AEC và TPP có hiệu lực: Đường dài mới biết ngựa hay!
Với khoảng 50 triệu người trong độ tuổi lao động, Việt Nam đang là nước có nguồn nhân lực khá dồi dào so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Sức trẻ, tinh thần chăm chỉ, cần mẫn là ưu điểm. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của vài năm về trước, còn bây giờ, khi AEC và mới nhất là TPP bắt đầu có hiệu lực, lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?
Những con số biết nói
Theo Tiến sĩ Hoàng Trung (Đại học Kinh tế TP.HCM) thì hiện nay, nguồn nhân lực Việt Nam đang hình thành hai loại: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao, trong đó nhân lực chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong tổng số 48,8 triệu lao động đang trong độ tuổi làm việc, nước ta có khoảng 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo, số người từ 15 tuổi trở lên được dạy nghề và chuyên môn kỹ thuật chưa đạt tới 50%. Nếu xét về bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cấp chỉ có khoảng 8,4 triệu người đạt được.
Nguồn nhân lực Việt Nam đang có sự mất cân đối về cơ cấu phân bổ lao động theo các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 63 triệu người (chiếm hơn 70% dân số), nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số), nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người (chiếm khoảng 2,15% dân số), nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 2 triệu người…
Số liệu phân tích của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực nước ta cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu tính trên thang điểm 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới – 2010), trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94… Ngoài ra, trên thế giới, tỷ lệ lao động đã qua đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 4 và công nhân kỹ thuật là 10. Trong khi đó, ở Việt Nam, tỷ lệ này đang là 1 – 1,3 – 0,92.
Các nguồn tuyển dụng nước ngoài đánh giá lao động Việt Nam khá cao ở sự thông minh, tính nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tuy nhiên, dù dồi dào về lượng nhưng nguồn nhân lực nước ta lại chưa đạt chuẩn về chất. Tại thời điểm các hiệp định thương mại toàn cầu được xúc tiến, lao động Việt Nam cần được nâng cao chất lượng hơn nữa để bắt kịp xu thế chung.
Đứng yên, nghĩa là đang thụt lùi!
Khi AEC có hiệu lực, lao động của các nước trong khối ASEAN sẽ có thể tự do di chuyển trong khu vực. Điều này sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam. Nguồn nhân lực nước ta có điều kiện ra nước ngoài làm việc, giao lưu trong cộng đồng ASEAN đa văn hóa, học tập thêm nhiều điều bổ ích, nâng cao năng lực cho chính mình. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm cơ hội làm việc đòi hỏi người lao động cần có trình độ ngoại ngữ tốt, tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, có tinh thần và khả năng hòa nhập tốt, sẵn sàng khám phá và chinh phục thử thách. Vô hình trung, cánh cửa AEC trở thành “chiếc máy lọc” đối với nguồn lao động hiện tại của Việt Nam, gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho người có năng lực, giỏi ngoại ngữ, đồng thời giảm thiểu nhân lực yếu kém, không đủ điều kiện cung ứng cho thị trường việc làm trong khu vực ASEAN.
Mới đây, Hiệp định TPP đã hoàn tất đàm phán, chỉ còn chờ quốc hội/nghị viện các nước phê chuẩn, mở ra bước chuyển lớn cho kinh tế Việt Nam, trong đó nguồn lao động nhận được nhiều sự quan tâm. Sở dĩ, TPP được trông chờ là bởi “TPP sẽ cho phép tạo ra những chuỗi sản xuất dựa trên công nghệ Mỹ hay Nhật, nguồn lực của Úc và lao động của Việt Nam” Giáo sư Feng Wei, Đại học Phúc Đán (Thượng Hải – Trung Quốc) nhận định. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, TPP chỉ mang lại cơ hội chứ không trực tiếp mang đến lợi ích. Vì vậy, TPP đòi hỏi lao động ở các nước thành viên, trong đó có Việt Nam phải chủ động nắm bắt cơ hội để tạo ra những lợi ích đáng mong đợi.
