“Ác quỷ” nước Bỉ chuyên tấn công các bé gái
Trong hai năm 1996-1997, Marc Dutroux đã bắt cóc, cưỡng bức, sát hại nhiều trẻ em gái, trở thành “ác quỷ” trong nỗi ám ảnh của người dân nước Bỉ.
Căn hầm bí mật
Sinh ra ở Ixelles, Bỉ vào ngày 6/11/1956, Marc Paul Alain Dutroux, tên thường gọi là Marc Dutroux là con lớn nhất trong 5 người con. Cha mẹ ly thân, người mẹ một nách 5 con. Dutroux mới lớn đã thể hiện ngang bướng và ưa bạo lực.
Dutroux kết hôn lần đầu năm 1975 khi mới 19 tuổi và có hai con. Năm 1983, hôn nhân tan vỡ khi người vợ phát hiện Dutroux ngoại tình với Michelle Martin – người sau này trở thành vợ thứ hai của Dutroux . Hai người có thêm 3 người con nhưng cũng ly dị vào năm 2003.
Marc Dutroux
Làm nghề thợ điện nhưng Dutroux thường xuyên thất nghiệp và có nhiều tiền án về tội ăn trộm xe bán sang Cộng hòa Séc và Hungary, buôn bán ma túy. Dutroux sở hữu trong tay 7 ngôi nhà, hầu hết đều bỏ không và anh ta chỉ sử dụng 3 trong số đó để giam giữ và tra tấn những cô gái bị bắt cóc.
Tại một ngôi nhà ở thành phố Marcinelle, Dutroux thậm chí còn xây một hầm ngục bí mật để hành hạ các nạn nhân. Ngoài việc dùng để sử dụng cho những hành vi đồi bại hoặc quay phim khiêu dâm, hầm ngục bí mật còn là phương tiện “làm ăn” của Dutroux. Anh ta tổ chức kinh doanh bằng việc bán bé gái cho các ổ mại dâm hoặc khách hàng giàu có, kể cả ở nước ngoài. Với mạng lưới rộng lớn và những tội ác này, Dutroux có trong tay cả một gia tài kếch xù gây bất ngờ cho cả cảnh sát.
Ngày 28/5/1996, căn hầm của Dutroux đã trở thành một địa ngục thực sự trong suốt 80 ngày đối với cô bé 12 tuổi Sabine Dardenne, bị bắt cóc khi đang đạp xe đến trường. Cô bị bỏ đói với một vài thứ đồ hộp còn thừa và những mẩu bánh mì đã mốc xanh. Cô được phép viết thư về nhà, nhưng Dutroux không gửi đi vì muốn Dardenne tin là cha mẹ không quan tâm đến. Khi khám xét nhà Dutroux, cảnh sát đã tìm ra cả thảy 34 lá thư như vậy.
Đến ngày 9/8/1996, cô bé 14 tuổi Laetitia Delhez bị bắt cóc đi khi đang trên đường từ một bể bơi về nhà. Tuy nhiên, một người qua đường tình cờ chứng kiến và nhớ biển số chiếc xe chở cô gái đi. Cảnh sát xác định chủ nhân chiếc xe là Marc Dutroux và bắt giữ vào ngày 13/8/1996.
Video đang HOT
Khi lục soát, cảnh sát đã tìm thấy ít nhất 300 cuốn video quay cảnh Dutroux cưỡng bức các cô gái trẻ. Với những bằng chứng không thể chối cãi, Dutroux thú nhận mọi chuyện.
Trong khi Sabine Dardenne và Laetitia Delhez được cảnh sát giải thoát, số phận những nạn nhân trước đó không được may mắn như vậy. Vào ngày 24/6/1995, hai cô bé 8 tuổi là Julie Lejeune và Mélissa Russo bị bắt cóc khi đang chơi quanh nhà. Cả hai bị nhốt trong hầm tối, liên tục lạm dụng tình dục và bị ép để sản xuất phim khiêu dâm.
Hai tháng sau, ngày 23/81995, Dutroux tiếp tục bắt cóc hai cô gái nữa là An Marchal và Eefje Lambreck, đang trên đường trở về nhà sau buổi cắm trại. Hai nạn nhân này bị tấn công tương tự trong thời gian dài, Dutroux giao các cô bé cho một người đàn ông có tên Bernard Weinstein coi sóc, còn anh ta tiếp tục cuộc truy tìm những con mồi mới.
