay không.
Dù vậy vẫn chỉ là ngắn hạn. Để tạo nguồn bền vững, chủ động hơn và lâu dài hơn, Agribank cần mở cánh cửa cổ phần hóa để thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Tương tự MSB, tình huống “người tính không bằng trời tính” cũng nằm ở đây.
Video đang HOT
Như BizLIVE từng có bài viết về kế hoạch cổ phần hóa Agribank trong năm ngoái , quá trình lột xác thực sự, có thể nói là thần kỳ đã thể hiện tại đây, như một sự chuẩn bị cần thiết nhất cho bước chuyển đổi lớn.
Từ một thành viên có hiệu quả kinh doanh yếu nhất trong khối ngân hàng quốc doanh nhiều năm trước, với nợ xấu ở mức rất cao, là “khách hàng lớn” của VAMC, Agribank tạo hiện tượng thay đổi từ trong 2018, rồi bất ngờ lớn trong 2019.
Từ tháng 10/2019, đây là trường hợp tạo dấu ấn khi lũy kế đã vượt xa mốc 10.000 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu có cái nhíu mày nào đó trên thị trường về tỷ lệ nợ xấu rất thấp (1,4% cuối 2019), thì Agribank nhanh chóng tuyên bố đã mua lại trước hạn toàn bộ các khoản nợ đã bán cho VAMC.
Quá trình tái cơ cấu và lột xác đó gắn với quy mô vốn chủ sở hữu thấp nhất trong khối ngân hàng thương mại nhà nước, hoặc Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối. Dù tạo nên những kết quả vượt trội nói trên nhưng Agribank không thể né được yếu điểm này.
Vốn chủ sở hữu gánh tổng tài sản. Kết năm 2019, tổng tài sản Agribank đã lên tới 1,45 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản là thị phần. Thị phần ngân hàng cạnh tranh quyết liệt. Để cạnh tranh và mở rộng thì phải có vốn. Để chủ động có vốn, đặc biệt ở thặng dư vốn, phải cổ phần hóa.
Thế nhưng, ngay cả khi có triển vọng vượt qua trở ngại lớn nhất là định giá tài sản đất đai trải rộng và manh mún có thể đến cả nghìn điểm trên cả nước, tiến độ cổ phần hóa một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam này có thể cũng vấp phải… Covid-19, tương tự như MSB.
Như Hội đồng Quản trị MSB giải thích, đại dịch xẩy ra khiến bối cảnh và điều kiện thị trường thay đổi theo hướng tiêu cực. Điều này ảnh hưởng bất lợi đến vấn đề định giá và lợi ích cổ đông.
Agribank cũng vậy. Vấn đề giá trị tài sản Nhà nước khi cổ phần hóa vấp phải Covid-19 hẳn được cân nhắc.
Giá cổ phiếu trên sàn giảm rồi có thể tăng. Nhưng cổ phần hóa chỉ có một giá trị đóng khung duy nhất, và mang tính thời điểm. Đó là ở thặng dư vốn cổ phần phát hành lần đầu. Nếu thực hiện ở bối cảnh bất lợi, giá trị thặng dư đó có thể thấp, tài sản Nhà nước có thể bị hạn chế, nhưng lâu dài hơn là nguồn lực thặng dư (nếu được giữ lại) cũng hạn chế đi giá trị thúc đẩy cho tương lai ngân hàng.
Nhìn lại, như tại Vietcombank, BIDV…, sau cổ phần hóa và phát hành thêm, nguồn thặng dư được giữ lại rất lớn và có tính quyết định trong mở rộng thị phần và cạnh tranh.
Ở một hướng khác, bên cạnh bối cảnh và điều kiện thị trường, Covid-19 còn tác động đến giá trị nội tại của Agribank – cơ sở để định giá trực tiếp nếu cổ phần hóa năm nay.
Cập nhật ngày 6/5, Agribank cho biết, để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, họ đã hạ lãi suất cho 27.500 khách hàng, với dư nợ 45.165 tỷ đồng. Quy mô này rất nhỏ so với khi so với tổng dư nợ và đầu tư của Agribank cuối 2019 (trên 1,3 triệu tỷ đồng).
Dù vậy, ảnh hưởng của Covid-19 đối với ngân hàng dự kiến sẽ sâu rộng hơn, có thể lâu dài hơn khi chưa định rõ điểm kết của đại dịch.
Vậy, Agribank có quyết cổ phần hóa năm nay hay không, khi có yếu tố bất thường và bất khả kháng đó, cùng vấn đề giá trị tài sản Nhà nước có thể bị hạn chế? Nhưng nếu không đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa, Agribank sẽ vẫn phải loay hoay với áp lực tăng vốn, nhất là khi các đối thủ đã tiến xa ở điểm này, và dĩ nhiên họ không hề có ý dừng lại chờ đợi?
