Á khoa Đại học Hàng Hải VN chọn ngành Logistics vì tin vào cơ hội phát triển
Hoàng Thanh Tú bật mí: “Luôn nghiêm túc khi học tập và thêm chút may mắn từ trái xoài non đã giúp em thành công đỗ trường đại học mà mình mơ ước”.
Trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021, Hoàng Thanh Tú đã xuất sắc đạt số điểm 27,45 và trở thành một trong hai thí sinh có số điểm đầu vào cao nhất của Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam.
Thanh Tú lựa chọn trở thành tân sinh viên của ngành Kinh doanh quốc tế và Logistic: “Lí do em chọn theo học khoa này của trường vì bản thân em nhận thấy rằng ngành Logistics đã và đang khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt đối với Hải Phòng, nơi có hệ thống cảng biển lớn thứ 2 Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, nhu cầu luân chuyển, phân phối sản phẩm lớn hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về chương trình học và đào tạo của khoa em thấy đây là một môi trường học tập chất lượng, bắt kịp xu thế hội nhập và phát triển”, Thanh Tú nói.
Thành công đỗ ngôi trường mong ước và bắt đầu hành trình mới tại đại học, Thanh Tú chia sẻ, hiện tại em vẫn nhớ như in cảm xúc khi biết bản thân đạt danh hiệu á khoa: “Khi biết điểm và đạt á khoa của trường em cảm thấy như vỡ òa trong hạnh phúc.
Dù biết bản thân đã cố hết mình để đạt được số điểm tốt nhất nhưng việc trở thành á khoa là điều mà em không ngờ tới.
Em cảm giác bao nỗ lực của bản thân, gia đình và thầy cô đã được đền đáp thật trọn vẹn, xứng đáng.
Trở thành một tân sinh viên, bản thân em tuy còn nhiều bỡ ngỡ vì sự khác biệt của môi trường đại học so với cấp ba nhưng em luôn hi vọng bản thân sẽ có những năm học đại học thật ý nghĩa để chuẩn bị hành trang cho tương lai sắp tới”.
Thanh Tú (bên phải) chia sẻ bản thân đã nỗ lực, nghiêm túc học tập để đạt được kết quả thi tốt và trở thành Á khoa trường Đại học Hàng Hải Việt Nam (Ảnh: NVCC)
Quay ngược lại quãng thời gian học tập tại trường Trung học phổ thông Thái Phiên (Hải Phòng), Thanh Tú chia sẻ bản thân đã có định hướng từ sớm về khối thi và nỗ lực hết mình từ những năm đầu cấp.
Hoàng Thanh Tú bật mí điều quan trọng nhất là phải luôn nghiêm túc khi học tập dù ở trên lớp hay ở nhà và suốt quá trình ôn thi: “Trong các môn thi chính, môn Địa lý em đạt được số điểm cao vượt ngoài mong đợi với 9,75 điểm.
Video đang HOT
Điều này khiến em vô cùng bất ngờ và vui mừng bởi em rất thích môn Địa lý và từ lâu đã có niềm đam mê được khám phá những mảnh đất mới, tìm hiểu về văn hóa, con người ở đó.
Để đạt được số điểm này, em rất cảm ơn cô giáo dạy Địa lý đồng thời là giáo viên chủ nhiệm cấp 3 của em.
Bằng cách giảng thông qua những từ khóa kết hợp với vốn kiến thức thực tế của cô đã giúp cho em nắm được bài học một cách dễ dàng, nhanh chóng. Từ đó ta có thể tư duy để làm những câu hỏi trong đề thi”.
Yêu thích và có thế mạnh khi học tập Địa lý nhưng Thanh Tú không quên trau dồi, học tập các môn học khác: “Từ những năm đầu cấp em định hướng theo học các môn xã hội vì đây là điểm mạnh của bản thân.
So với những môn học đòi hỏi tư duy logic của môn học tự nhiên, em thích cảm xúc bay bổng của văn học.
Em yêu việc được ngược dòng thời gian về với những năm tháng hào hùng của dân tộc, tìm về với những nền văn minh nhân loại đã đi qua, kiếm tìm những những bản sắc văn hóa khắp năm châu bốn bể và cả những bài học để trở thành công dân tương lai.
Nhiều người ngại học môn xã hội vì phải thuộc nhiều nhưng nếu có thể hiểu được những gì giáo viên giảng cũng như liên hệ với kiến thức thực tế những môn học này sẽ trở nên dễ hiểu hơn rất nhiều.
Mặc dù có thế mạnh về các môn xã hội nhưng đối với các môn học khác em luôn học nghiêm túc và không bỏ sót kiến thức nào.
