ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
Một nguồn tin tình báo Mỹ xác nhận với kênh ABC News: Israel có vai trò trong sản xuất các máy nhắn tin vừa bị kích nổ nhằm vào các tay súng Hezbollah, và loại chiến dịch ngăn chặn chuỗi cung ứng này đã được lên kế hoạch ít nhất 15 năm.
Các xe máy bị hư hại sau loạt vụ nổ bộ đàm tại Baalbek, Liban ngày 18/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nguồn tin trên, kế hoạch cho vụ tấn công liên quan đến các công ty vỏ bọc, trong đó có nhiều nhân viên tình báo Israel và tài sản đứng sau một công ty hợp pháp chuyên sản xuất máy nhắn tin. Ít nhất một số người tham gia vào công việc này không biết họ thực sự đang làm việc cho ai.
Vai trò của Israel trong sản xuất máy nhắn tin lần đầu được tờ The New York Times đưa tin.
Theo các nguồn tin, từ 28 đến 57 gram thuốc nổ và một công tắc kích nổ từ xa để kích nổ đã được gài vào trong các máy nhắn tin.
Theo Bộ trưởng Y tế Liban Firass Al-Abyad, trong hai ngày qua, các vụ nổ ở Liban xảy ra sau khi máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ đã làm ít nhất 37 người thiệt mạng và 2.931 người bị thương.
Video đang HOT
Cuộc xung đột giữa Hezbollah và Israel đã nghiêm trọng hơn vào ngày 19/9, khi Israel tiến hành các cuộc không kích vào Liban và Hezbollah đáp trả.
Cả BAC Consulting – công ty có trụ sở tại Hungary được ký hợp đồng sản xuất các máy nhắn tin thay mặt cho công ty Gold Apollo ở Đài Loan (Trung Quốc) – và bản thân công ty Gold Apollo đều chưa phản hồi yêu cầu bình luận của ABC News.
Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan quốc phòng Đài Loan Cố Lập Hùng ngày 20/9 tuyên bố Đài Loan không liên quan đến vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin gần đây ở Liban. Hãng tin CNA dẫn lời ông Cố Lập Hùng phát biểu trước Viện Lập pháp Đài Loan nêu rõ: “Không cần phải vô cớ lôi kéo Đài Loan vào vấn đề này”. Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Quách Trí Huy đã khẳng định Đài Loan không sản xuất máy nhắn tin có thể phát nổ.
Về phần mình, một phát ngôn viên của chính phủ Hungary nói rằng các máy nhắn tin phát nổ ở Liban chưa từng ở Hungary và công ty BAC Consulting chỉ là một trung gian thương mại, không có cơ sở sản xuất hoặc hoạt động ở Hungary.
Trong khi đó, trong bài phát biểu ngày 19/9, lãnh đạo Hezbollah là Hassan Nasrallah chia sể rằng, ban lãnh đạo cao cấp của nhóm này dùng các máy nhắn tin cũ, không phải các thiết bị mới được sử dụng trong vụ tấn công vừa rồi. Các thiết bị phát nổ được nhập vào Liban 6 tháng trước. Hezbollah đã bắt đầu một cuộc điều tra toàn diện về các vụ nổ.
Ông Nasrallah nói: “Không phải tất cả các máy nhắn tin đều được phân phát và một số đã bị tắt. Trong hai ngày, kẻ thù muốn giết ít nhất 5.000 người… Kẻ thù biết rằng số lượng máy nhắn tin là 4.000″.
Ngày 19/9, Phái đoàn thường trực của Liban tại Liên hợp quốc cho biết, kết quả điều tra sơ bộ của nhà chức trách phát hiện, các thiết bị liên lạc phát nổ trong tuần này tại Liban đã được gài sẵn chất nổ trước khi được nhập khẩu vào nước này.
Cụ thể, trong thư gửi đến Hội đồng Bảo an (HĐBA), phái đoàn Liban cho biết, điều tra sơ bộ cho thấy, các thiết bị phát nổ đã được gài sẵn thuốc nổ một cách chuyên nghiệp, trước khi vào Liban và được kích nổ bằng cách gửi email đến những thiết bị đó. Phái đoàn lên án các vụ tấn công đẫm máu này và cho rằng, sự việc gây tổn hại đến các nỗ lực ngoại giao\ nhằm chấm dứt giao tranh tại Gaza và miền Nam Liban. Đại diện Liban kêu gọi HĐBA LHQ lên án vụ tấn công tại phiên họp khẩn theo kế hoạch diễn ra trong ngày 20/9 nhằm thảo luận về diễn biến mới trên.
