Afghanistan vận chuyển hàng hóa sang châu Âu
Các xe tải chở hàng đầu tiên vận chuyển các sản phẩm thương mại từ thủ đô Kabul của Afghanistan đến châu Âu đã khởi hành trong ngày 18/10.
Người tị nạn chờ được quay trở về nhà tại Kabul, Afghanistan. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trao đổi với báo giới, Giám đốc Văn phòng Hải quan Kabul Mohammad Abdullah Bilall xác nhận đoàn xe gồm 7 xe tải, chở 100 tấn sản phẩm bao gồm trái cây sấy khô, thảm, nghệ tây và hàng thủ công mỹ nghệ, đã khởi hành từ thủ đô Kabul. Chuyến hàng sẽ đi qua các nước Trung Á và qua thành phố cảng Hairatan, dọc theo biên giới Afghanistan – Uzbekistan.
Đối với người dân Afghanistan, việc các nông sản và hàng hóa thương mại được vận chuyển bằng đường bộ là một tin tốt lành hiếm hoi ở một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề do xung đột và giá lương thực tăng cao.
Thời gian gần đây, chính quyền mới tại Afghanistan do lực lượng Taliban lãnh đạo đã tích cực thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để được cộng đồng quốc tế sớm công nhận cũng như triển khai mạnh mẽ các hoạt động hỗ trợ để tránh một thảm họa nhân đạo tại nước này.
Video đang HOT
Đầu tuần này, Taliban đã tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với phái đoàn Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ở Qatar, khi Brussels cam kết hỗ trợ Kabul 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD).
Kể từ khi giành được quyền kiểm soát thủ đô Kabul, Taliban cam kết sẽ thực thi các chính sách mới bớt hà khắc hơn so với giai đoạn cầm quyền cách đây 20 năm.
LHQ kêu gọi các nước không trục xuất người tị nạn Afghanistan
Ngày 17/8, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các nước cấm mọi hình thức bắt buộc người Afghanistan trở về nước sau khi lực lượng Taliban tuyên bố nắm quyền kiểm soát Afghanistan, gây lên làn sóng sợ hãi bao trùm thủ đô Kabul.
Khu lều tạm của người tị nạn Afghanistan ở Mazar-i-Sharif, thủ phủ tỉnh Balkh, ngày 31/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) thông báo đã ra lời kêu gọi các nước không trục xuất công dân Afghanistan, kể cả những người Afghanistan mà đơn xin tị nạn của họ bị bác bỏ.
Phát biểu với báo giới tại Geneva, người phát ngôn của UNHCR Shabia Mantoo nêu rõ: "Trước tình hình nhân quyền và an ninh suy giảm nhanh ở nhiều vùng rộng lớn của đất nước (Afghanistan) và thảm họa nhân đạo đang lan rộng, UNCHR kêu gọi các quốc gia trên thế giới ngừng bắt buộc công dân Afghanistan trở về nước, những người trước đây được xác định là không cần sự bảo hộ quốc tế".
Bà Mantoo cũng hoan nghênh động thái của một số nước châu Âu ngừng mọi hoạt động trục xuất người xin tị nạn Afghanistan về nước, đồng thời bày tỏ hy vọng các nước khác sẽ có hành động tương tự.
Hàng chục nghìn người tìm cách chạy khỏi Afghanistan do lo ngại sự quay trở lại của chế độ Hồi giáo cực đoan mà Taliban từng áp đặt, cũng như lo sợ bị Taliban trả thù vì đã hỗ trợ Chính phủ Afghanistan được Mỹ hậu thuẫn, cầm quyền trong 2 thập kỷ qua.
Thậm chí trước khi xảy ra tình hình hỗn loạn trong những ngày gần đây, bà Mantoo cho biết trên 550.000 người Afghanistan kể từ đầu năm nay đã phải tha hương do hậu quả của cuộc xung đột và bất ổn an ninh ở nước này.
Mặc dù Taliban đã đưa ra cam kết là không gây hoảng sợ cho người Afghanistan, song LHQ đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về nguy cơ vi phạm nhân quyền đối với dân thường, nhất là phụ nữ và bé gái, cũng như những người làm việc cho chính phủ Afghanistan, các tổ chức quốc tế hay các lực lượng quân sự ở nước này.
Người phát ngôn của Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ (OHCHR) Rupert Colville nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường mọi sự ủng hộ có thể cho những người có nguy cơ hiện hữu". Ông cũng kêu gọi Taliban thực hiện những cam kết mà lực lượng này đã đưa ra, cho phép phụ nữ đi làm và bé gái đi học. Ông kêu gọi Taliban "nói đi đôi với làm" để xóa tan những lo sợ về sự an toàn của nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội ở Afghanistan.Trước đó, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết các đại diện của Taliban ở một số vùng của Afghanistan đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc cho bé gái được đi học sau khi lực lượng này chiếm quyền kiểm soát Afghanistan.
UNICEF dẫn lời một số đại diện địa phương của Taliban cho biết họ đang chờ sự chỉ đạo từ người đứng đầu lực lượng này trong vấn đề này, trong khi số khác cho biết họ muốn các trường học được đưa vào hoạt động.
Từ năm 1996-2001, đất nước Afghanistan nằm trong kiểm soát của Taliban. Taliban áp đặt một chế độ cai trị hà khắc như cấm bé gái đến trường, phụ nữ hầu như không có quyền, bị cấm đi học và buộc phải mặc quần áo che toàn bộ cơ thể và khi đi ra ngoài phải có một người nhà là nam giới đi kèm. Âm nhạc và các hình thức truyền thông khác đều bị cấm.
Cùng ngày, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cho biết kể từ tháng 6 đến nay, có trên 40.000 người bị thương trong các cuộc xung đột tại Afghanistan được điều trị tại các cơ sở y tế được ICRC hỗ trợ, trong đó có 7.600 người từ đầu tháng 8 đến nay.
Trong 10 ngày đầu tháng 8, ICRC đã điều trị cho 4.042 người bị thương, đồng nghĩa là trên 3.500 người bị thương được điều trị chỉ riêng trong tuần qua, trong đó có cả trẻ em, phụ nữ, khi Taliban chiếm giữ các vùng lớn của Afghanistan, trong đó có thủ đô Kabul.
Taliban đàm phán trực tiếp với đặc phái viên Mỹ và EU Ngày 12/10, lực lượng Taliban ở Afghanistan đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với đặc phái viên Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ở Qatar, trong nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế. Phái đoàn Taliban tham gia cuộc đàm phán với đặc phái viên Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ở Doha,...