Có lẽ, một tình huống đặt ra hoặc kỳ vọng: tại kỳ họp bắt đầu từ tuần tới, Chính phủ sẽ trình cụ thể đề xuất hướng tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó có Agribank; Quốc hội chấp thuận và điều chỉnh kế hoạch phân bổ ngân sách tạo nguồn.
Nếu vậy, Agribank sẽ có thêm một cơ hội để chuẩn bị tốt hơn nữa cho kế hoạch cổ phần hóa, nhất là về lựa chọn thời điểm. Song, Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, trong đó có Agribank, có thể linh hoạt vì Covid-19 hay không?
Nhiều câu hỏi vẫn đặt ra như vậy. Và không chỉ riêng Agribank.
Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″ mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2019 đã xác định: hết năm 2020 toàn bộ cổ phiếu các ngân hàng phải lên sàn chứng khoán. Tương tự như tình huống cổ phần hóa Agribank, điểm hẹn này có du di được hay không vì Covid-19?
Có 200 triệu gửi ngân hàng nào có lãi nhất? Lãi suất bao nhiêu?
Ở kỳ hạn 18 tháng, dẫn đầu là ngân hàng SCB với mức lãi suất gửi tiết kiệm online đạt 8,76%/năm (cao hơn 1,06% so với gửi trực tiếp tại quầy).
Trong khi các ngân hàng đều giảm lãi suất huy động tại quầy thì hình thức gửi tiền online vẫn có lãi suất cao. Ngày hôm nay (14/5), khảo sát tại các ngân hàng cho thấy, lãi suất gửi tiết kiệm online dao động quanh mức 0,1-8,76%/năm, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng.
Khảo sát một số ngân hàng thì thấy lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng hình thức gửi tiền online niêm yết trong khoảng 3,85-4,75%/năm, trong đó mức lãi suất 4,25%/năm là phổ biến nhất. Tuy nhiên, so với trước đây, mức lãi suất này đã giảm khá nhiều.
Lãi suất gửi online các ngân hàng hầu hết đều cao hơn lãi suất gửi trực tiếp tại quầy.
Với kỳ hạn 6 tháng khi gửi tiền tiết kiệm online, mức lãi suất có sự cạnh tranh khá rõ rệt giữa các ngân hàng, từ 4,9-8,21%/năm trong đó ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) có lãi suất tiết kiệm online cao nhất lên tới 8,21%/năm.
So với lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất gửi online của nhà băng này cao hơn 0,11%.
Trong khi đó, cũng ở kỳ hạn 6 tháng lãi suất của nhóm ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank chỉ ở mức 4,9-5,1%/năm cho hình thức gửi tiền tiết kiệm online.
Ghi nhận của PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật, tại ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), lãi suất tiền gửi các kỳ hạn có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể, lãi suất tiền gửi online kỳ hạn 5 tháng là 3,95% nhưng sang đến kỳ hạn 6 tháng lại lên tới 6,5%/năm và ở kỳ hạn 12 tháng lại chỉ tăng nhẹ lên 6,6%.
Lãi suất tiền gửi online của ngân hàng Techcombank
Với kỳ hạn 9-12 tháng, ngân hàng SCB vẫn là quán quân với lãi suất tiết kiệm gửi đạt 8,36%/năm cho kỳ hạn 9 tháng và 8,66%/năm với kỳ hạn 12 tháng (cao hơn lần lượt 1,26% và 1,16% so với gửi tại quầy ở cùng kỳ hạn).
Còn ở kỳ hạn 18 tháng, lãi suất tiết kiệm online của đa số nhà băng cũng được niêm yết bằng hoặc cao hơn một chút so với kỳ 12 tháng. Trong đó, dẫn đầu vẫn là ngân hàng SCB với mức 8,76%/năm (cao hơn 1,06%/năm so với gửi trực tiếp tại quầy).
Nhóm Big 4 áp dụng mức lãi suất 6,6-7%/năm với hình thức gửi trực tuyến cho kỳ hạn này.
Gửi tiết kiệm online của ngân hàng SCB đạt lãi suất cao
Cũng với hình thức gửi tiết kiệm online nhưng kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng, đa số các nhà băng đều giữ nguyên hoặc thậm chí là giảm lãi suất. Trong đó, SCB vẫn là ngân hàng có lãi suất cao nhất, đều ở mức 8,56%/năm cho cả 2 kỳ hạn, cao hơn 1,01%/năm so với gửi tại quầy.
Nhóm Big 4 chỉ đưa mức lãi suất 6,3-7,1%/năm.
Ngành ngân hàng quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng các tổ chức tín dụng cần chủ động cân đối vốn để đầu tư các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi ngay sau khi dịch kết thúc. Giao dịch tại ngân hàng. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Tại Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng...