Ác mộng làm thêm của du học sinh Việt ở Australia
Nhiều du học sinh Việt Nam tại Australia làm thêm trong các nhà hàng, khách sạn bị đối xử tệ, bóc lột sức lao động và trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu.
Sau khi tin tức về hệ thống bán lẻ 7-Eleven ở Australia bị cáo buộc trả thiếu hàng nghìn AUD tiền lương cho nhân viên, trong đó có nhiều sinh viên quốc tế, người dân địa phương cảm thấy vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên, các du học sinh không quá ngạc nhiên với việc bị trả lương thấp.
Tình trạng trả lương dưới mức tối thiểu không chỉ tồn trong những công ty đa quốc gia. Story Hunters dẫn lời sinh viên làm thêm trong khách sạn, cửa hàng bán lẻ cho biết, đó là một phần cuộc sống phải chấp nhận ở Australia.
Cựu sinh viên quốc tế Kenny đến từ Trung Quốc cho biết, anh làm việc tại một nhà hàng Trung Quốc nổi tiếng và được trả 8 AUD/giờ (trong khi mức lương tối thiểu được quy định là 16,7 AUD/giờ.)
“Phần lớn người Australia sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nghe điều này bởi số tiền công đó quá thấp”, Kenny nói.
Nhiều sinh viên phải làm thêm quá giờ quy định để đủ tiền trang trải cuộc sống. Ảnh minh họa: Oecc.vn
Sinh viên quốc tế hợp pháp ở Australia được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong suốt học kỳ. Nhưng vì bị trả lương thấp, không ít bạn trẻ phải làm việc nhiều giờ hơn để đủ sống.
“Chúng tôi biết điều đó là phạm pháp. Nếu bị chính quyền phát hiện, du học sinh sẽ bị trục xuất. Chúng tôi cũng biết người sử dụng lao động đang làm việc trái pháp luật nhưng không thể thắc mắc, bởi có quá nhiều sinh viên đang cần việc làm”, cựu sinh viên quốc tế chia sẻ.
Kenny cho biết, mức lương 8-12 AUD/giờ khá phổ biến đối với sinh viên làm thêm, đặc biệt là những bạn trẻ đến từ các nước châu Á. Trong đó, sinh viên Việt Nam rất dễ bị bóc lột khi làm thêm ở Australia.
Sau khi tham gia vào hai nhóm Facebook có 41.000 du học sinh Việt Nam, phóng viên của Story Hunters đặt câu hỏi: “Công việc làm thêm của bạn khi du học tại Australia như thế nào?”.
Trong 3 ngày, khoảng 60 sinh viên đã bình luận, gửi câu trả lời qua email hoặc nhắn tin câu chuyện của họ. Hơn 500 người tham gia cuộc thăm dò và 2/3 trong số đó thú nhận họ được trả công thấp hơn mức lương tối thiểu.
Bốn du học sinh Việt có nickname là Chi, Daniel, Vincent và Darren đã đồng ý chia sẻ câu chuyện của họ.
Sinh viên Việt bị bóc lột sức lao động
Đến Australia là trải nghiệm khó khăn và cô độc với một sinh viên quốc tế. Đối với nhiều du học sinh Việt Nam, đó là lần đầu tiên sống xa nhà và tiếng Anh ở đây được phát âm khá khác với tiếng Anh – Mỹ mà họ học ở trường.
“Lần đầu đặt chân tới đây, tôi thậm chí không thể gọi món ở KFC, bởi họ không hiểu tôi nói gì và tôi cũng không nghe được họ nói”, Darren nhớ lại.
Sự việc này khiến Darren mất tự tin. Để kiếm được việc làm, anh tìm đến cộng đồng người Việt và nhận phục vụ bàn với mức lương 12 AUD/giờ.
“Tôi nghĩ rằng, khi mọi người nói tiếng Việt với nhau, họ sẽ đối xử tốt hơn. Nhưng khi thấy tôi nói tiếng Việt, họ liền lợi dụng vì nghĩ rằng tôi không thể nói chuyện bằng tiếng Anh, không có khả năng giao tiếp với người khác và đòi hỏi quyền lợi cho bản thân”, Darren kể.
Vincent cho biết, ông chủ cho rằng một sinh viên như anh sẽ chấp nhận tiền công thấp bởi mức lương trung bình ở quê nhà còn thấp hơn nhiều.
Trong khi các du học sinh này bày tỏ sự thất vọng vì bị bóc lột và trả lương thấp, trong cùng một nhóm trên Facebook, người sử dụng lao động vẫn đăng tin tuyển nhân viên với mức lương ít nhất là 10 AUD.
