Á khoa khối C00 toàn quốc: 2/3 môn đạt 10 điểm, tiếc vì cách biệt Thủ khoa chỉ 0,25 điểm
Với tổng điểm ba môn khối C00 đạt 29 điểm, (Văn 9 điểm, Sử 10 điểm, Địa 10 điểm), bạn Hoàng Phương Thảo – cựu học sinh trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) chính là Thủ khoa khối C00 thành phố Hà Nội trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và là Á khoa toàn quốc.
Việc sở hữu hai điểm 10 tuyệt đối ở môn Lịch sử và Địa lý – hai môn “khó nhai” đối với đa số học sinh khiến nhiều người thêm phần “trầm trồ” và tò mò về cô bạn.
Mất 15 phút để giành 10 điểm Địa và Sử
Cho tới tận bây giờ, bạn Hoàng Phương Thảo- cựu học sinh THPT Chu Văn An (Hà Nội) vẫn còn bồi hồi như ngày vừa công bố điểm thi mỗi khi được hỏi. Cô bạn chia sẻ rằng: “Mình rất vui và có chút bất ngờ. Thật ra là đã có công bố đáp án môn Sử, Địa trước rồi, mình đã tra nên cũng khá yên tâm, nhưng với điểm môn văn lại khiến mình bất ngờ, vì hôm đấy, thực sự mình làm bài không tốt lắm. Hôm đấy là lúc nửa đêm mình biết điểm xong mình gọi mẹ dậy luôn. Mẹ mình cũng vui đến không ngủ được đêm ấy luôn.”
Khi biết điểm số của mình đạt Thủ khoa Hà Nội và Á khoa toàn quốc, Thảo tinh nghịch bảo: “Mình cũng khá là tự hào về bản thân, nghe hai chữ thủ khoa kể ra cũng có vẻ oai nhỉ? Nhưng mình cũng khá tiếc đấy, 0,25 nữa là thủ khoa toàn quốc rồi mà”.
Chân dung bạn Hoàng Phương Thảo – cựu học sinh THPT Chu Văn An (Hà Nội), thủ khoa khối C00 TP Hà Nội, á khoa toàn quốc khối C00 của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – Ảnh: NVCC
Cô học sinh chuyên Địa cho rằng, đề năm nay không quá khó và Thảo chỉ mất 15 phút đề hoàn thành xong lượt một cả hai môn Sử và Địa. Thời gian còn lại, cô bạn kiểm tra bài làm, chỉnh sửa 1 đến 2 câu chưa chắc chắn, bổ sung và hoàn thiện. Còn đối với riêng môn Văn, Thảo nhận định: “Đề khá dài, khó khăn cho mình để phân tích kĩ càng và có những liên hệ sâu hơn trong khi tốc độ viết của mình khá chậm”.
Để đạt điểm cao trong bất cứ một kỳ thi nào thì Thảo tin rằng đều cần ba yếu tố. Một là cần sự tự tin, mình phải tin bản thân mình sẽ làm được, sẽ đạt được con điểm mà mình hằng mong muốn. Hai là bản thân mỗi người phải tự tạo lập cho mình một phương pháp học tập đúng đắn, khoa học, mang lại hiệu quả cao nhất. Đây cũng là chìa khóa quan trọng đưa cô bạn đến với cánh cửa của á khoa cả nước, cánh cửa đại học. Và cuối cùng là sự quan tâm, thăm hỏi, động viên và cổ vũ, khích lệ tinh thần từ cha mẹ, bạn bè và người thân, điều mà theo Thảo là ấm áp và truyền cho cô nhiều sức mạnh to lớn.
“Nghía” lịch học “gặt” điểm 10 như Thảo
Video đang HOT
Đối với 3 môn ở khối thi C00, Thảo yêu thích nhất là môn Địa lý bởi cô bạn thích đi du lịch. Thảo cho biết: “Mình thích đi du lịch, thích tìm hiểu về tự nhiên, văn hoá của các nước trên thế giới và khám phá cả những quy luật của vạn vật xung quanh nữa như mưa, gió, nắng vì nó ở ngay trước mắt mình, hiện diện trong cuộc sống nhiều đáng yêu, đáng quý.”
Thảo mê du lịch nên Địa không hề khô khan đối với Thảo. Ảnh: NVCC
Thảo không quá tập trung môn Địa lí vì bản thân đã là một học sinh chuyên Địa. Cô bạn chủ yếu dồn lực vào học hai môn còn lại là Văn và Sử. Cô bạn đăng kí lớp học thêm môn Văn ở trung tâm còn Địa học online.
Về thời gian biểu, Thảo phân thời gian cho môn Văn nhiều nhất, tầm 2-3 tiếng/ ngày còn Sử Địa luyện đề khoảng 1 tiếng/ môn mỗi ngày. Thảo còn tiết lộ rằng cô rất “biết ơn các đề thi thử” vì nhờ có các bộ đề ấy, cô bạn mới thể đạt được những số điểm cao tuyệt vời.
Giỏi Địa, mê du lịch nhưng quyết định chọn Luật
Chia sẻ về lý do chọn học ngành Luật, trường Đại học Luật (Hà Nội), Thảo chọn học Luật vì cảm thấy ngành này hợp tính cách của mình, vô cùng trầm tĩnh, điềm đạm, nhẹ nhàng, đúng “chuẩn” một cô gái khối C00. Hơn thế nữa, cô bạn chọn học Luật còn bởi đây là một ngành cần nhiều nhân lực trong tương lai, thu nhập cao, khá triển vọng.
