Abramovich đã mất hơn 110 triệu bảng tiền đền bù cho các HLV của Chelsea
Theo thống kê, ông chủ Roman Abramovich đã mất tới 110,5 triệu bảng để trả tiền đền bù cho các HLV đã bị sa thải tại Chelsea kể từ năm 2003.
HLV Frank Lampard đang đối diện nguy cơ bị sa thải sau chuỗi trận tệ hại của Chelsea thời gian gần đây. Nhưng có lẽ chính bản thân ông chủ Abramovich chưa chắc đã muốn sa thải ông bởi tổng số tiền đền bù cho các HLV đã quá nhiều.
Theo thống kê kể từ khi mua lại The Blues từ Ken Bates, Abramovich đã chứng kiến 12 HLV đến và đi, trong đó Jose Mourinho có đến 2 lần. Chỉ một trong số này tự động ra đi là Maurizio Sarri. Vị chiến lược gia người Italia rời Chelsea để theo đuổi giấc mơ dẫn dắt Juventus.
Antonio Conte là người gần nhất bị sa thải tại sân Stamford Bridge và Chelsea đã phải trả tới 9 triệu bảng tiền đền bù cho ông. Nếu cộng thêm cả đội ngũ trợ lý đông đảo của Conte, số tiền này còn lên tới 26,6 triệu bảng.
Claudio Ranieri là HLV đầu tiên bị Abramovich sa thải và ông nhận được 6 triệu bảng tiền đền bù. Sau đó, Mourinho tới và nhận được 23,1 triệu bảng tiền đền bù vào năm 2007. Tiếp theo là Avram Grant nhận được 5,2 triệu bảng sau khi bị sa thải vào tháng 5/2008, chỉ vài ngày sau khi thua trận chung kết Champions League.
Luiz Felipe Scolari, HLV từng đưa Brazil vô địch World Cup 2002, nhận được 12,6 triệu bảng sau khi bị sa thải với chỉ 7 tháng nắm quyền. Carlo Ancelotti thu về 6 triệu bảng sau trận đấu cuối cùng ở mùa giải 2010/11.
Andre Villas-Boas nhận trát sa thải vào tháng 3/2012 và nhận được 12 triệu bảng tiền đền bù. Người kế nhiệm ông là Roberto Di Matteo đã dẫn dắt Chelsea vô địch Champions League và FA Cup vào năm 2012 nhưng vẫn bị sa thải vào tháng 11 năm đó và được đền bù 10,7 triệu bảng.
Rafa Benitez không nhận được tiền đền bù vì ông chỉ là huấn luyện viên tạm quyền của câu lạc bộ. Sau đó Mourinho trở lại vào năm 2013 rồi bị sa thải vào tháng 12/2015. Ông và các trợ lý nhận được 8,3 triệu bảng đền bù.
Guus Hiddink tiếp quản Chelsea cho đến cuối mùa giải và cũng không nhận được đồng nào đền bù. Conte sau đó tiếp quản và giành được danh hiệu trong 2 mùa giải nhưng cuối cùng cũng phải ra đi sau 2 năm.
Lampard hiện chỉ còn 18 tháng trong hợp đồng hiện tại với mức lương khoảng 77.000 bảng mỗi tuần. Tổng số tiền trong hợp đồng hiện tại của ông còn lại khoảng 3 triệu bảng. Vì vậy nếu Abramovich đưa ra quyết định sa thải với Lampard, tổng số tiền ông phải trả cho các HLV bị sa thải sẽ lên tới 114,5 triệu bảng.
Man Utd tranh ngôi đầu Premier League - phong độ và đẳng cấp
"Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là vĩnh viễn", đó là câu nói đã đi vào lịch sử và thường mặc định dành cho Man Utd.
Video đang HOT
Bây giờ, khi Man Utd khởi đầu năm 2021 bằng một chiến thắng để chia sẻ vị trí đầu bảng với Liverpool, phong độ và đẳng cấp chính là yếu tố cũng như câu hỏi quyết định khả năng cạnh tranh ngôi vô địch của họ ở mùa giải này.
