Á hậu Dương Tú Anh bật mí về thần tượng suốt đời
“Đó là một người vừa nghiêm khắc nhưng giàu lòng nhân ái, chỉn chu và khiến người khác học tập suốt đời”, Á hậu Dương Tú Anh chia sẻ.
Trong cơn song hâm mộ ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc của giới trẻ, dư luận không ít lần phải hốt hoảng khi chứng kiến hình ảnh teen vì thần tượng mà khóc thét, ngất xỉu, thậm chí dẫn đến đổ máu phải đưa đi cấp cứu…. Hiện tượng này tạo ra những hiệu ứng không tốt trong bộ phận thanh niên.
Nhận thức được vấn nạn này và để góp phần định hướng cho các bạn trẻ về văn hóathần tượng, tối 7/3, ĐH FPT đã tổ chức buổi tọa đàm Lệch lạcthần tượng: nhìn thẳng, nói thật. Đây là cơ hội giúp các bạn trẻ hiểu đúng và chân thực nhất về thực trạng này cũng như hậu quả khôn lường mà nó đang gây ra.
Khi thần tượng nói về “văn hóathần tượng”
Tham dự buổi tọa đàm, các sinh viên đã được giao lưu với nhiều khách mời nổi tiếng như Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 Dương Tú Anh; Á hậu 2 Đỗ Hoàng Anh. Đây cũng là những gương mặt quen thuộc của giới trẻ.
Chia sẻ cùng các bạn sinh viên về vấn đề này, Á hậu 1 Dương Tú Anh nói: “Thần tượng lớn nhất trong lòng tôi, không phải ai xa lạ mà chính là ông ngoại. Ông là sĩ quan quân đội, rất nghiêm khắc nhưng có một tấm lòng nhân ái, luôn chỉn chu trong mọi công việc. Đó là những điều mà Tú Anh đáng phải học tập. Tôi nghĩ rằng đôi khi thần tượng không phải là những gì quá xa xôi mà có thể là những người, những điều bình dị trong cuộc sống”.
Á hậu 1 Dương Tú Anh rạng rỡ tại buổi tọa đàm.
Cô gái xinh đẹp này cũng cho biết mình rất vui khi được mọi người yêu mến, nhưng nếu gặp phải những “fan cuồng” có hành động quá khích như hôn ghế, hay chặn xe đòi chụp ảnh thì cô lại cảm thấy không vui bởi: “Khi đó các bạn không phải thể hiện sự tôn trọng, yêu quý Tú Anh nữa mà đang đánh mất đi giá trị của chính bản thân mình”.
Video đang HOT
Về hiện tượng giới trẻ chủ yếu lựa chọn ca sĩ, người mẫu là thần tượng , Á hậu 2Đỗ Hoàng Anh thể hiện quan điểm: “Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương tốt nhưng chưa được mọi người biết đến. Bởi hiện nay khi xem các thông tin trên mạng, tin tức chủ yếu là về các ca sĩ, người mẫu, diễn viên mà ít các thông tin về những người hoạt động từ thiện, học giỏi… Vì vậy, mọi người nên tạo một phong trào đi tìm hiểu về những con người này để mọi người được biết đến họ nhiều hơn”.
Á hậu 2 Đỗ Hoàng Anh.
Ý kiến của chuyên gia tâm lý
Bên cạnh những khách mới là người nổi tiếng, buổi tọa đàm còn có sự tham dự củaChuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý (ĐH Sư phạm Hà Nội).
Vị chuyên gia tâm lý này cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề lệch lạcthần tượng trong một bộ phận giới trẻ mà chủ yếu ở các thành phố lớn. Trong đó bao gồm trách nhiệm của gia đình khi nuông chiều con quá mức; trách nhiệm từ phía nhà trường khi áp lực học tập của các em quá lớn có thể dẫn đến tâm lý chán nản; từ phía xã hội khi chưa tạo được sự hấp dẫn của các hình tượng mẫu mực khác đến giới trẻ. Nhưng theo bà Quý nguyên nhân cốt lõi nhất vẫn chính là từ bản thân teen, khi chưa xây dựng được cái nhìn đúng đắn đối với vấn đề này.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý.
Bà Nguyễn Kim Quý cũng chỉ ra hậu quả của vấn đề lệch lạcthần tượng cho các bạn trẻ tham dự buổi nói chuyện. Đó là: nhiều bạn trẻ đã tự hạ thấp giá trị của bản thân, thể hiện sự thiếu hiểu biết và “văn hóa lùn” khi có những biểu hiện thái quá đối với thần tượng của mình, điều đó còn ảnh hưởng đến cái nhìn của bạn bè quốc tế đối với người Việt và văn hóa Việt.
