Acer Aspire A315-53-30E7: laptop bình dân nhưng hiệu năng không bình dân chút nào
Với vẻ bên ngoài đơn giản, mộc mạc… Acer Aspire A315-53-30E7 là một sản phẩm entry-level dành cho những khách hàng không muốn chi ra quá nhiều tiền nhưng vẫn phải có một thiết bị dùng được cho các nhu cầu cần thiết.
Vỏ ngoài màu đen nhám, trông cứng cáp và chắc chắn
Thương hiệu Aspire của nhà Acer vốn dĩ đã được biết đến từ lâu bằng việc trang bị cho các laptop của mình một chiếc vỏ bên ngoài đẹp mắt, chắc chắn, không ọp ẹp. Và mẫu Acer Aspire A315-53-30E7 này cũng không phải là ngoại lệ. Sự đơn giản là điều có thể thấy được khi Acer đã khéo léo kết hợp vỏ màu đen nhám trên lớp hợp kim nhôm với bàn phím chống bám bụi và thấm nước, tuy đơn giản nhưng không hề có cảm giác rẻ tiền một chút nào.
Cấu hình ổn, đáp ứng được nhu cầu thông thường
Với CPU Intel Core i3-7020U 2 nhân, 4 luồng và xung nhịp cơ bản 2.3GHz… Acer Aspire A315-53-30E7 có thể xử lí gọn gàng các tác vụ tính toán, văn phòng thường ngày. Tiếp sau đó là thanh RAM DDR4 với dung lượng 4GB sẽ giúp cho người dùng chạy được nhiều ứng dụng cùng một lúc (tất nhiên là mỗi ứng dụng đều không chiếm quá nhiều tài nguyên của máy) vì thế hệ DDR4 sẽ mạng lại nhiều cải tiến, nâng cấp về mặt tốc độ xử lí so với thế hệ cũ trước đó là DDR3. Ngoài ra, để giải quyết các nhu cầu đồ họa nhẹ cũng như chơi game không quá nặng… bộ nhớ đồ họa tích hợp Intel UHD 620 sẽ là thứ mà người dùng cần đến. Khả năng xử lí đồ họa của nó được tăng thêm 7% nếu so với dòng 520 trước đó, hơn nữa nếu người dùng muốn thưởng thức nội dung 4K thì con chip này cũng có thể xử lí rất tốt.
Màn hình HD mang đến những sắc màu sinh động, đẹp mắt
Chớ nên thấy độ phân giải 1366 x 768 trên màn hình 15.6 inch của Acer Aspire A315-53-30E7 mà xem thường, những gì nó mang lại cho người dùng sẽ không gây thất vọng chút nào đâu. Tấm nền TN được trang bị trên laptop này sẽ mang lại tốc độ phản hồi nhanh hơn cả tấm nền IPS trứ danh, vậy nên hình ảnh sẽ được tái hiện cực kì sinh động với những gam màu bắt mắt. Ngoài ra, công nghệ Acer ComfyView LCD chống chói cũng được trang bị trên màn hình này nên bạn sẽ có thể sử dụng ngay cả trong môi trường có ánh sáng mạnh.
Cổng kết nối đa dạng, hỗ trợ thêm cả ổ cứng dung lượng lớn
Người dùng sẽ thấy an tâm, thoải mái khi máy hỗ trợ nhiều cổng kết nối khác nhau như 2 cổng USB 3.0 – 1 khe cắm thẻ nhớ microSD – 1 combo jack headphone và micro 3.5mm – 1 cổng HDMI – hỗ trợ WiFi chuẩn 802.11ac – Bluetooth 4.1.
Ổ cứng 1TB 5400 rpm sẽ giúp cho người dùng tha hồ lưu trữ các thể loại dữ liệu từ nhẹ tới nặng.
Theo FPT Shop
Đánh giá Acer Aspire A515 core i3 8145U: Không có optane? Không sao cả!
Đã bao giờ bạn đang làm mà laptop báo pin yếu, cộng quên mang sạc và phải bỏ dở công việc chưa? Hay có những lúc bạn có một chiếc đĩa học tiếng Anh nhưng laptop cũng lại không có ổ đĩa luôn.
Vậy thì Acer Aspire 5 sẽ là một lựa chọn tốt để giải quyết những điều mà bạn gặp phải.