“Hầu hết sinh viên Việt đều làm việc cho những ông chủ người Việt và Australia. Rất hiếm nơi trả cho chúng tôi 12 AUD/giờ. Nếu không có kinh nghiệm, hầu hết sinh viên chỉ được nhận 8-10 AUD. Những ngày đầu làm việc, khi trở về nhà, tôi không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, chỉ muốn nằm trên giường và khóc. Mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng. Nó thật sự khủng khiếp”, Chi nói.
Video đang HOT
Lúc đó, Chi đang làm việc tại một tiệm bánh với mức lương 8 AUD/giờ. Đó là công việc đầu tiên kể từ khi cô tới Australia và tính tới nay đã được 4 tháng. Cách đối xử của chủ tiệm tại đây khiến cô thực sự sốc.
Chi cho biết, cô phải làm việc theo ca kéo dài 12 tiếng mà không nghỉ ăn trưa và thường xuyên bị quản lý ngược đãi.
“Ở Việt Nam, cha mẹ tôi sở hữu một cửa hàng thời trang. Họ cũng thuê người làm nhưng chưa bao giờ tôi thấy cha mẹ la mắng nhân viên. Tôi chưa từng chứng kiến những điều tồi tệ nào giống như ở nơi đây”.
“Tôi không khẳng định tất cả ông chủ người Việt ở Australia đều như thế nhưng trường hợp của tôi không phải duy nhất. Nhiều du học sinh Việt Nam từng trải qua hoàn cảnh tương tự”, Chi bức xúc.
Theo Daniel, công việc đầu tiên của anh ở đất nước chuột túi là phục vụ tại nhà hàng Thái với tiền công 9 AUD/giờ.
“Đó là công việc đầu tiên. Những người lao động khác cũng được trả 9 AUD nên tôi nghĩ điều đó là bình thường”, chàng sinh viên nói.
Nhiều du học sinh Việt ở Australia làm thêm bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu. Ảnh minh họa: Kangdongsee.com
“Nếu tôi không làm, người khác sẽ làm”
Vụ việc chuỗi bán lẻ 7-Eleven là một trong nhiều trường hợp cho thấy các công ty lớn bóc lột nhân viên. Sau khi hầu tòa, 7-Eleven buộc phải hoàn trả hàng nghìn AUD tiền lương và bị điều tra các hành vi khác.
Tuy nhiên, đối với những du học sinh làm thêm ở các doanh nghiệp nhỏ khắp đất nước, giới chức rất khó kiểm soát.
Theo Natalie James, kiểm soát viên tại cơ quan Kiểm soát về Công bằng Lao động (FWO), cơ quan này nhận được hàng trăm khiếu nại của sinh viên quốc tế mỗi năm.
“Chúng tôi không thể kiểm soát tất cả bởi có tới 430.000 sinh viên quốc tế trong nước”, bà James nói.
Cũng theo vị này, 4 yếu tố chính khiến các du học sinh dễ bị bóc lột là sự non trẻ, rào cản ngôn ngữ, lòng trung thành và mối lo sợ mất thị thực. Những yếu tố này một lần nữa lại được thể hiện trong cuộc trao đổi củaStory Hunters với các sinh viên. Các bạn trẻ cho biết, họ bị coi thường, bị mắng mỏ và chỉ biết khóc sau một ngày dài làm việc vất vả. Hầu hết không có ý định trình báo cơ quan chức năng.
“Nếu tôi báo cáo sự việc với FWO, tôi biết họ sẽ giúp, nhưng nhà hàng nơi làm việc sẽ bị phạt. Ông chủ bị ảnh hưởng, nhà hàng đóng cửa và người lao động như chúng tôi sẽ mất việc. Như vậy, cả cộng đồng người Việt đều bị ảnh hưởng, không chỉ riêng tôi”, Vincent nói.
“Nếu Chính phủ buộc các nhà tuyển dụng tăng lương lên mức tối thiểu, họ sẽ sa thải chúng tôi, bởi không đủ khả năng chi trả. Mặt khác, nếu tôi không đồng ý, người khác sẽ làm”, Chi nói thêm.
Giải pháp
Một số sinh viên đề nghị chính phủ hạ mức lương tối thiểu đối với du học sinh. Tuy nhiên, ý kiến này gây nhiều tranh cãi.
“Nếu được phép làm việc ở Australia, chúng tôi phải được đối xử công bằng”, Chi nói.