Bên cạnh đó, vấn nạn này còn gây nên tư duy lệch lạc cho một bộ phân giới trẻ. Chính vì muốn thể hiện sự khác người, các bạn chỉ loay hoay làm sao cho mình được giống với vẻ ngoài của thần tượng, được gặp gỡ thần tượng mà bỏ học, bỏ nhà, thậm chí chấp nhận hy sinh tất cả. Điều đó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của mỗi người, mà còn gây hậu quả xấu đối với gia đình và xã hội.
Trước thực trạng đáng báo động này, bà Quý cũng gửi đến các bạn trẻ những lời khuyên hữu ích: cần hiểu đúng khái niệm thần tượng – đó phải là tấm gương tốt, hình ảnh đẹp và là động lực để ta phấn đấu hoàn thiện bản thân; đừng bộc lộ thái quá để thể hiện mình, hành động đó sẽ khiến bạn trở nên xấu xí trong mắt mọi người; cuối cùng hãy dành thời gian quan tâm đến công việc chính của bạn và tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội.
“Vấn đề lệch lạc thần tượng có cơ chế tâm lý lây lan rất nhanh trong đám đông và bắt chước một cách vô thức, vì vậy nếu không giải quyết kịp thời sẽ gây nên thảm họa cho xã hội”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý kết luận.
Việc được giao lưu trực tiếp, được “nhìn thẳng – nói thật” với các khác mới, chắc chắc đã giúp cho các bạn sinh viên tham gia buổi tọa đàm có được tư duy toàn diện, đúng đắn hơn về hai chữ “thần tượng”.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Giáo dục đạo đức HSSV bằng môi trường văn hóa
Thời đại internet, khi những "bẫy" văn hóa "độc" luôn sẵn sàng để HSSV tiếp cận thì việc hướng những đối tượng này tới những hoạt đông giải trí lành mạnh, giàu tính nhân văn trở lên vô cùng quan trọng.
TS, Lê Thị Bích Hông - Ban Tuyên giáo Trung ương khi nghiên cứu đề tài "Những biến đổi lệch lạc trong đạo đức, lối sống của HSSV hiện nay - thực trạng và các giải pháp khắc phục" đã nêu ra 11 vấn đề về thực trạng biến đổi trong đạo đức, lối sống của HSSV, trong đó, vấn đề đầu tiên là đời sống văn hoá HSSV diễn biến theo chiều hướng phức tạp, có nhiều sự lựa chọn khi tiếp cận các giá trị văn hoá.
TS.Hồng dự báo, xã hội hiện đại, khả năng đáp ứng của gia đình sẽ thu hẹp và điều kiện xã hội sẽ tích cực tạo cơ hội tối đa để thoả mãn sự phát triển của thanh niên HSSV. Cuộc đấu tranh về ý thức hệ cũng sẽ diễn ra gay go và quyết liệt hơn, khi các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước muốn tranh thủ một bộ phận thanh niên HSSV châm tiên, lêch lạc trong đạo đức, lôi sông bằng cách sử dụng lối sống thực dụng, ích kỷ, phi nhân tính...tăng cường đưa những sản phâm văn hóa đôc hại, đồi trụy, phản văn hóa...để từng bước làm biến chất thanh niên HSSV. Lối sống và nhân cách sống của thanh niên HSSV trong những năm tới sẽ khác xa với thời kỳ trước đây và hôm nay.
Những hoạt đông giải trí lành mạnh, giàu tính nhân văn giúp thanh niên HSSV tránh được những cạm bây (Ảnh Giáo dục & Thời đại)
"Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ văn hóa lớn, nhưng số đông HSSV ít được tiếp cận với các chương trình nghệ thuật. Những thiết chế văn hóa chung phục vụ nhu cầu giải trí của HSSV quá ít. Cũng vì thế, nhiều HSSV thiếu "mặn mà" với các loại hình nghệ thuật, các hoạt động tập thể; tham gia các hoạt động đoàn thể gần như bắt buộc, hình thức. Vô hình chung sự "bỏ qua" ấy đã tạo thành thói quen thờ ơ với các hoạt động nghệ thuật mang tính giáo dục thẩm mỹ" - TS Hồng nhận định.
