ADB cho Việt Nam vay thêm 1,24 tỷ USD
Trong giai đoạn 20152017, ADB dự kiến tiếp tục duy trì tài trợ cho Việt Nam khoảng 3,67 tỷ USD, tương đương như mức các năm trước đây.
Thông tin này được đưa ra tại buổi tiếp và làm việc giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và ngài Takehiko Nakao, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vào ngày 18/9.
Theo đó, trong giai đoạn 1993-2013, ADB đã tài trợ cho Việt Nam là 12,5 tỷ USD, dự kiến năm 2014, ADB tài trợ khoảng 1,37 tỷ USD và năm 2015 là 1,24 tỷ USD.
TTXVN đưa tin, Chủ tịch Takehiko Nakao đã đánh giá cao nỗ lực và sự phối hợp của hai bên trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án do ADB tài trợ và cải thiện đáng kể tỷ lệ giải ngân, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả chương trình tài trợ của ADB cho Việt Nam. Đồng thời cũng cho biết, trong giai đoạn 2015-2017, ADB dự kiến tiếp tục duy trì tài trợ cho Việt Nam khoảng 3,67 tỷ USD, tương đương như mức các năm trước đây.
&’ODA – Thiếu tỉnh táo VN sẽ không thoát khỏi bẫy nợ nần’
Video đang HOT
Trước đó nguồn vốn ADB cho Việt Nam vay để thực hiện dự án “Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trục đường Láng – Hòa Lạc (phạm vi thành phố Hà Nội) sử dụng nước sạch Sông Đà”, vay vốn ADB theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó hệ thống cấp nước sạch sông Đà – Hà Nội thuộc Dự án Hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư.
Hơn 254 triệu USD đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước này. Trong đó, nguồn vốn thông thường vay của ADB trên 230 triệu USD, vốn đối ứng phía Việt Nam trên 24 triệu USD (gồm vốn ngân sách thành phố Hà Nội trên 22 triệu USD, vốn tự huy động của Chủ đầu tư gần 1,5 triệu USD).
Tuy nhiên kể từ khi triển khai dự án, với 3 năm nhưng có tới 9 lần vỡ ống nước. Dù nhiều lần không nhìn thẳng sự thật nhưng cuối cùng mới đây Vinaconex thừa nhận trong khâu quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến chất lượng thi công không đạt.
Rồi tiếp đến là dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 (giai đoạn 1), đoạn Bến Thành – Tham Lương (TPHCM).
Dự án được phê duyệt tháng 10/2010, dự án có tổgg mức đầu tư (TMĐT) là 1.374,5 triệu USD, hợp vốn của các nhà tài trợ ADB, KfW, EIB và vốn ngân sách TPHCM.
Tuy nhiên, TMĐT của dự án đã được duyệt điều chỉnh lên tới 2.158,85 triệu USD, tăng khoảng 784 triệu USD so với ban đầu.
Tổng chiều dài dự án là 11,322km, trong đó có 9,315 đi ngầm, 0,232km chuyển tiếp, 0,778km đi trên cao và 0,997km nối vào depot Tham Lương với diện tích 25ha. Dự án bao gồm 7 gói thầu chính và đang được tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu.
Theo phê duyệt ban đầu, thời gian thực hiện dự án từ 2010 – 2018, nhưng hiện nay đang thực hiện công tác điều chỉnh thiết kế nền tảng để hoàn thành thi công vào năm 2019, vận hành chạy thử khai thác vào năm 2020 (chậm 2 năm).
Trong một thông tin có liên quan, tính đến ngày 23/3/2014, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD; nợ công chiếm 48,0% GDP, tăng 11,2% so với năm 2013.
Còn TS.Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ cũng lo ngại, nếu tính đủ nợ công Việt Nam hiện xấp xỉ 106% GDP, trong khi đó ngưỡng này được đặt ra trong chiến lược phát triển tài chính đến năm 2020.
Phương Nguyên
Theo Vietbao