Một phóng chiếu từ 2015/16
Man Utd có vô địch được Premier League 2020/21 hay không? Đó vẫn là một câu hỏi rất khó, gây nhiều tranh cãi và khiến mọi dự đoán đều có khả năng "sập hầm". Song, phải thừa nhận, mùa giải hiện tại có điều gì đó gần như một phóng chiếu từ mùa giải 2015/16, với Man Utd chính là hình ảnh của Leicester City ngày ấy.
Claudio Ranieri luôn được xem như một HLV tốt, nhưng không phải là người chinh phục. Những nhận xét về ông là khá bất công, dù chính ông là người tạo dựng nền tảng cơ bản cho một Chelsea sau này vô địch Premier League 2004/05 với Jose Mourinho. Tại mùa giải 2015/16 cũng vậy, Ranieri không được đánh giá cao ở điểm xuất phát với Leicester City. Những gì họ nghĩ về ông lúc đó chỉ đơn giản là mục tiêu trụ hạng.
Ole Solskjaer hiện nay cũng không được đánh giá cao. Ngay cả trong cộng đồng cổ động viên Man Utd cũng có sự tranh cãi về việc ông có đủ tài để cầm quân ở Old Trafford hay không. So sánh Solsa với Ranieri là khập khiễng. Nhưng chí ít, Man Utd của Solsa lúc này và Leicester City 2015/16 cũng có chút điểm chung nho nhỏ. Đó là lấy chủ trương phòng ngự phản công là trọng tâm.
Tất nhiên, Man Utd không chơi phòng ngự phản công theo cách Leicester City từng chơi. Hơn nữa, Man Utd cũng không tập trung xây dựng phòng ngự phản công là thứ vũ khí chủ đạo. Họ có thể sử dụng nó trước đối thủ mạnh, nhưng khi gặp các đội bóng yếu thế hơn hoặc ngang cơ, họ sẽ trở lại với lối nắm quyền kiểm soát đúng nghĩa của một kẻ mạnh. Khác biệt giữa hai đội bóng ở hai thời kỳ là khá lớn, nhưng cũng không thể phủ nhận họ có chút tương đồng.
Leicester từng làm nên mùa giải 2015/16 cổ tích dưới thời HLV Ranieri. Ảnh: Getty Images.
Song, thứ để chúng ta cảm nhận mùa giải này như một phóng chiếu của mùa giải 2015/16 chính là sự bất khả tiên đoán của cuộc đua tranh thứ hạng. Ở thời điểm cận Giáng sinh 2015, khi Premier League 2015/16 vừa kết thúc vòng đấu thứ 17, Leicester dẫn đầu bảng với 38 điểm, hơn Arsenal 2 điểm. Nhưng ở dưới họ có tới 5 đội bóng hoàn toàn có khả năng cướp lấy ngôi đầu chỉ trong vài vòng đấu. Thấp hơn một chút là Liverpool, với 14 điểm ít hơn.
Kết thúc lượt đi 2015/16, Leicester City có hoàn cảnh gần giống Man Utd lúc này. Khi đó, Leicester City có 39 điểm, cùng chia sẻ ngôi đầu bảng với Arsenal nhưng đứng dưới do kém chỉ số phụ. Đằng sau họ, 8 đội bóng chen chân với điểm số ít hơn dao động từ 3-10 điểm. Khoảng cách điểm như thế cho thấy việc dự đoán đội bóng sẽ lên ngôi là một việc quá khó.
Tình thế của Man Utd hiện tại còn khó khăn hơn Leicester cách đây 5 năm. Premier League 2020/21 mới đi chưa được nửa chặng đường và số đội bóng chen chân xếp dưới Man Utd cùng Liverpool đông đảo và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Mùa giải còn 21 vòng đấu nữa nên về lý thuyết, không ai có thể loại trừ khả năng tranh đua của một đội bóng kém Man Utd 10 điểm.
