Ả Rập Saudi sẽ xử trảm 5 nghi phạm vụ nhà báo Jamal Khashoggi
Các công tố viên Ả Rập Saudi vào hôm qua (15.11) cho biết sẽ có 5 nghi phạm liên quan tới vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi bị kết án tử hình.
Nhà báo Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi. Ảnh: CNN.
Theo CNN dẫn lời Văn phòng Công tố Chính phủ Ả Rập Saudi, có tổng cộng 11 người bị truy tố, trong đó 5 người sẽ bị xử trảm vì có liên quan trực tiếp đến hành vi “ra lệnh và thực hiện tội ác”.
Bên cạnh đó, các công tố viên còn tiết lộ rằng sau khi bắt trói ông Khashoggi, các đặc vụ Ả Rập Saudi đã tiêm một loại thuốc an thần nhằm khống chế vị nhà báo. Tuy nhiên, nhóm đặc vụ đã tiêm quá liều khiến Khashoggi bị sốc thuốc và tử vong. Sau đó, thi thể nạn nhân đã bị cưa ra làm nhiều phần và được 5 người đem ra khỏi Lãnh sự quán. Toàn bộ các phần thi thể cuối cùng được giao cho một công tác viên địa phương tại Istanbul để phi tang.
Ngoài ra, Riyadh còn nói thêm rằng chính cựu Giám đốc Tình báo Ả Rập Saudi Ahmed al-Assiri – nhân vật thân cận với Thái tử Mohammad bin Salman – là người thành lập nhóm đặc vụ 15 người để buộc Jamal Khashoggi phải về nước. 15 đặc vụ này được chia làm 3 đội: nhóm đàm phán, nhóm tình báo thông tin và nhóm hậu cần.
Video đang HOT
“Người đứng đầu đội đàm phán đã kết luận rằng không thể bắt cóc Jamal Khashoggi tới một nhà an toàn trong trường hợp việc thuyết phục ông ấy thất bại. Vì thế, người này đã quyết định sẽ sát hại Khashoggi nếu vị nhà báo nhất quyết từ chối về nước”, một công tố viên không được nêu tên cho hay.
Theo CNN, sau khi sát hại ông Khashoggi, người đứng đầu nhiệm vụ mật cùng với người đứng đầu đội đàm phán đã cùng nhau viết một “báo cáo giả” gửi tới phó giám đốc tình báo, khai man rằng Jamal Khashoggi đã rời Lãnh sự quán sau khi việc đàm phán thất bại.
Hình chụp X-quang hành lý của nhóm đặc vụ Ả Rập Saudi cho thấy nhiều thiết bị, vũ khí đã được mang theo ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Daily Sabah.
Được biết, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố của các công tố viên Ả Rập Saudi là “không thỏa đáng”, đồng thời nhấn mạnh rằng Ankara vẫn muốn Riyadh dẫn độ những nghi phạm sang Thổ Nhĩ Kỳ để xét xử.
“Việc phân xác vị nhà báo không phải là quyết định tức thời. Các đặc vụ Ả Rập Saudi khi tới Istanbul đã mang theo đủ công cụ để sát hại và phân xác”, Ngoại trưởng Cavusoglu cho rằng việc Riyadh truy tố 11 nghi phạm là “một bước tiến tích cực” nhưng “chưa đủ”.
“Danh tính của những kẻ ra lệnh sát hại Jamal Khashoggi cần được công bố, Riyadh không thể che đậy việc này”.
Được biết, cố vấn Tòa án Hoàng gia Ả Rập Saudi Saud Qahtani – người đứng đầu nhóm truyền thông của Thái tử bin Salman cũng đã bị cấm xuất cảnh để phục vụ điều tra. Trước đó vào tháng 10, Qahtani đã bị sa thải vì bị nghi có liên quan tới vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ không muốn gắn số phận giáo sỹ Gulen với vụ Khashoggi
Theo Reuters, ngày 16/11, một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, nước này bác bỏ bất kỳ thỏa thuận nào với Mỹ về giảm quy mô cuộc điều tra vụ hạ sát nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi để đổi lấy việc Washingon trục xuất giáo sỹ Fethullah Gulen - nhân vật mà Ankara cho là đứng sau vụ đảo chính bất thành cách đây hai năm.
Quang cảnh bên ngoài lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại. (Ảnh: THX/TTXVN)
Quan chức giấu tên của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng vấn đề trục xuất giáo sỹ Gulen và việc điều tra vụ sát hại nhà báo Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước là hai vấn đề khác nhau.
Quan chức này nêu rõ: "Không có chuyện Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị chấm dứt điều tra nhà báo Khashoggi đổi lấy việc trục xuất (giáo sỹ) Fethullah Gulen. Chúng tôi không có ý định can thiệp vào việc điều tra nhà báo Khashoggi để đổi lấy bất kỳ ân huệ chính trị hay luật pháp nào."
Trước đó một ngày, kênh truyền hình NBC News của Mỹ đưa tin, chính quyền Tổng thống Trump đang tìm kiếm cách trục xuất giáo sỹ Gullen và thuyết phục Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nới lỏng sức ép đối với Saudi Arabia liên quan vụ sát hại nhà báo Khashoggi. Tuy nhiên, Nhà Trắng tuyên bố thông tin này là "không chính xác."
Một số nhà bình luận của Saudi Arabia coi thông tin của NBC là bằng chứng chứng tỏ Ankara đang cố lợi dụng cuộc điều tra vụ sát hại nhà báo Khashoggi để giành lợi thế chính trị./.
Theo vietnamplus
Mỹ trừng phạt nặng đồng minh ruột vì vụ nhà báo Khashoggi Mỹ đã quyết định trừng phạt 17 công dân Ả Rập Saudi vì bị tình nghi liên quan tới vụ hạ sát nhà báo Jamal Khashoggi. Trong danh sách trừng phạt có cả một cựu cố vấn hàng đầu của Thái tử Mohammad bin Salman và Tổng Lãnh sự Mohammed Alotaibi. Hình ảnh camera an ninh bắt gặp Maher Abdulaziz Mutreb (đánh dấu...