Cô bạn đã trở thành tân sinh viên đại học Luật (Hà Nội) và sẽ trở thành một cô luật sư tài ba trong tương lai. – Ảnh: NVCC
Thảo và bạn thân – Ảnh: NVCC
Nói về dự định tương lai, Thảo chia sẻ: “Mình có rất nhiều dự định về việc học ngoại ngữ, tham gia các câu lạc bộ, các cuộc thi ở trường và tìm kiếm việc làm thêm nữa. Mình nghĩ là mình sẽ khiến bản thân bận nhất có thể trong 4 năm sắp tới. Sau khi tốt nghiệp, mình muốn đi du học, nhưng điều quan trọng nhất tất nhiên là tìm được việc làm phù hợp trước đã”.
Học các thủ khoa phương pháp học tập hiệu quả
Lắng nghe các thủ khoa đầu ra chia sẻ cách học tập hiệu quả sẽ giúp tân sinh viên 'bỏ túi' thêm rất nhiều kinh nghiệm trước môi trường hoàn toàn mới.
Không ngừng trau dồi, không ngại trải nghiệm
Tốt nghiệp với số điểm 3.9/4, Lương Ngọc Thảo Uyên (ngành ngôn ngữ Hàn Quốc) là thủ khoa đầu ra khóa 42 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Thảo Uyên cho biết: "Lúc mới vào đại học mình cũng có nhiều bỡ ngỡ với môi trường mới, khác hoàn toàn với môi trường học phổ thông. Nhưng nhờ thầy cô trong khoa nhiệt tình chỉ dẫn, các bạn cũng hỗ trợ nhau học tập nên mình nhanh chóng thích nghi được".
Do là sinh viên khóa đầu tiên của khoa Tiếng Hàn Quốc của trường, Thảo Uyên gặp không ít khó khăn do không có "tiền bối" để học hỏi kinh nghiệm học tập, bên cạnh đó thư viện trường cũng chưa cập nhật nhiều tài liệu tiếng Hàn. "Cách để mình vượt qua những điều trên là không ngừng trau dồi, không ngại trải nghiệm để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân", cô thủ khoa chia sẻ.
Lương Ngọc Thảo Uyên
Thảo Uyên bật mí thêm: "Khi học đại học, học trên lớp chỉ là một phần, việc học hỏi, tìm hiểu các nguồn tài liệu khác bên ngoài để trau dồi, nâng cao kiến thức là hết sức cần thiết để đạt kết quả cao trong học tập. Đặc biệt là với chuyên ngành ngoại ngữ, ngoài kiến thức trên sách vở thì mình nghĩ việc tự rèn luyện kỹ năng, thường xuyên giao tiếp với người bản xứ để ứng dụng ngôn ngữ là rất quan trọng".
Tự học và hỏi bất cứ điều gì chưa biết
Với thành tích học tập xuất sắc, Đinh Thị Vân (ngành quan hệ công chúng) là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội). Vân cho biết để đạt được kết quả cao, cô chủ yếu tự học và hỏi bất cứ điều gì mình chưa biết.
Đinh Thị Vân
"Mình tự học là chính. Ngoài thời gian đi làm thêm, mình tự học rất nhiều qua mạng, sách vở và hỏi bất kỳ người nào có thể giúp được mình", Vân nói và cho biết cô tự tìm tòi, học hỏi rất nhiều từ interrnet cho đến cả những kỹ thuật viên sửa máy tính, những người đi trước.
Học có động lực là cách học tốt nhất
Theo Hồ Văn Nhật Trường, thủ khoa đầu ra khoa Sinh học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: "Học có động lực là cách học tốt nhất".
Nhật Trường giải thích, mỗi người đều có mỗi động lực học khác nhau, có người học vì học bổng, có người học vì nghề nghiệp sau này... Một khi bản thân xác định được động lực thì lấy nó ra để phấn đấu đạt được.
Nhật Trường (phải) - ẢNH: NVCC
Kinh phí cho việc học cũng là một trong những nỗi lo của sinh viên. Nhật Trường thường giải quyết vấn đề trên bằng cách đi làm thêm và xin học bổng. Trường bật mí: "Mình thường lựa chọn học bổng phù hợp rồi nộp đơn, thường thì chỉ nhận được một nên lựa học bổng có giá trị cao, duy trì 4 năm để nộp". Học bổng vừa giúp sinh viên có thêm một khoản tiền để trang trải vừa là động lực rất lớn giúp các bạn cố gắng đạt được kết quả cao.
Nhật Trường hiện là giáo viên môn sinh của Trường Trung học Thực hành - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trường xin được việc trước ngày tốt nghiệp khoảng 2 tuần. "Tìm kiếm cơ hội việc làm ngay khi còn là sinh viên bằng cách làm giáo viên ở các trung tâm luyện thi, trợ giảng STEM, kiến tập/thực tập tại các trường mình mong muốn giảng dạy sau này; tích cực tham gia các hoạt động học thuật, từ đó hình thành các mối quan hệ với thầy cô và bạn bè nhiều nơi, lúc đó tự bản thân sẽ tìm được cơ hội cho mình", Nhật Trường chia sẻ.
Giúp tân sinh viên thích ứng với môi trường mới Lần đầu sống xa gia đình để đi học ở một thành phố lớn, nhiều tân sinh viên bỡ ngỡ và nếu không kịp thời trang bị kỹ năng thì rất khó thích nghi và làm chủ cuộc sống mới. Hầu hết tân sinh viên đều bỡ ngỡ trước môi trường sống và học tập mới - ẢNH: TRI THUẬN Đối mặt nhiều...