1. Thời lượng pin cực trâu
Video đang HOT
Thử nghiệm đánh giá thời lượng pin của máy trong điều kiện độ sáng tối đa, loa 40%, wifi mở liên tục và sử dụng các tác vụ văn phòng thông thường với các phần mềm như: Excel, Chrome,... để lướt web, nghe nhạc,... Và với việc sử dụng cấu hình trung bình như: Chip Intel Core i3, RAM 4GB và card đồ họa đi kèm Intel Graphic 620 thì hứa hẹn rằng chiếc laptop này sẽ có thời lượng pin rất lâu.
Dưới đây là biểu đồ đo được lượng pin tiêu hao theo từng mốc thời gian.
Theo như tính toán từ số liệu nêu trên, pin của Đánh giá Acer Aspire 5 có thể trụ được là 9 giờ 58 phút.
Và ngay lập tức mình đã test pin với phần mềm Batterymon và có một kết quả khá ấn tượng với thời lượng pin là 10 giờ 42 phút. Hơn gần 1 giờ pin với phiên bản Intel Optane.
Có thể nói, thời lượng pin của Acer Aspire 5 là rất trâu, đáp ứng được nhu cầu làm việc của bạn trong một ngày dài. Nếu chúng ta dùng ít thì có thể phải tới 2 ngày mới cần sạc lại pin cho máy.
2. Cấu hình và hiệu năng tốt so với tầm giá (so sánh với phiên bản Optane)
Xét về bản thường của chúng ta thì ngoài không sở hữu Intel Optane thì CPU cũng "xuống đời" với chip Core i3.
Đầu tiên sẽ là màn so sánh điểm số Geekbench 4 quen thuộc. Nếu so sánh ở mức đơn lõi thì có vẻ bản Intel Optane không hơn bản thường là mấy, nhưng chuyển sang đa lõi thì mọi chuyện trở nên khác biệt nhiều hơn rồi. Cụ thể, các bạn có thể xem hình bên dưới.
Bên phải: Bản Intel Optane - Bên trái: Bản thường
Bản Intel Optane Bản thườngGeekbench đơn lõi: 4.236 điểmGeekbech đơn lõi: 4.132Geekbcench đa lõi: 12.295Geekbench đa lõi: 7.713
Tiếp tục với phần mềm đo tốc độ đọc ghi ổ đĩa là Crystal Disk Mark thì phiên bản Intel Optane chắc chắn tỏ ra nổi bật hơn rồi.
Bên phải: Bản Intel Optane - Bên trái: Bản thường
Với khả năng truy xuất dữ liệu tuần tự (dòng đầu tiên) thì phiên bản thường chỉ tỏ ra hơi kém hơn một chút so với Intel Optane mà thôi. Còn với truy xuất dữ liệu ngẫu nhiên (3 dòng cuối) thì phiên bản thường của chúng ta gần như lép vế hoàn toàn.
Sau đây sẽ là một bảng so sánh tốc độ mở máy, các chương trình ứng dụng và tắt máy để các bạn có thể thấy rõ hơn nếu như sử dụng bản thường thì chậm hơn bao nhiêu so với bản Intel Optane.
Nếu tính ra thì bản thường chỉ thua mỗi thời gian tắt mở máy mà thôi, chứ cũng không thua kém nhiều hơn khả năng cũng như thời gian mở ứng dụng so với bản có Intel Optane là mấy.
3. Âm thanh và tản nhiệt tốt
Bộ loa của Aspire 5 được đặt ở dưới cạnh đáy và chất lượng âm thanh có vẻ cũng chưa được tốt cho lắm. Nói chính xác hơn thì bộ loa này nghe nhạc không được hay. Âm bass thì hơi nhỏ và nghe hơi "gắt" trong khi mid thì khá nhạt nhòa và dù cho treble có phần trong trẻo nhưng cũng không bù lại được cho 2 âm kia để tạo nên tổng thể một bản hòa âm hay được. Còn về xem phim hay chơi game thì bộ loa này có thể tạm đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Tản nhiệt của máy được thiết kế với chỉ một quạt tản nhiệt duy nhất. Trong gần 2 giờ sử dụng liên tục với các tác vụ văn phòng, mình nhận thấy quạt tản nhiệt không hề phát ra tiếng ồn lớn cũng như toàn bộ phần thân máy vẫn mát. Tiếp tục sử dụng thêm 2 giờ nữa thì bề mặt chiếu nghỉ của máy chỉ hơi ấm ấm.
4. Thiết kế chưa có gì đặc sắc
Có vẻ như năm 2018 là một năm để các nhà sản xuất đến từ Đài Loan quay trở về thiết kế cổ điển cho những sản phẩm laptop của mình. Nối gót Asus thì Acer đã đem lại thiết kế bản lề cổ điển cho Aspire 5. Chiếc bản lề này hoạt động khá trơn chu và mượt mà và chúng ta có thể mở bằng một tay rất dễ dàng giống như Macbook.