Thực tế cho thấy, nhân lực Việt Nam sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi trình độ chuyên môn, kỹ năng chưa cạnh tranh được với lao động nước ngoài. Trong đó, ngoại ngữ vẫn là một trong những trở ngại lớn nhất. Chính điều này sẽ hạn chế khả năng tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp của nhân sự người Việt với các nước trong khu vực và trên thế giới khi Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thảo đến từ Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực – Nhân tài Việt Nam (TP.HCM) cho rằng, việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phải bắt đầu từ giáo dục, đào tạo. Ngoài trình độ chuyên môn, lao động Việt Nam cần nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh để có thể làm việc trong môi trường nước ngoài. Trên hành trình tìm kiếm cơ hội vàng từ các doanh nghiệp đa quốc gia, tiếng Anh sẽ là yếu tố cần thiết, giúp người Việt Nam hòa nhập và thích nghi tốt với điều kiện làm việc năng động, nhiều cạnh tranh nhưng cũng lắm trải nghiệm tuyệt vời.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Tạo thế cân bằng trong 'sân chơi' lớn
Chưa cần đợi đến ngày Hiệp định thương mại tự do FTA với EU và Liên minh Kinh tế Á-Âu cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực hay Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, Việt Nam đã đón nhận nhiều luồng đầu tư mới với các nhà bán lẻ trên thế giới tham gia vào thị trường Việt Nam - một trong 10 thị trường bán lẻ được đánh giá là hấp dẫn nhất châu Á.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia kinh tế, đây thật sự là thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa khi tạo thế cân bằng trong "sân chơi" lớn nếu không có chiến lược làm ăn bài bản, dài hạn và liên kết chặt chẽ với nhau.
Nguy cơ bị "thôn tính"
Việt Nam hiện đã tham gia ký kết khá nhiều Hiệp định thương mại tự do đồng nghĩa với việc sẽ phải mở cửa thị trường phân phối, thực hiện tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Như vậy, thị trường Việt Nam xuất hiện thêm nhiều tập đoàn phân phối khổng lồ của nước ngoài, có tiềm lực to lớn, tính chuyên nghiệp cao. Trong khi đó, hệ thống phân phối còn hoạt động kém hiệu quả, chi phí cao và thiếu liên kết.
Trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, hệ thống phân phối thương mại hiện nay ở Việt Nam đang có nguy cơ "rơi" vào tay những tập đoàn nước ngoài lớn.
Điều này được minh chứng bằng những làn sóng mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng sôi động. Chẳng hạn như việc nhận chuyển nhượng 100% cổ phần từ Công ty cổ phần đầu tư An Phong, Tập đoàn Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới của hệ thống Trung tâm thương mại-siêu thị Maximark.
Đây là hệ thống phân phối hiện đại có uy tín tại khu vực Nam Trung bộ và Nam Bộ. Vingroup cũng mua lại 100% cổ phần của Vinatexmart thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) với giá trị 229,5 tỷ đồng.
Với thương vụ này, Vingroup đã sở hữu toàn bộ hệ thống chuỗi siêu thị Vinatexmart với 39 cửa hàng.
Bên cạnh đó, Vingroup còn thực hiện thương vụ mua lại 80% cổ phần (tương đương 245 tỷ đồng) công ty Hợp Nhất và đổi tên thành công ty Vinlinks, với mục đích cung cấp dịch vụ giao nhận và chuyển phát nhanh cho Vingroup, nhất là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ.
Hay như CityMart hợp tác với Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đổi tên thành hệ thống bán lẻ AeonCityMart từ tháng 11/2014. Hàng loạt các trung tâm của tập đoàn này cũng được khai trương như Aeon Tân Phú Celadon (Thành phố Hồ Chí Minh), Aeon Bình Dương Canary và Aeon Long Biên (Hà Nội). Nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Wall Mart-Mỹ; OuChan-Pháp... cũng gia tăng thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi hoạt động đúng nghĩa (có thương hiệu và vận hành theo chuỗi).