Cũng có người cho rằng FWO nên tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các cơ sở kinh doanh thường xuyên hơn và thâm nhập các doanh nghiệp nhỏ để giám sát việc thuê lao động là sinh viên quốc tế. Mặc dù vậy, bà Natalie James chỉ ra những bất cập trong đề nghị này.
“Chúng tôi cần mọi người báo cáo sự việc. Nếu mọi người không nói, rất khó để chúng tôi đòi lại được khoản lương mà họ bị chủ kinh doanh ăn bớt. Chúng tôi cần nói chuyện trực tiếp với mọi người”, bà James chia sẻ.
Vincent đã kêu gọi những người lãnh đạo cộng đồng Việt – Australia giải quyết tình hình và nêu tên những chủ doanh nghiệp có hành vi sai trái.
Trong khi chờ giới chức vào cuộc, một số du học sinh lập nhóm trên Facebook nhằm tố cáo các chủ sở hữu lao động có hành vi sai phạm.
“Khi du học sinh mới đặt chân đến Australia, họ không biết và có thể tới xin việc ở những cơ sở đó. Vì vậy chúng tôi muốn cảnh báo để họ tránh xa các nhà hàng mà chủ thường đối xử tệ với nhân viên”, Chi nói.
Theo Zing
Phụ huynh muốn con ngừng du học sau vụ đánh bom tại Bỉ
Vụ đánh bom tại Bỉ khiến nhiều du học sinh và gia đình hoang mang, lo lắng. Không ít ông bố bà mẹ muốn đưa con đang du học ở một số nước châu Âu về Việt Nam học tập.
Ông Mạnh Cường có con đang học tại Berlin (Đức) kể, con gái mới đi học được một năm, nhưng những vụ tấn công liên tiếp ở châu Âu vừa qua (Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ) khiến gia đình ông rất lo lắng. Vợ chồng ông Cường đang lên kế hoạch đưa con về học đại học tại Việt Nam.
"Chắc cháu sẽ không đồng ý, nhưng bậc làm cha mẹ ai cũng lo lắng. Giờ chỉ có cách gọi về để nhìn thấy con mỗi ngày, chứ xa xôi thế này chúng tôi sốt ruột lắm", nam phụ huynh nói.
Không chỉ ông Cường muốn đưa con về nước học tập vì tình hình an ninh bất ổn, nhiều phụ huynh khác cũng đang rất lo lắng cho con du học.
Ngay khi biết tin vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ hôm 22/3, ông Trần Minh Hy như ngồi trên đống lửa vì không liên lạc được với con trai Trần Minh Đức (sinh viên Đại học Francisco Ferrer) trong suốt một tiếng.
"Chúng tôi không biết làm gì khác ngoài việc liên tục gọi vào số của con, túc trực bên máy tính để chờ Đức online", phụ huynh này nói và cho biết sau đó đã liên lạc được với con trai mình. Nam sinh giải thích đi mua bánh mỳ buổi sáng và bị cảnh sát giữ lại đến khi an toàn mới được về nhà.
"Vụ nổ xảy ra tại metro Maelbeek khi mình vừa rời khu Liên minh châu Âu không lâu. Thật sự quá kinh khủng khi phải chứng kiến đất nước mình gắn bó lâu nay bị tàn phá", Minh Đức kể.
Nam sinh chia sẻ, người dân Bỉ vốn hiền lành. "Dù đang ở giữa 'trung tâm khủng bố', nhưng mình chưa từng nghĩ Bỉ hay Brussels sẽ là nơi bị tấn công", Minh Đức chia sẻ.
Còn bà Nguyễn Lan Hoa, mẹ bạn Lương Minh Trang (Đại học Paul-Henri Spaak, Brussels) vẫn chưa bớt lo: "Tôi dặn con không ra ngoài, không đi chơi hay tụ tập nơi đông người, đi siêu thị tích trữ đồ ăn, để tiền, passport và những đồ đạc cần thiết ở nơi dễ lấy nhất"..
Trước đó, 15h ngày 22/3, tài khoản Facebook Hương Hà Nguyễn thông báo: "Bom nổ ở sân bay Zaventem, ít nhất 14 người thiệt mạng, thành phố đưa báo động cấp. Các bạn đừng ai ra khỏi nhà nhé!".
Sau đó, thông tin về vụ khủng bố tại Brussels lan truyền trên mạng với thống kê thương vong tăng lên. Hai quả bom phát nổ tại sân bay Zaventem, thủ đô Brussels, Bỉ khiến 34 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Khoảng 1 tiếng sau, cũng tại thủ đô Brussels, một vụ nổ mới làm rung chuyển ga tàu điện ngầm Maelbeek, nơi gần trụ sở của Liên minh châu Âu, bao gồm Nghị viện châu Âu, khiến 20 người tử vong.