Tất nhiên, chúng ta sẽ nhìn vào thực lực và từ đó có thể đánh giá chủ quan để gạch tên vài đội bóng như Leeds United hay West Ham. Nhưng với những con át chủ bài của giải đấu như Man City hay Chelsea, chưa chắc chúng ta đã dám mạnh dạn gạt bỏ một cách dễ dàng.
Điều đó chứng tỏ cuộc đua phía trước còn tiềm ẩn rất nhiều bất trắc. Lợi thế lớn nhất của Man Utd lúc này chính là điểm số họ đã tích lũy được và tinh thần hưng phấn sau một chuỗi trận kết quả khả quan vừa qua.
Phong độ
Thực chất, Man Utd có được vị trí chia sẻ đầu bảng với Liverpool là nhờ mạch trận vô cùng ấn tượng kể từ đầu tháng 12 tới nay, trong khi các đối thủ khác lại không có được sự ổn định phong độ. Rõ ràng, thành quả thầy trò Solsa đang có lúc này đến từ sự khác biệt về phong độ đúng nghĩa. Mà phong độ là nhất thời. Chân lý này rõ ràng khó có thể bị phủ nhận.
Trong mạch trận ấn tượng vừa rồi, phong độ của Man Utd đã được xây dựng từ chính những chuyển biến tích cực của những cá nhân chủ chốt trong đội. Tạm không bàn đến Bruno Fernandes với đóng góp rất rõ ràng và đều đặn, những điểm sáng cần nhắc tới chính là sự trở lại của Paul Pogba, sự góp mặt của Eric Bailly để giúp cặp trung vệ chơi khả quan hơn và một hàng công ghi bàn đều đặn hơn.
Trong trận mở màn năm 2021, thực tế đóng góp của Paul Pogba là rất lớn. Cái cách Pogba hoán đổi vị trí, vai trò với Fernandes tùy tình thế thực tế đã tạo thêm màu sắc đa dạng hơn cho Man Utd trong triển khai tấn công và cũng giảm tải cho cầu thủ sáng tạo người Bồ Đào Nha. Ở cả hai bàn thắng vào lưới Aston Villa, dấu ấn của Pogba đều rất đậm. Vì vậy, bất chấp Jack Grealish mới là cầu thủ chơi hay nhất trận, Man Utd vẫn có thứ cần thiết nhất: chiến thắng.
Sự trở lại của Bailly khá thầm lặng nhưng rất đáng giá. Tính tranh chấp ở hàng thủ của Man Utd được cải thiện hơn hẳn và nó tạo đà cho Harry Maguire chơi tự tin hơn rất nhiều. Nhìn rộng ra toàn đội hình, rõ ràng tinh thần của Man Utd lúc này đang rất sáng, có thể nói là sáng nhất Premier League hiện thời. Chính tinh thần đó giúp họ chơi thanh thoát hơn và khó có thể phủ nhận là họ đã và đang chơi rất hay.
Pha cứu thua có ý nghĩa như một bàn thắng của Bailly cho Man Utd. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, tất cả điểm sáng ấy sẽ chỉ giúp Man Utd có được những chiến thắng đủ để đeo bám đơn thuần chứ không thể leo lên vị trí đầu bảng được nếu như các đối thủ lớn của họ không đánh mất sự ổn định phong độ. Tottenham, Liverpool, Chelsea đều có sự phập phù đáng trách ở tháng 12, và chính họ đã tự tạo ra những nấc thang cho Man Utd đặt chân lên. Kết quả hiện nay đến từ nguyên nhân 2 chiều ấy chứ không chỉ đơn thuần từ một Man Utd đang chơi rất hay như nói ở trên.