Vì vậy, một trong những giải pháp là cần tăng cường các hoạt đông văn hóa tại các Trung tâm văn hóa thanh niên cho HSSV. Hướng họ tới những hoạt đông giải trí lành mạnh, giàu tính nhân văn đê thanh niên HSSV tránh được những cạm bây, nọc đôc của những sản phâm văn hóa đôc. Khi mặt bằng thưởng thức văn hóa nói chung được nâng cao, thì sự cảm thụ nghệ thuật trong HSSV sẽ có những chuyển biến tích cực. Đây là một chính sách lớn cần phải làm khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Gần đây, những bô phim, trò chơi phát sóng trên Đài Truyên hình Viêt Nam, như: Nhât ký Vàng Anh, Bô tứ 10H, SV96 trở lại năm 2011, Đường lên đỉnh Ôlimpia...đã quan tâm dành riêng cho chính thanh niên HSSV. Tuy nhiên, dù đã xuât hiên tác phâm dành cho tuôi mới lớn nhưng chưa chú ý đên tính văn hóa, thuân phong mỹ tục của người Viêt, nên vân đê nhiêu yêu tô nhạy cảm trong phim không phù hợp với tâm lý lứa tuôi.
Bên cạnh đó, xây dựng tốt đời sống văn hoá trong trường học là một trong những nhóm giải pháp quan trọng, là việc làm cần thiết đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội; sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc phối hợp chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
TS.Hồng cho rằng, các hoạt động văn hóa chỉ có thể tác động trực tiếp đến sinh viên khi trường quan tâm tô chức các hoạt đông văn hóa, thê dục thê thao... Các trường đại học, cao đẳng, trung câp thường đóng trên địa bàn thành phố lớn, nên ngoài giờ học tập trên lớp, SV còn tham gia nhiêu hoạt đông ở bên ngoài, như học ngoại ngữ, tin học, làm việc thêm để mưu sinh, giúp đỡ gia đình. Dù môt bô phân SV ít có thời gian, điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa ở trường, nhưng nhà trường phải chủ đông tô chức nhiêu hoạt đông thu hút họ tham gia. Thêm nữa, phải bô sung tiêu chí đánh giá SV qua các hoạt đông do nhà trường tô chức, như: Văn hóa, văn nghê, thê dục thê thao, hoạt đông xã hôi từ thiên (Đên ơn đáp nghĩa, Ngày vì người nghèo, Hiên máu tình nguyên...)...
Phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho việc học tập, ăn ở và hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho SV; tổ chức nhiều loại hình câu lạc bộ phù hợp với tuổi trẻ để thu hút được nhiều HSSV tham gia; định kỳ thông báo chính trị, thời sự cho SV; thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa các cấp lãnh đạo với SV nhằm lắng nghe những tâm tư của họ, kịp thời giải quyết các chế độ chính sách và những yêu cầu chính đáng của họ.
Cùng với đó, khuyến khích sự đóng góp, hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng các thiết chế văn hoá trường học; phối hợp cùng địa phương xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh (quản lý dịch vụ văn hóa, truy quét các sản phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội...); tổ chức các sinh hoạt văn hoá lành mạnh trong các trường học; kêu gọi văn nghê sĩ biêu diên vì thê hê trẻ HSSV.
Việc phát huy tính tích cực và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong ý thức đạo đức, văn hoá của HSSV, có tác dụng vô cùng to lớn trong việc phát triển và sử dụng nguồn lực quý này. Vì thế, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hơn bao giờ hết và cần được toàn xã hội, nhà trường và gia đình quan tâm. Theo đó, vấn đề đặt ra là cần thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, xây dựng đời sống văn hóa trong SV theo những tiêu chí phù hợp để HSSV có bản lĩnh văn hoá, đủ sức tự đề kháng trước những tiêu cực nẩy sinh trong đời sống tinh thần xã hội trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Theo NN (Giáo dục & Thời đại)
ĐH FPT: Lần đầu cấp học bổng toàn phần bao gồm hỗ trợ sinh hoạt phí Kỳ thi tuyển sinh 5/5/2013, ĐH FPT cấp 100 suất học bổng toàn phần kèm hỗ trợ 100 triệu đồng chi phí ăn ở trong suốt 4 năm học. Đây là một trong những cơ hội học bổng lớn nhất mà học sinh Việt Nam có thể đạt được cho kì tuyển sinh đại học năm 2013. Đồng thời, trường cũng thông báo...