Tình hình về vụ khủng bố được các du học sinh thông báo liên tục.
Bạn Vũ Minh Tâm (Đại học Kiến trúc Bỉ) cho biết, trụ sở Liên minh châu Âu là địa điểm vui chơi quen thuộc của người dân thủ đô Brussels, do nằm giữa trung tâm và có nhiều tòa nhà cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử của đất nước. Nữ du học sinh nhận định, việc tấn công vào địa điểm này nhằm đe dọa tinh thần của người dân Bỉ.
"Mọi người đang rất hoang mang. Cô giáo mình liên tục gọi điện cho sinh viên và dặn ở nhà. Gia đình chủ nhà mình khóc suốt cả ngày hôm nay. Giao thông đình trệ, tinh thần mọi người hoảng loạn. Thật may các du học sinh Việt Nam không xảy ra vấn đề gì", Thùy Trang (Đại học Kiến trúc Bỉ) chia sẻ.
Thủ đô Brusells 1 ngày sau khủng bố. Người dân đang cùng nhau cầu nguyện cho các nạn nhân. Ảnh: Quốc Anh .
Chỉ trong vòng vài tháng, nhiều thành phố lớn tại châu Âu đã bị tấn công, có quốc gia phải đặt mức cảnh báo an ninh cao nhất.
Ba quả bom phát nổ tại Brussels sáng 22/3 là cuộc tấn công thứ ba vào các nước châu Âu, sau Paris (Pháp) vào tháng 11, và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi đầu tháng 3 vừa rồi. Mọi dự đoán đều cho rằng mục tiêu tấn công của khủng bố trong thời gian tới vẫn là "lục địa già". Chính vì thế, không ít gia đình có con đang sinh sống tại Bỉ và các nước EU rất hoang mang.
Cũng sau vụ tấn công tại Brussels, các bạn trẻ Việt Nam, du học sinh Việt Nam trên toàn thế giới, đặc biệt tại châu Âu đã thay avatar hoặc đăng tải những bức ảnh chia sẻ sự mất mát với quê hương của Tintin.
Chỉ mới 4 tháng trước, đêm 13/11/2015, người dân thủ đô Paris của Pháp phải hứng chịu hàng loạt vụ tấn công làm ít nhất 158 người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương.
Ngày 19/3/2016, một vụ đánh bom tự sát ở khu vực mua sắm tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Ba quả bom phát nổ tại Brussels sáng 22/3 là cuộc tấn công thứ ba vào các nước châu Âu.
Theo Telegraph, những điều cần nhớ khi ở xung quanh vùng khủng bố:
1. Giữ bình tĩnh, trấn an mọi người xung quanh.
2. Ngay khi nghe thấy tiếng nổ, lập tức rời khỏi nơi đó một cách nhanh chóng nhất. Hãy di chuyển bình tĩnh và lặng lẽ, trốn trong nơi an toàn và nghe ngóng tình hình.
3. Tuân theo mọi sự chỉ dẫn của nhân viên an ninh.
4. Kiểm tra thương tích.
5. Kiểm tra thông tin những người trong nhóm.
6. Giữ liên lạc với đại sứ quán.
Giảm thiểu nguy cơ gặp khủng bố
1. Kiểm tra kỹ thông tin nơi mình chuẩn bị đến; luôn chuẩn bị cho mọi tình huống.
2. Tìm hiểu phong tục nơi bạn đang sống, tránh hành động, ăn mặc, nói năng xúc phạm đến tôn giáo, chính trị.
3. Hạn chế tụ tập, đi lại nơi đông người.
4. Giữ kín thông tin cá nhân bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, tín ngưỡng.
5. Báo cáo lại ngay khi nhận thấy có các vật dụng khả nghi: Balo, vali để trơ trọi trên đường.
Theo Zing
Quà tặng ngày 8/3 là một tuần đưa bạn gái đi học Quà 8/3 của Trần Thu Trang - nữ sinh duy nhất của cả khoa Dầu khí, Đại học Trinity Dublin, Ireland - khá thú vị. Cô gái này được các nam sinh trong lớp thay nhau đưa, đón đi học. Trần Thu Trang là "bóng hồng" duy nhất trong lớp, và cũng là nữ du học sinh duy nhất của cả khoa Dầu...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Thế giới
21:27:39 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025