Song, Solskjaer cần nhớ đối thủ chính của ông là những đội bóng có đẳng cấp thực sự. Liverpool, Man City là hai đội bóng có đẳng cấp không thể phủ nhận. Tottenham đang định hình đẳng cấp nhờ vào tài năng của Mourinho. Điển hình nhất là Liverpool. Khi thiếu vắng Van Dijk và chưa có sự trở lại của Thiago Alcantara, tiền vệ trung tâm hay bậc nhất lúc này, họ vẫn giữ được uy thế của một nhà đương kim vô địch. 21 vòng đấu còn lại sẽ là quãng thời gian mà đẳng cấp ấy lên tiếng.
Chúng ta cần nhìn vào vị trí của Man Utd lúc này nói riêng và của các đối thủ khác nói chung bằng con mắt điềm tĩnh hơn. Tất cả đều chỉ là nhất thời, là câu chuyện của phong độ đơn thuần. Dĩ nhiên, cũng có những mùa giải kỳ dị như mùa giải 2015/16, khi phong độ của các đội bóng lớn bị ảnh hưởng quá nhiều do họ đang trong quá trình tái thiết. Nhưng muốn lên ngôi vô địch ở một mùa giải kỳ dị như vậy, Leicester cũng phải duy trì được một phong độ tuyệt vời.
Và câu chuyện của Man Utd nói riêng ở mùa giải này là phải duy trì được phong độ mà họ đang có. Còn câu chuyện dài hơi của họ ở kỷ nguyên mới mẻ này sẽ nằm ở chỗ họ cần khẳng định đẳng cấp của mình như thế nào.
Đẳng cấp
Thực sự, muốn một đội bóng duy trì được phong độ cao kéo dài, tinh thần thi đấu, thể trạng cầu thủ, kỹ nghệ xoay tua của HLV, sự ưu ái của thần may mắn là vô cùng quan trọng. Man Utd hiện sở hữu khá đầy đủ các yếu tố ấy nên khả năng duy trì phong độ của họ là có. Tuy nhiên, không phải họ không có trở ngại, mà cụ thể nhất là sự bất cân xứng giữa cầu thủ dự bị với cầu thủ chính thức ở một số vị trí.
Sự bất cân xứng này thể hiện khá rõ ở hàng thủ và vị trí tấn công biên phải. Rõ ràng, chúng ta nhận thấy nếu Daniel James vào sân, chất lượng tấn công biên phải của Man Utd sẽ suy giảm đáng kể. Thêm vào đó, phong độ của Bailly đang rất ổn nhưng nếu không may, anh buộc phải nghỉ 1-2 trận, Victor Lindelof có thể đáp ứng vai trò bằng một phong độ tương xứng hay không? Chính những khúc mắc này sẽ là trở ngại lớn với việc Man Utd cố gắng duy trì phong độ tích cực này trong một thời gian đủ dài để tiếp tục tranh đua ngôi vô địch.
Trong khi đó, để tạo ra một đội bóng đẳng cấp, ai cũng hiểu cần có một HLV đẳng cấp và một tập thể cầu thủ có bộ khung đẳng cấp. Sự kết hợp giữa sir Alex Ferguson với các ngôi sao trước đây từ Eric Cantona cho tới Ryan Giggs, David Beckham, từ Roy Keane, Paul Scholes cho tới Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie, Cristiano Ronaldo... sau này đã tạo nên một Man Utd đẳng cấp và lẫy lừng kéo dài hơn 2 thập niên. Và Man Utd hôm nay có gì?
Những cái tên như Fernandes, Pogba, De Gea... là những con người đẳng cấp trong bóng đá. Dàn cầu thủ Man Utd hiện nay rất đẹp và gần mức đủ để tạo nên một đội bóng đẳng cấp. Câu hỏi còn lại dĩ nhiên nằm ở vai trò của Ole Solskjaer. Giữa lằn ranh mong manh của niềm tin và ngờ vực hôm nay, ông cần chứng minh mình đủ tầm vóc để tạo nên một Man Utd đẳng cấp đủ sức đua tranh với Man City và Liverpool ở bất kỳ thời điểm nào.