Đến tháng 9/1995, Lambrecks và Marchal bị Dutroux và đồng phạm Bernard Weinstein đánh thuốc mê và chôn sống xuống một cái hố. Trong khi đó, đến tận tháng 8/1996, thi thể của Lejeune và Russo mới được cảnh sát tìm thấy trong hầm ngục tối của Dutroux.
Thời gian này Dutroux bị cảnh sát giam giữ một tháng vì tội ăn cắp xe ô tô. Dutroux đã yêu cầu vợ phải cung cấp thức ăn hàng ngày cho họ, nhưng Martin lại nói rằng cô ta sợ hầm ngục tối nên không dám lại gần và khiến hai cô bé phải chết thảm vì đói.
Ngay khi ra tù và biết tin, Dutroux cũng sát hại luôn Bernard Weinstein và chôn cùng với xác 2 bé gái ở vườn sau ngôi nhà.
Phiên tòa lịch sử
Trước đó, tháng 2/1986, Dutroux và người vợ thứ đầu tiên bị bắt giữ vì tội bắt cóc và cưỡng bức 5 cô gái trẻ. Đến tháng 4/1987, mặc dù Dutroux bị kết án hơn 13 năm tù giam nhưng được giảm xuống còn 5 năm và sau đó chỉ phải ngồi tù 3 năm vì đã có “ý thức cải tạo tốt”. Ra tù chưa được bao lâu, Dutroux đã lại tiếp tục lao vào con đường tội ác. Và 4 năm sau, hồ sơ tội phạm của ông ta lại “trắng tinh”.
Vào năm 1993, một người đàn ông nặc danh đã gọi điện thoại đến cho cảnh sát nói anh ta đã được tên Marc thuê bắt cóc các cô gái trẻ về cho anh ta. Cảnh sát đã 2 lần lục soát dinh thự của Detroux nhưng không phát hiện.
Người vợ thứ hai là đồng phạm của Marc Dutroux.
Trong một lần lục soát nhà Detroux năm 1995, cảnh sát cũng không phát hiện hai cô bé Julie Lejeune và Mélissa Russo còn sống trong căn hầm, vì chỉ chăm chú tìm bằng chứng liên quan đến băng nhóm trộm cắp xe, không mang theo chó nghiệp vụ hay bất cứ thiết bị hiện đại. Thậm chí, cảnh sát cũng đã nghe thấy tiếng kêu khóc của các nạn nhân nhưng họ không lưu tâm.
Năm 1995, mẹ của Dutroux đã viết thư gửi các công tố viên nói rõ rằng, bà biết người con trai đang giam giữ các cô gái trẻ tại một trong những căn nhà của anh ta. Sau này, kênh truyền hình CNN tường thuật rằng, trong thời gian tìm kiếm các cô gái bị mất tích, những tin tức quan trọng liên quan đến các vụ mất tích này nhân viên điều tra đều giữ kín.
Sau 17 tháng điều tra, đến tháng 2/1998, cảnh sát đã có đủ bằng chứng để đưa Dutroux ra tòa. Cùng bị xét xử là vợ và hai đồng phạm Jean-Michel Nihoul, Michel Lelievre. Tuy nhiên, tháng 4/1998, trong một lần được chuyển từ nhà tù đến tòa án, Dutroux trốn thoát.
Cảnh sát sau đó đã truy nã trên khắp các nước Bỉ, Pháp, Luxemborg và Đức mới bắt lại. Bảy năm 6 tháng kể từ ngày Dutroux bị bắt giữ, ngày 1/3/2004, phiên tòa xét xử Dutroux về các cáo buộc bắt cóc, hiếp dâm và giết người mới được mở.
Kết cục, “Ác quỷ nước Bỉ” đã phải lãnh án tù chung thân vì các tội giết nhiều người và các tội danh như hiếp dâm, trộm cắp, buôn bán ma túy… Phiên tòa lớn nhất trong lịch sử nước Bỉ này dự tính kéo dài trong 3 tháng, triệu tập khoảng 600 nhân chứng khác nhau với chi phí hơn 4,5 triệu euro.
