ADB dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 6,3% trong năm 2021
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021, theo nhận định trong một báo cáo mới được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố hôm nay 15-9.
Tại buổi công bố báo cáo, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong việc đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, Việt Nam không đứng ngoài tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế như các quốc gia khác.
“Tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do Covid-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến. Nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần lớn nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19. Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh” – ông Andrew Jeffries đánh giá.
Theo ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế ADB, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm mạnh từ 3,7% so với cùng kỳ năm trước trong quý I-2020 xuống 0,4% trong quý II-2020, kéo tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 xuống còn 1,8%, mức thấp nhất kể từ 2011.
Về phía cung, tăng trưởng khu vực dịch vụ giảm từ 6,7% trong 6 tháng đầu năm 2019 xuống 0,6% trong cùng kỳ năm nay do lượng khách du lịch nước ngoài giảm 56%, làm cho mức đóng góp của khu vực dịch vụ vào tăng trưởng GDP giảm từ 2,5 điểm phần trăm cùng kỳ năm trước xuống 0,2 điểm phần trăm trong năm nay.
Video đang HOT
Du lịch nội địa bắt đầu phục hồi vào tháng 5 và tháng 6, nhưng lại bị chững lại do Covid-19 quay trở lại vào tháng 7. Tăng trưởng chậm lại, theo ADB, được phản ánh qua mức thu nhập và chi tiêu thấp hơn. Tăng trưởng tiêu dùng tư nhân giảm từ 7,2% trong 6 tháng đầu năm 2019 xuống chỉ còn 0,2% trong 6 tháng đầu năm 2020.
Doanh số bán lẻ trong tháng 8 giảm 2,7% so với tháng trước và giảm 0,02% trong 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, tiêu dùng công cộng tăng lên do chi tiêu của Chính phủ, nâng mức tăng trưởng từ 5,6% trong 6 tháng đầu năm 2019 lên 6,1% trong cùng kỳ năm nay.
Tăng trưởng suy giảm làm cho nhiều doanh nghiệp đóng cửa và nhiều người lao động mất việc làm. Trong 8 tháng đầu năm 2020, gần 34.300 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước. Trong cùng thời kỳ, đã có 7,8 triệu người mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua. Thu nhập cá nhân bình quân giảm 5,1% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, ADB đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn rất tích cực. Việc Việt Nam tham gia một số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế của đất nước phục hồi. Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn.
Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển hướng sản xuất đang tiếp diễn từ Trung Quốc sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam, sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, và việc thực thi Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Tăng trưởng thấp sẽ kìm giữ lạm phát ở mức 3,3% trong năm 2020 và 3,5% trong năm 2021.
Nhiều tín hiệu tích cực, GDP Việt Nam 2020 có thể đạt mức tăng 4,5%
GDP cả năm 2020 của Việt Nam có thể đạt mức tăng 4,5% nhờ sự hồi phục của các ngành sản xuất, tăng giải ngân đầu tư công, chính sách tiền tệ được nới lỏng...
Nội dung được VnDirect đưa ra tại báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2020 - kỳ vọng đổi thay. Theo khối phân tích của công ty chứng khoán uy tín này, nửa đầu 2020, dịch COVID-19 đã phủ bóng đen lên nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
Hàng không là một trong những ngành bật dậy mạnh mẽ hậu COVID-19. (Ảnh: H.H)
GDP Việt Nam trong quý II/2020 ước tính tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng quý 2 thấp nhất trong vòng một thập kỷ khi tất cả khối ngành đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Nửa đầu năm 2020, GDP Việt Nam tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, chỉ số Vn-Index giảm mạnh kể từ đầu tháng 2 và chạm đáy 659,2 điểm vào ngày 24/3 trước khi phục hồi mạnh trở lại trong tháng 4 và tháng 5. Tính đến ngày 26/6, chỉ số Vn-Index ghi nhận mức giảm 10,8% so với thời điểm cuối năm 2019.
Tuy vậy, VnDirect vẫn kỳ vọng rằng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối 2020, giúp GDP cả năm đạt mức tăng trưởng 4,5%. Động lực chính nhờ sự hồi phục của các ngành sản xuất và tăng giải ngân đầu tư công, trong bối cảnh các chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng và tỷ giá USD/VND ổn định. Hãng phân tích này cũng kỳ vọng lạm phát được kiềm chế ở mức 3,2% trong 2020 nhờ giá thịt lợn/thực phẩm giảm.
Chuyên gia thuộc khối phân tích của VnDirect ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn Vn-Index sẽ giảm 5 - 6% so với cùng kỳ.
" Vn-Index có thể duy trì ở mức định giá hiện và dự báo Vn-Index ở mức khoảng 840-920 điểm vào cuối 2020", chuyên gia thuộc VnDirect cho biết.
Trong bối cảnh hiện tại, hãng nghiên cứu đưa ra bốn điểm nhấn đầu tư trong nửa sau năm 2020. Thứ nhất, đẩy nhanh đầu tư công để phục hồi nền kinh tế. Theo đó, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng là tâm điểm trong nửa cuối năm 2020 với 3 dự án đầu tư quan trọng (bao gồm Quốc lộ 45 - Mai Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây), sẽ bắt đầu khởi công vào quý 3, sớm hơn dự kiến. Ngành vật liệu xây dựng sẽ là tâm điểm và có nhiều lợi thế.
Điểm nhấn thứ hai, làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc được thúc đẩy bởi chiến tranh thương mại và COVID-19.
Tiếp theo là việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ, hạ mặt bằng lãi suất giúp ngành ngân hàng vào danh sách theo dõi do đây là ngành nhạy cảm với biến động lãi suất.
Cuối cùng, theo VnDirect, các ngành phục hồi nhanh hơn so với kỳ vọng, đặc biệt là ngành tiêu dùng, bán lẻ, điện, hàng không, công nghệ trong nửa cuối năm 2020. Tuy nhiên nhà đầu tư nên mua vào trong những nhịp điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro.
Bên cạnh đó, VnDirect nhấn mạnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA (EVFTA) mang lại nhiều lợi thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU. Cụ thể, EU cam kết xóa bỏ 85,6% số dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam, tương ứng với 70,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Hiện tại, chỉ có hơn 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0% theo quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đối với các mặt hàng còn lại, EU cam kết cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu bằng 0%.
ADB dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp các thách thức do đại dịch do vi-rút Corona gây ra (Covid-19) với GDP năm 2020 dự kiến 1,8% và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021 Lãnh đạo ADB Việt Nam tại buổi họp báo công bố Báo cáo ADO 2020 sáng 15/9. Đó là dự báo được Ngân hàng Phát triển châu Á...