Man Utd cần duy trì phong độ nếu muốn thực hiện mục tiêu vô địch. Ảnh: Reuters.
Ngoài câu hỏi về Solsa, thứ Man Utd đang thiếu thực sự là một tiền đạo sát thủ có "sức kéo" mãnh liệt đủ để vực dậy tinh thần cả đội bóng. Suốt tháng 12, Rashford ghi tới 5 bàn cho Man Utd nhưng số cơ hội tốt mà anh bỏ lỡ thực sự không nhỏ chút nào. Cavani chính là một cầu thủ có tầm đẳng cấp như thế nhưng tiếc thay, đó là Cavani của 4-5 năm trước chứ không phải ở tuổi 33 giữa bối cảnh Premier League lúc nào cũng khắc nghiệt, va chạm quyết liệt với tốc độ, cường độ rất cao.
Solskjaer chưa cho thấy ông là một HLV sắc bén về chiến thuật, nhưng điều đó không có nghĩa ông chẳng có khả năng để xây dựng mình trở thành một HLV đẳng cấp. Ferguson không phải là một HLV được đánh giá là bậc thầy chiến thuật nhưng cách ông xây dựng đẳng cấp nằm ở kỹ năng quản trị, nhãn quan nhìn con người đỉnh cao của mình.
Không nhiều HLV có mắt nhìn người tinh tường và phương pháp dẫn dắt một tập thể siêu việt như Ferguson. Và đó chính là con đường mà Solsa cần noi theo, con đường khai thác thứ tài năng dẫn dắt để bù lấp cho khả năng chiến thuật không quá ưu việt của mình. Tất nhiên, trong việc thể hiện tài năng dẫn dắt này, sử dụng những trợ lý nào, có khả năng chiến thuật cao hay không, cũng là một yếu tố tiên quyết.
Câu chuyện xây dựng đẳng cấp của Solsa là một câu chuyện đường dài, miễn là ông được giữ ghế ở Man Utd đủ lâu. Còn với Man Utd lúc này, để tạo dựng một đẳng cấp cho đội bóng, việc duy trì thói quen chiến thắng là tối quan trọng. Nếu chiến thắng đã trở thành thói quen, nó cũng sẽ trui rèn cho cầu thủ Man Utd rất nhiều để tạo dựng nên một đội bóng có đẳng cấp, chiến thắng bằng đẳng cấp chứ không phải nhờ vào những lóe sáng nhất thời của phong độ.
Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là vĩnh viễn. Nhưng để đạt được cái vĩnh viễn thì phải có từng khoảnh khắc tích cực được xâu chuỗi với nhau như một dòng lịch sử. Chiến thắng một lần có thể coi là nhất thời, do một ngày đẹp trời nào đó đạt phong độ tốt. Nhưng chiến thắng nhiều lần và liên tục, sẽ không ai được phép nhắc đến cái nhất thời nữa. Thậm chí, lúc ấy cũng sẽ không còn ai coi đó là một ánh chớp của phong độ mà nó đã trở thành một thuộc tính, một căn cước của đội bóng.
Thứ căn cước ấy, Man Utd sẽ xây dựng như thế nào từ nay tới vòng 38? Hãy đợi, xem, và cần thiết thì dành cho Solsa một lời xin lỗi nếu như tôi và bạn có từng chê bai ông.
Slaven Bilic và những vụ sa thải HLV bất ngờ nhất ở Ngoại hạng Anh West Brom sa thải HLV Slaven Bilic một cách đầy bất ngờ, cùng điểm qua những vụ sa thải HLV bất ngờ nhất trong lịch sử Premier League. SLAVEN BILIC Slaven Bilic West Brom đã xuất sắc cầm hòa Man City 1-1 tại Etihad, 1 điểm có được giúp họ chỉ còn kém nhóm an toàn có 2 điểm. Tuy nhiên, chỉ vài...