ADB công bố gói hỗ trợ 6,5 tỷ USD ứng phó đại dịch COVID-19
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố gói hỗ trợ ban đầu trị giá 6,5 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu trước mắt của các quốc gia thành viên đang phát triển khi ứng phó với đại dịch COVID-19.
Gói hỗ trợ ban đầu này bao gồm xấp xỉ 3,6 tỷ USD trong các hoạt động thuộc kênh chính phủ cho một loạt các biện pháp ứng phó trước những hậu quả về kinh tế và y tế của đại dịch và 1,6 tỷ USD trong các hoạt động không thuộc kênh chính phủ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; thương mại trong nước và khu vực cũng như các công ty bị tác động trực tiếp. ADB cũng sẽ huy động khoảng 1 tỷ USD nguồn vốn ưu đãi thông qua tái phân bổ từ các dự án đang triển khai và đánh giá khả năng cần thiết sử dụng các nguồn dự phòng. Ngoài ra, ADB sẽ cung cấp 40 triệu USD viện trợ hỗ trợ kỹ thuật và giải ngân nhanh.
Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa, nhận định: Đại dịch này đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng. Do đó, đòi hỏi hành động mạnh mẽ ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. ADB đang đề ra những hành động quyết liệt để đẩy lùi dịch bệnh, để bảo vệ người nghèo, người dễ tổn thương và người dân nói chung trong toàn khu vực; và để bảo đảm rằng các nền kinh tế đang phát triển sẽ hồi phục nhanh chóng hết mức có thể.
“ADB sẵn sàng cung cấp thêm hỗ trợ tài chính và tư vấn chính sách trong tương lai khi điều kiện cho phép, bên cạnh gói cứu trợ 6,5 tỷ USD. Để gói hỗ trợ đến với các nước thành viên đang phát triển một cách nhanh chóng, ADB sẽ xem xét điều chỉnh các công cụ tài trợ và quy trình kinh doanh”, ông Asakawa cũng nhấn mạnh.
Sự hỗ trợ ngân sách sẽ khẩn cấp hơn cho các nền kinh tế đang đối mặt với hạn chế về tài khóa nghiêm trọng, tinh giản thủ tục cho các khoản vay chính sách, mua sắm với các quy trình linh hoạt. ADB đã công bố phân tích kinh tế ban đầu và các dữ liệu liên quan trong báo cáo nhan đề “Tác động Kinh tế của sự bùng phát COVID-19 tại châu Á đang phát triển”. Dự kiến ngày 1/4 tới, ADB sẽ công bố các số liệu ước tính cập nhật về tác động kinh tế của đại dịch trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2020.
Video đang HOT
Được biết, nhiều định chế tài chính và tổ chức quốc tế đã thực hiện hỗ trợ tài chính để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến kinh tế.
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã công bố nâng gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp thêm 2 tỷ USD lên 14 tỷ USD nhằm giúp các quốc gia và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lây lan nhanh. Theo đó, gói hỗ trợ này sẽ “cải thiện năng lực quốc gia ứng phó với các vấn đề y tế công cộng”, bao gồm chính sách ngăn chặn dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị, đồng thời cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp và người lao động để giảm bớt ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với tài chính và kinh tế. Trước đó, hồi đầu tháng 3 vừa qua, WBG thông báo sẵn sàng cung cấp gói hỗ trợ ban đầu lên tới 12 tỷ USD nhằm trợ giúp khẩn cấp các quốc gia đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Còn Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng dự kiến ra chương trình khẩn cấp mua trái phiếu trị giá lên tới 750 tỷ euro đến hết năm 2020 nhằm ứng phó với các rủi ro nghiêm trọng đối với cơ chế chuyển giao chính sách tiền tệ và triển vọng Khu vực đồng euro (Eurozone) do dịch COVID-19 gây ra.