Vụ án Marc Dutroux cũng trở nên nổi tiếng hơn bởi chi tiết, trong vòng 2 năm, từ năm 1996 đến 1998, hơn 1/3 người Bỉ có tên Dutroux đã đổ xô đến cơ quan đăng ký hộ tịch để xin đổi sang tên khác vì không muốn trùng tên với “ác quỷ”.
Đến ngày 4/2/2013, Dutroux lại một lần nữa trở thành tâm điểm của báo chí trên khắp thế giới khi gửi đơn lên tòa án, yêu cầu được phóng thích trước thời hạn vì hắn đã “không còn nguy hiểm” đối với xã hội nữa. Tuy nhiên, tòa bác bỏ yêu cầu nói trên.
Theo Mến Bùi / Pháp luật Việt Nam
Anh điều thêm tàu tham gia sứ mệnh hải quân tại vùng Vịnh
Hoạt động triển khai trên đã được Anh công bố hồi tháng trước, theo đó tàu HMS Kent sẽ cùng một tàu chiến khác của Anh là HMS Duncan đang hoạt động trong khu vực tham gia sứ mệnh cùng hải quân Mỹ.
Chiến hạm HMS Kent của Anh. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Anh)
Chiến hạm HMS Kent của Anh ngày 12/8 đã lên đường tới vùng Vịnh để tham gia sứ mệnh do Mỹ dẫn đầu nhằm bảo vệ các tàu thuyền thương mại trong khu vực này giữa lúc căng thẳng chính trị giữa phương Tây và Iran tăng cao.
Ông Andy Brown, sỹ quan chỉ huy tàu HMS Kent cho biết: "Sự tập trung của chúng tôi ở vùng Vịnh chắc chắn vẫn là giảm nhẹ những căng thẳng hiện nay. Song chúng tôi cam kết duy trì tự do hàng hải và đảm bảo hoạt động vận tải biển quốc tế, và đó là mục tiêu của hoạt động triển khai này."
Hoạt động triển khai trên đã được Anh công bố hồi tháng trước, theo đó tàu HMS Kent sẽ cùng một tàu chiến khác của Anh là HMS Duncan đang hoạt động trong khu vực tham gia sứ mệnh cùng hải quân Mỹ.
Cùng ngày, kênh truyền hình Al Jazeera có trụ sở tại Qatar dẫn lời Ngoại trưởng Zarif trong cuộc phỏng vấn cho biết vùng Vịnh sẽ trở nên "ít an toàn hơn" do các tàu hải quân nước ngoài tăng cường sự hiện diện tại đây. Ông Zarif nêu rõ khu vực này đã trở thành "hộp diêm sẵn sàng bùng cháy" do chứa đầy "vũ khí" của Mỹ và những đồng minh của nước này.
Mỹ đã mời các nước Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Bỉ, Anh và Hàn Quốc tham gia liên minh hàng hải ở vùng Vịnh, khẳng định rằng tất cả các bên liên quan sẽ không chỉ bảo vệ lợi ích của họ mà còn để đảm bảo nguyên tắc cơ bản về giao thông hàng hải tự do và mở. Hiện chỉ có Anh tuyên bố tham gia sứ mệnh đảm bảo an ninh biển do Mỹ dẫn đầu tại vùng Vịnh để bảo vệ các tàu thương mại đi qua eo biển Hormuz.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết Đức sẽ không tham gia liên minh hải quân của Mỹ, mà ủng hộ một sứ mệnh của châu Âu trong vấn đề này. Chính phủ Nhật Bản ngày 8/8 tuyên bố Tokyo có thể cử các tàu tới tuần tra ngoài khơi Yemen thay vì tham gia liên minh do Mỹ dẫn đầu vì lo ngại rằng hành động như vậy có thể làm tổn hại quan hệ hữu nghị của Nhật Bản và Iran./.
Theo Ngọc Biên (TTXVN/Vietnam )
'Nếu đi vào eo biển Hormuz, Israel sẽ bị nhấn chìm' Ngoại trưởng Israel Yisrael Katz nói nước ông sẽ cung cấp thông tin tình báo, hỗ trợ liên minh hàng hải của Mỹ tuần tra, bảo vệ các tuyến vận chuyển dầu ở eo biển Hormuz. Ngày 10-8 trên Twitter, ông Hossein Amir Abdollahian - Cố vấn cấp cao của Quốc hội Iran và của Chủ tịch Quốc hội Iran lên tiếng cảnh...