Theo cá nhân em, chỉ cần bản thân trên lớp tập trung nghe giảng và ghi bài đầy đủ đã có thể nắm được hầu hết kiến thức bài học rồi.
Thêm vào đó việc làm bài tập về nhà, làm đề cần được thực hiện kĩ càng chứ không thể làm chống đối cho xong.
Khi làm bài tập chính là đào sâu vào phần kiến thức đã được học cũng như tìm hiểu thêm những kiến thức mới” Thanh Tú chia sẻ.
Theo kết quả thi tốt nghiệp của Thanh Tú, không riêng môn Địa lý đạt 9,75 điểm các điểm thi khác của em cũng rất cao với 8,2 điểm môn Toán; 8,5 điểm Ngữ văn; 8,75 điểm Lịch sử; 10 điểm môn Giáo dục công dân; 9,5 điểm khoa học xã hội; 9,2 điểm môn Tiếng Anh.
“Mặc dù có thế mạnh về các môn xã hội nhưng đối với các môn học khác em luôn học nghiêm túc và không bỏ sót kiến thức nào” Thanh Tú (ngoài cùng bên trái) chia sẻ (Ảnh: NVCC)
Khi được hỏi về kỷ niệm mà em nhớ nhất trong suốt 3 năm học trung học phổ thông và quãng thời gian ôn thi nước rút, Thanh Tú bật mí: “Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em gắn liền với một lời đồn được truyền qua bao thế hệ học sinh trong trường.
Ai học trường Trung học phổ thông Thái Phiên cũng đều biết việc “ăn xoài cầu may”, ai ăn được quả xoài trong sân trường nhất định sẽ đỗ đại học.
Em còn nhớ giờ ra chơi hôm ấy, em với các bạn đứa nào đứa nấy thi nhau cầm gậy chọc cho quả xoài rụng xuống. Cảm giác vừa hứng chí bừng bừng lại vừa thấp thỏm sợ bị thầy cô bắt được.
Sau cùng em cũng hái được quả xoài, tuy chỉ là vị chua chát của xoài non nhưng đọng lại trong lòng đến giờ một niềm vui nho nhỏ về một quãng thời gian cùng nhau trải qua khó khăn thi cử, cùng nhau vui đùa hồn nhiên”.
Con đường khoa học của Giáo sư được phong hàm ở tuổi 40
Giáo sư Lê Anh Tuấn, sinh năm 1980, giảng viên cao cấp của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong 3 người trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phong hàm năm 2020.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn là thành viên chủ chốt Hiệp hội Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) thế giới. Ảnh: Minh Thu/TTXVN
Anh vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tặng danh hiệu "Gương mặt tiêu biểu thành phố Hải Phòng" năm 2020.
Từ chối chức vị, trọn con đường khoa học
Trò chuyện về cựu sinh viên này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thông tin: Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn là Giáo sư trẻ nhất trong lĩnh vực cơ khí chế tạo của Việt Nam, đồng thời là người có nhiều công bố khoa học ở các tạp chí khoa học hàng đầu trong và ngoài nước với 31 bài báo khoa học ở nước ngoài, 21 bài báo khoa học trong nước. Giáo sư Lê Anh Tuấn đã hoàn thành 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) và hiện đang thực hiện một đề tài NAFOSTED về bốn cấu trúc (thuật toán) điều khiển mới cho cần cẩu container đặt trên phao nổi. Nghiên cứu ứng dụng cho những cảng sông có luồng vào vừa hẹp và nông như Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nghiên cứu đa ngành, đặc biệt hứng thú với nghiên cứu về tự động hóa và robot. Những nghiên cứu này có khả năng giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chẳng hạn như nghiên cứu về robot tay đôi có thể ứng dụng rất tốt trong lĩnh vực hàng hải, xây dựng, y tế.
"Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn là nhà khoa học chuyên tâm theo con đường nghiên cứu. Để Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn thuận lợi trong công tác, năm 2014, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm chức danh Trưởng bộ môn Kỹ thuật ô tô của Viện Cơ khí thuộc nhà trường. Tuy nhiên, đến năm 2019, Giáo sư Lê Anh Tuấn đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường cho thôi cương vị trưởng bộ môn để tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Dương cho biết thêm.
Trưởng thành trong gian khó
Giản dị và khiêm nhường, Giáo sư Lê Anh Tuấn chia sẻ: "Kết quả đã đạt được trong công tác là do niềm yêu thích, đam mê khoa học và tôi chỉ chọn một con đường".