Hiện, mới chỉ có hơn 20 doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam và tỷ trọng tham gia bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài mới chỉ chiếm 3,4% doanh số bán lẻ chung. Đó là con số không đáng lo ngại nhưng nếu loại trừ các mặt hàng mà doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa được phép tham gia thì tỷ trọng bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ lên đến 40-50%.
Thực tế cho thấy, một điểm bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài bán một ngày, thường có doanh số cao gấp 5-7 lần so với doanh số của một điểm bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước.
Nguồn lực chưa cân sức
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước những cơ hội mới, đồng thời đối diện với những thách thức to lớn không những trên thị trường quốc tế nói chung mà ngay cả trên thị trường trong nước.
Hàng Việt Nam chất lượng cao chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. (Nguồn: TTXVN)
Trong cuộc cạnh tranh này, hệ thống phân phối hàng hóa với vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng nên bản thân hệ thống phân phối hàng hóa đã và đang trở thành lĩnh vực kinh doanh mang tính cạnh tranh cao độ.
Phó giáo sư-tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân, chuyên gia cao cấp Viện nghiên cứu Thương mại phân tích, hiện nay thị trường trong nước có quá ít những doanh nghiệp phân phối đủ mạnh, có khả năng tài chính, có mạng lưới kinh doanh và có lực lượng nhân lực cũng như công nghệ quản lý điều hành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa tương xứng với các đối tác quốc tế trong quá trình hội nhập mở cửa thị trường trong nước với bên ngoài.
Hay nói cách khác trên thị trường thiếu những doanh nghiệp và hệ thống phân phối nòng cốt, bảo đảm kiểm soát và chi phối được thị trường xã hội nhất là những tình huống căng thẳng, gay gắt.... trong khi các doanh nghiệp nước ngoài là những "đại gia" có nguồn vốn "khủng" và có sự thuận lợi để mở rộng mặt bằng nên dễ dàng thâu tóm thị trường bán lẻ của Việt Nam.
Hầu hết các doanh nghiệp thương mại đều chưa có cấu trúc phân phối được tổ chức mang tính hệ thống, bám sát quy trình vận động của hàng hóa từ thượng nguồn đến hạ nguồn, trải rộng trên các địa bàn; trong đó, quan trọng nhất là hệ thống phân phối chuyên nghiệp.
Bao gồm hệ thống phân phối trực thuộc doanh nghiệp và hệ thống đại lý do doanh nghiệp lập ra và quản lý, kiểm soát hoạt động. Tại Việt Nam có quá nhiều loại hình tổ chức mua bán và thương nhân nhỏ lẻ (chợ, cửa hàng độc lập, hộ kinh doanh cá thể) không được định hình phát triển, không được tổ chức thành đối tượng của quản lý Nhà nước, hoạt động tự do và độc lập ngoài vòng kiểm soát làm cho thị trường trở nên manh mún, lộn xộn và rối loại; pháp luật của Nhà nước và lợi ích của người tiêu dùng không được tôn trọng.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân, nguyên nhân đó là nhận thức về lưu thông hàng hóa và thương mại chưa đầy đủ, rõ ràng và thiếu nhất quán. Lâu nay trong nhận thức và quan điểm luôn coi sản xuất là gốc, mọi vấn đề đều xuất phát từ sản xuất.
Lẽ ra trong thời hiện đại hiện nay, lưu thông hàng hóa và thị trường phải là khâu năng động và linh hoạt nhất của chu trình tái sản xuất, là điểm nút xung yếu và có tác động chi phối sự vận hành trôi chảy của toàn bộ dây chuyền trong đời sống kinh tế-xã hội.
Những điều đó đã khiến doanh nghiệp bán lẻ trong nước khó cạnh tranh được những Tập đoàn nước ngoài giàu kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ hàng chục năm như Lotte, Aeon, Big C.
Đồng tình với quan điểm hiện nay nguồn cung cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn nhỏ bé, manh mún, năng suất thấp, chất lượng không ổn định, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho hay, nông dân sản xuất hầu hết không có hóa đơn chứng từ, không có quy trình an toàn thực phẩm.