Israel không thừa nhận cũng không phủ nhận thực hiện vụ tấn công máy nhắn tin và bộ đàm ở Liban.
Vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm: Chính quyền Liban công bố kết quả điều tra sơ bộ
Ngày 19/9, Phái đoàn thường trực của Liban tại Liên hợp quốc (LHQ) cho biết kết quả điều tra sơ bộ của nhà chức trách phát hiện các thiết bị liên lạc phát nổ trong tuần này tại Liban đã được gài sẵn chất nổ trước khi được nhập khẩu vào nước này.
Các xe máy bị hư hại sau vụ nổ hàng loạt bộ đàm tại Baalbek, Liban ngày 18/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thư gửi đến Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, phái đoàn Liban cho biết điều tra sơ bộ cho thấy các thiết bị phát nổ đã được gài sẵn thuốc nổ một cách chuyên nghiệp trước khi vào Liban và được kích nổ bằng cách gửi email đến những thiết bị đó. Phái đoàn lên án các vụ tấn công đẫm máu này và cho rằng sự việc gây tổn hại đến các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt giao tranh tại Gaza và miền Nam Liban. Đại diện Liban kêu gọi HĐBA LHQ lên án vụ tấn công tại phiên họp khẩn theo kế hoạch diễn ra trong ngày 20/9 nhằm thảo luận về diễn biến mới trên. Dự kiến, Ngoại trưởng Liban Abdallah Bou Habib sẽ tham dự cuộc họp.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục đưa ra phản ứng sau vụ hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ tại Liban. Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian bày tỏ lời chia buồn tới người dân Liban sau loạt vụ nổ thiết bị liên lạc gây thương vong lớn trong hai ngày 17-18/9. Trên mạng xã hội X, ông Pezeshkian cũng đồng thời lên án mạnh mẽ vụ việc, tái khẳng định ủng hộ Liban và kêu gọi các tổ chức quốc tế có hành động thích hợp. Theo Bộ trưởng Y tế Liban, các vụ nổ đã khiến 37 người thiệt mạng và 2.931 người bị thương.
Cùng ngày 19/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với các lãnh đạo chính trị và quân sự hàng đầu của Liban cũng như với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, kêu gọi các bên kiềm chế. Ông Macron yêu cầu lãnh đạo Liban truyền đạt thông điệp tới các nhóm vũ trang, bao gồm Hezbollah, tránh leo thang căng thẳng. Lực lượng Hezbollah cáo buộc Israel gây ra các vụ nổ này và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả mạnh, trong khi Israel chưa đưa ra bình luận về cáo buộc trên.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tránh leo thang xung đột tại Trung Đông. Phát biểu sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne tại Paris, ông Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế đang nỗ lực nhằm đạt được lệnh ngừng bắn tại Gaza. Ông nói: "Chúng tôi vẫn đang nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn. Chúng tôi tin rằng điều đó vẫn có thể và cần thiết".
Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Sejourne cũng bày tỏ lo ngại về tình hình tại Trung Đông. Ông khẳng định Pháp và Mỹ đang phối hợp gửi thông điệp giảm leo thang tới các bên và cảnh báo "Liban sẽ không thể hồi phục sau một cuộc chiến toàn diện".
Khi được hỏi về các vụ nổ thiết bị liên lạc gần đây tại Liban, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh khẳng định Mỹ không thay đổi lập trường quân sự tại Trung Đông. Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Singh nêu rõ không có bất cứ thay đổi nào về việc bố trí lực lượng tại Đông Địa Trung Hải hay khu vực phụ trách của Bộ Chỉ huy trung tâm. Lầu Năm Góc khẳng định bất kỳ cuộc tấn công nào gây leo thang căng thẳng tại Trung Đông đều không có lợi và Mỹ không muốn xung đột tại khu vực này lan rộng hơn.
Tương tự, Ngoại trưởng Anh David Lammy cũng kêu gọi phong trào Hezbollah và lực lượng Israel lập tức ngừng bắn. Phát biểu sau cuộc gặp với những người đồng cấp Pháp, Mỹ và Italy tại Paris, ông Lammy nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn thấy một giải pháp chính trị được đàm phán" để người Israel ở miền Bắc nước này và người Liban có thể trở về nhà.
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã lên tiếng bình luận sau khi ở Liban (Lebanon) xảy ra hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm khiến hàng nghìn người thương vong. Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/9, phóng viên hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đã...