Con đường ấy khởi điểm từ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với một lý do rất đời thường. Năm 1998, Lê Anh Tuấn, học sinh khối chuyên Tin, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thi tuyển đại học và trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Bâng khuâng giữa các lựa chọn, cuối cùng Lê Anh Tuấn quyết định học ngành Máy xếp dỡ, Khoa Cơ khí, Đại học Hàng hải Việt Nam đặt trụ sở ở Hải Phòng.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nghiên cứu về tự động hóa và robot. Ảnh: Minh Thu/TTXVN
Giáo sư Lê Anh Tuấn kể lại, do điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn nên anh chọn Hải Phòng, sống cùng nhà dì để tiết kiệm một phần chi phí ăn ở, sinh hoạt. Các khoản tiền trang trải học tập đến từ nguồn học bổng. Kết thúc 5 năm học đại học, với kết quả xuất sắc, sinh viên Lê Anh Tuấn được ở lại trường làm giảng viên.
Nuôi dưỡng trong trái tim giấc mơ làm khoa học, đặc biệt là về tự động hóa, Lê Anh Tuấn tiếp tục nỗ lực để bước tới môi trường học thuật quốc tế. Ngoài yếu tố về kinh tế thì ngoại ngữ cũng là "điểm trừ" của Lê Anh Tuấn thời điểm đó. Từ vốn tiếng Anh giao tiếp thông thường ban đầu, giảng viên trẻ mày mò tự học. Anh mua sách tiếng Anh, chủ yếu là sách luyện thi TOEFL học ngày học đêm nhưng cũng phải mất vài lần thi mới đủ điểm theo yêu cầu xét tuyển.
Con đường học tập ở nước ngoài của Lê Anh Tuấn bắt đầu từ năm 2010. Anh nhận học bổng từ Đề án 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) và nhận bằng Tiến sĩ của Trường đại học này vào năm 2012.
Được sự khích lệ, tạo nguồn từ phía nhà trường và nỗ lực của bản thân, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn tham dự nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu với các trường đại học nước ngoài như Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Đại học Công nghệ Sydney (Australia), Đại học Birmingham (Vương quốc Anh). Với những thành quả trong nghiên cứu, giảng dạy, tháng 11/2016, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phong hàm Phó Giáo sư.
Nói về nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, Giáo sư Lê Anh Tuấn cho biết, môi trường nghiên cứu đã tiệm cận với thế giới. Song việc học tập, nghiên cứu ở nước ngoài là rất cần thiết đối với một nhà khoa học. Trong môi trường học thuật quốc tế, các nhà khoa học có thể tiếp cận tinh hoa để triển khai phần công việc của bản thân tối ưu nhất, công bố những nghiên cứu có tính phổ quát cao, là cơ sở để doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau có thể tham khảo, đưa vào ứng dụng.
Ngoài nghiên cứu trực tiếp, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn tham gia biên tập và phản biện cho tạp chí quốc tế, tham gia hội đồng chuyên môn của một số hội thảo quốc tế. Đây là một cách hay để tiếp cận, học hỏi kiến thức, xu hướng nghiên cứu từ các đồng nghiệp, nhà nghiên cứu khoa học, học giả quốc tế, từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Ở độ tuổi 40, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn hài lòng với con đường đã chọn. Giáo sư sinh sống tại Hải Phòng cùng vợ và con trai.
Với uy tín về khoa học, một trường đại học lớn khác của Việt Nam đã mời Giáo sư về làm việc với chức vụ Trưởng khoa, mức thu nhập gấp nhiều lần mức lương ở ngôi trường gắn bó song anh vẫn lựa chọn ở lại.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Dương chia sẻ, sự trọn vẹn của Giáo sư Lê Anh Tuấn trong lựa chọn con đường khoa học, tình nghĩa với ngôi trường đã gắn bó cùng mình từ khi là sinh viên cho đến ngày thành danh là nguồn cảm hứng để sinh viên nỗ lực học tập, phấn đấu và tiếp tục ghi danh "Mái trường đại dương" trên các công trình nghiên cứu khoa học uy tín trong nước, quốc tế.
Điểm danh các trường Đại học có đồng phục xịn xò nhất Việt Nam, 1 trường từng gây bão vì nữ sinh giống idol Kpop Cùng ngắm nhìn những bộ đồng phục làm nên thương hiệu của các trường Đại học khiến dân tình phải mê mẩn, xuýt xoa. Đồng phục các trường học thường được thiết kế khá giản dị để phù hợp với môi trường học đường. Nhưng nếu ai đó cho rằng chỉ vì bộ đồng phục mà làm lu mờ đi thần thái xuất...