Mặt lưng máy được làm bằng chất liệu kim loại với màu trắng bạc đẹp mắt và bên cạnh trên chính là đặc trưng của dòng Aspire với hai dải anten dùng để bắt wifi.
Còn phần chiếu nghỉ sử dụng chất liệu nhựa với vân xước giả kim loại, trông khá đẹp khi kết hợp cùng mặt lưng của máy.
Về phần bố trí cổng kết nối thì mình đánh giá có vẻ Aspire 5 sẽ hợp hơn với những người thuận tay trái.
Bên cạnh trái là nơi đặt ổ đĩa quang và sẽ hỗ trợ đắc lực cho những người có nhu cầu sử dụng đĩa CD/DVD.
Còn cạnh phải để bố trí lần lượt cổng USB C, 2 cổng USB 3.0, cổng tai nghe 3.5 mm và khe cắm thẻ nhớ SD. Với việc bố trí như này thì tay phải chúng ta sử dụng chuột sẽ gần như bị suy giảm diện tích sử dụng đi rất nhiều.
Đặc biệt, bên cạnh sau ngoài khe tản nhiệt quen thuộc, chúng ta còn thấy sự xuất hiện của cổng sạc, cổng HDMI và cổng LAN.
5. Màn hình 15.6 inch FHD
Màn hình Full HD 15.6 inch của Asprie 5 bây giờ đã được làm mỏng bên 2 cạnh viền cho phù hợp với xu thế laptop viền màn hình mỏng hiện nay. Cảm nhận của mình sau khi sử dụng chiếc màn hình này đó là độ sáng và độ tương phản khá cao của màn hình máy kết hợp với tấm nền chống chói nên khả năng sử dụng ngoài trời rất tốt.
Tuy nhiên, mình cảm thấy nền màn hình hơi bị ám xanh một chút nên khi sử dụng lâu sẽ khá mỏi mắt. Màu sắc cũng có phần hơi nhạt cộng thêm màn hình không có góc nhìn rộng cũng là một điểm trừ cho Aspire 5.
6. Bàn phím và bàn di chuột hoạt động tốt
Thoạt nhìn bàn phím màu đen không đồng màu với phần chiếu nghỉ đã khiến mình cảm thấy không được thích thú cho lắm. Thực tế trải nghiệm sử dụng gõ phím thì mình thấy hành trình phím khá nông, lực bấm cho các phím không đồng đều và có phần hơi sượng tay, tình trạng nhấn hụt phím hay nhầm phím xảy ra liên tiếp trong lần đầu tiên mình sử dụng bàn phím này.
Sau khi quen tay, thì mọi thứ có vẻ đã khá hơn nhưng mình vẫn không đánh giá cao bộ bàn phím này trên Aspire 5. Hy vọng rằng Acer có thể tiếp nhận được ý kiến đóng góp này và cải tiến trong những sản phẩm tiếp theo.
Còn về bàn di chuột thì chúng ta có một bề mặt nhựa rất mịn, trải nghiệm cảm giác vuốt chạm thoải mái và trỏ chuột phản hồi nhanh, chính xác.
Ngoài ra, nếu để ý kỹ, các bạn có thể thấy diện tích trackpad to và rộng hơn rất nhiều so với một số dòng laptop của Acer, điều này giúp chúng ta có một không gian làm việc thoải mái hơn.
Kết luận
Tuy rằng nếu như không có Intel Optane thì Aspire 5 sẽ chạy ở tốc độ thông thường cũng không phải là quá là chậm so với những chiếc laptop khác cùng phân khúc. Với mức giá khoảng 12 triệu thì sẽ là một lựa chọn phù hợp với những ai không có hầu bao rủng rỉnh và cần sử dụng một chiếc laptop pin trâu, đa năng, hiệu năng ở mức trung bình khá.
Theo Thế Giới Di Động
Trải nghiệm laptop gaming Asus ROG Strix SCAR II mới nâng cấp RTX: Hiệu năng cực tốt Với khoảng 50 triệu đồng, chiếc laptop gaming Asus ROG Strix SCAR II GL504GV đem đến cho game thủ lựa chọn Core i7, RTX 2060 với hiệu năng rất mạnh mẽ. Mẫu laptop gaming Asus ROG Strix SCAR II đã ra mắt thị trường từ năm ngoái và nhận được phản hồi rất tốt từ phía game thủ, chính vì vậy mà NSX...