Như vậy, đầu vào cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ở những sản phẩm nông nghiệp đang là thế mạnh bị hạn chế.
Để doanh nghiệp Việt đứng vững trên "sân nhà"
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc nhiều thương hiệu bị mua lại thì vẫn có những doanh nghiệp trong nước đứng vững tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối và khẳng định thương hiệu đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Cụ thể là Sài Gòn Corp liên doanh với NTUC Singapore lập siêu thị Coop Xtra tại quận Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích 25.000m2; mở trung tâm thương mại Sese City tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có diện tích 22.000m2. Riêng số siêu thị của Sài Gòn Corp hiện đã lên tới 60 siêu thị.
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị Coopmart Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)
Là một thương hiệu bán lẻ được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến, mạng lưới "Hapro" hiện đã có mặt trên 70 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc điều hành Tổng công ty Hapro bày tỏ, trong bối cảnh hội nhập, nếu doanh nghiệp không kiên trì theo đuổi, có hướng đi riêng và bảo vệ sẽ mất thương hiệu; đồng thời sẽ bị các tập đoàn, tổng công ty nước ngoài mua lại.
Đối với khu vực nội thành, Hapro tập trung phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện ích quy mô nhỏ còn tại các khu vực xa trung tâm. Hapro cho hình thành các siêu thị lớn tại những điểm nút giao thương và tránh các khu vực có sự hiện diện của các nhà phân phối nước ngoài.
Vì vậy, tại Hà Nội, chỉ sau một năm thương hiệu Hapro Mart có mặt trên thị trường, Tổng công ty đã phát triển được chuỗi cửa hàng tiện ích gồm 18 địa điểm. Tại các tỉnh lân cận, Hapro cũng thành lập được 5 đại siêu thị.
Bên cạnh đó, Hapro cũng xây dựng mối quan hệ hợp tác với các địa phương để tạo nguồn cung cấp hàng hóa cho cả hệ thống bán lẻ của Hapro.
Theo ông Vũ Vinh Phú, bài toán hội nhập và cạnh tranh đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết. Đưa thẳng hàng hóa từ sản xuất đến bán lẻ, nâng cao năng suất lao động, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa nội địa, có như vậy mới phục vụ nguồn cung hàng hóa cho các doanh nghiệp bán lẻ tồn tại phát triển.
Còn phó giáo sư-tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân lại cho rằng, để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp phân phối Việt cần phát triển mạnh đồng thời hai mạng lưới cửa hàng bán lẻ trực thuộc hệ thống phân phối của Tập đoàn, Tổng công ty và cửa hàng của hệ thống Tổng đại lý, đại lý bán lẻ đối với một số vật tư hàng hóa chiến lược; gắn kết các cửa hàng trực thuộc và cửa hàng của các đại lý, tổng đại lý trong hệ thống phân phối của mình với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh các mặt hàng chiến lược trên các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đặc biệt, chú trọng đến các khu vực, vùng trọng điểm như khu sản xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế.
Cùng với việc phát triển một số hệ thống phân phối chủ lực về hàng tiêu dùng, hướng tới mô hình các tập đoàn phân phối mạnh, cần phát triển các mô hình phân phối văn minh, hiện địa, chất lượng dịch vụ cao tại các thị trường đô thị.
Bên cạnh đó, phát triển hệ thống phân phối kết hợp siêu thị hiện đại gắn cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng với thu mua nông sản thực phẩm trên thị trường nông thôn. Ngoài ra, xây dựng mô hình trung tâm logistic kho bán buôn tạo tiền đề để xây dựng cơ chế chủ động điều tiết cung cầu bằng dự trữ lưu thông.
Theo Vietnam Plus
Hội nhập - đã chơi là phải tự tin Chỉ còn 2 tuần nữa Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành, nền kinh tế Việt Nam sẽ bước vào một sân chơi có nhiều thách thức. Chia sẻ quan điểm của mình, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành (ảnh), nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đây là cơ...