Anh Minh (Baochinhphu.vn)
Nhà đầu tư phấn khích với gói hỗ trợ hơn 1.000 tỷ USD, Dow Jones nhảy vọt hơn 1.000 điểm
Các chỉ số trên sàn Phố Wall tăng mạnh sau thông tin chính phủ Mỹ có thể "bơm" 1.000 tỷ USD để hạn chế tác động của dịch Covid-19 với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chứng khoán Mỹ đảo chiều trong phiên ngày 17/3, phục hồi từ phiên tồi tệ nhất trong hơn 3 thập kỷ, khi Phố Wall hào hứng với các kế hoạch của Nhà Trắng rằng có thể bơm 1 ngàn tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ để đối phó với những ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones nhảy vọt 1.048,79 điểm (tương đương 5,2%) lên 21.237,31 điểm, tích tắc rơi mốc 20.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 2/2017 trước khi phục hồi. Chỉ số S&P 500 tăng 6% lên 2.529,19 điểm và chỉ số Nasdaq Composite cộng 6,2% lên 7.334,78 điểm.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên 17/3.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc gói kích thích tài khóa trị giá hơn 1.000 tỷ USD bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho người dân Mỹ, theo nguồn tin quen thuộc với vấn đề. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng Nhà Trắng đang xem xét trực tiếp gửi chi phiếu đến người dân Mỹ trong 2 tuần tới. "Người Mỹ đang rất cần tiền mặt", Bộ trưởng Mnuchin chia sẻ.
Ông Mnuchin cho biết các tập đoàn sẽ có thể được hoãn các khoản thanh toán thuế lên tới 10 triệu USD trong khi các cá nhân có thể hoãn tới 1 triệu USD thanh toán cho Sở Thuế vụ Mỹ (IRS. Theo Bộ trưởng Mnuchin, Tổng thống Trump đã cho phép chậm trả thuế 300 tỷ USD thanh toán cho IRS.
Đại dịch Covid-19 đang gây ra gián đoạn lớn về hoạt động kinh doanh và du lịch trên toàn cầu, khi mọi người ở nhà và tránh các hoạt động thông thường. Nhiều công ty đã cảnh báo doanh thu giảm và hầu hết giới đầu tư theo dõi thị trường đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái tại Mỹ.
"Chúng tôi đã thực hiện đánh giá lại giá trị các cổ phiếu, dựa trên giả định về mức độ thiệt hại của nền kinh tế. Nhưng thực tế, rất khó để đánh giá chính xác về mức độ thiệt hại này", Art Hogan - chiến lược gia trưởng tại National Securities cho biết, "Chỉ có một điều tôi có thể chắc chắn là thị trường sẽ chạm đáy trước khi mọi thứ tốt hơn".
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố các biện pháp để giúp các DN có được nguồn tài trợ trong ngắn hạn giữa thời điểm dịch Covid-19 đang lan rộng. Thị trường đang bị ngăn trở bởi sự thiếu hụt nhu cầu về phát hành tiền, và Phố Wall đang tìm kiếm sự can thiệp của FED để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính.
Cổ phiếu Amazon leo dốc 7% sau khi một nhà phân tích tại Bank of America lưu ý gã khổng lồ thương mại điện tử sẽ hưởng lợi từ "sự thay đổi cách ly tại nhà" trên toàn cầu do sự bùng phát của dịch Covid-19.
Trong khi đó, gã khổng lồ trong ngành công nghệ sinh học Regeneron hôm 17/3 cho biết đặt mục tiêu đưa ra loại thuốc có khả năng trị Covid-19 để thử nghiệm lâm sàng trên người vào đầu mùa hè. Thông báo này đã giúp cổ phiếu Công ty này leo dốc 11.5%.
Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, đã ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục là 82.69, vượt trên mức đỉnh 80.74 của cuộc khủng hoảng tài chính. Vào ngày thứ Ba, chỉ số này giảm 9.2 điểm xuống 73.2.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận thêm "một ngày thứ hai đen tối" khi các chỉ số chính giảm hơn 12%, bất chấp hàng loạt biện pháp của giới chức nhằm kiềm chế tác động của Covid-19. Nhà đầu tư ngày càng lo ngại về sự lây lan của đại dịch và nguy cơ nó làm tê liệt kinh tế toàn cầu, bóp nghẹt doanh thu các công ty. Họ ngờ vực khả năng giới chức có chính sách hiệu quả để xoa dịu thiệt hại kinh tế./.
Theo Kinhtedothi.vn
285 nghìn tỷ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh: Không phân biệt thành phần kinh tế "Việc xem xét đối tượng cụ thể để áp dụng gói hỗ trợ doanh nghiệp là điều quan trọng nhất. Phải thể hiện sự công bằng, ai đóng góp các khoản thu ngân sách thì phải được xem xét, hỗ trợ cho đồng bộ, không phân biệt công tư, doanh nghiệp lớn, hay doanh nghiệp nhỏ", ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm...