9X Việt chia sẻ bí quyết đạt điểm tuyệt đối phần thi Viết của GMAT
Bạn Nguyễn Mai Đức, người vừa thi GMAT với số điểm 660, trong đó điểm phần thi Viết (Analytical Writing Assessment) đạt mức tuyệt đối chia sẻ kinh nghiệm bí quyết của bản thân.
GMAT (Graduate Management Admission Test) là bài thi tiêu chuẩn nhằm đánh giá trình độ và khả năng tiếp thu của học viên khi nộp đơn vào các chương trình cao học (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học Hoa Kỳ.
Cụ thể chứng chỉ GMAT đánh giá các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, toán định lượng, viết luận phân tích mà bạn có được trong quá trình học tập và làm việc.
Về phần thi Viết của GMAT
Trong phần này, bạn sẽ được cho một đoạn văn ngắn dài khoảng 4-5 câu. Trong 30 phút, nhiệm vụ của bạn là phân tích tính lô-gíc và hợp lý của các lập luận trong đoạn văn.
Bạn cần nêu rõ những bằng chứng và giả thuyết mà đoạn văn sử dụng và liệu rằng chúng có thể bị bác bỏ nếu như có những bằng chứng và giả thuyết khác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nêu ra những thiếu sót thông tin mà đoạn văn cần bổ sung, cũng như những ví dụ thực tế cần có để làm đoạn văn thuyết phục hơn.
Phần thi Viết của GMAT có thang điểm từ 0 đến 6, trong đó 6 là mức cao nhất. Nó được chấm hai lần, một lần bởi phần mềm chấm thi tự động, một lần bởi người giám khảo.
Điểm thi Viết không ảnh hưởng đến điểm tổng của bạn, vì điểm tổng chỉ phụ thuộc vào phần Toán (Quantitative Reasoning) và Đọc hiểu (Verbal Reasoning). Cũng như các phần thi khác của GMAT, bạn sẽ thực hiện phần thi Viết trên máy tính.
Hiểu tiêu chí đánh giá của phần thi Viết
Để đạt điểm thi Viết cao, bạn cần nắm rõ những tiêu chí đánh giá. Bài luận GMAT của bạn sẽ được chấm dựa trên khả năng: Tổ chức, phát triển và bày tỏ ý tưởng về đoạn văn được cho; cung cấp những lý do, lập luận và ví dụ thực tế hợp lý để hỗ trợ bài luận; sử dụng tiếng Anh chuẩn xác
Trong tài liệu chính thức hướng dẫn thí sinh, GMAT, cơ quan tổ chức thi GMAT, đã nêu rõ rằng “không yêu cầu bạn phải đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề được thảo luận”. Phần thi Viết cũng không có yêu cầu độ dài tối thiểu hay tối đa.
Đọc đề và lập dàn ý cũng là một tiêu chí không nên bỏ qua. Trước khi viết, hãy dành ít nhất một phút để đọc cẩn thận đề bài. Bạn nên để ý đến tất cả những nhân vật, sự kiện, nhãn hàng hay sản phẩm được đoạn văn nhắc đến.
Video đang HOT
Hãy tìm hiểu tác giả của đoạn văn đang cố gắng bảo vệ quan điểm gì, và họ sử dụng những lập luận nào để bảo vệ nó. Dành khoảng hai phút tiếp theo để lập dàn ý. Trung tâm tổ chức thi sẽ cung cấp bút dạ và giấy nháp cứng cho bạn.
Dàn ý không nên quá dài mà chỉ nên bao gồm những ý chính mà bạn định phát triển trong bài luận. Ngoài ra, hãy kiểm tra lỗi sai trong bài luận trong khoảng hai phút cuối cùng.
Ứng viên nên phát triển một bố cục rõ ràng và dễ hiểu. Bố cục Mở bài-Thân bài- Kết bài sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thành mục tiêu này. Hãy chắc chắn rằng bài luận của bạn không giống như một danh sách liệt kê ý tưởng hay gạch đầu dòng.
Nó phải có những câu văn hoàn chỉnh, một cấu trúc lô-gíc, sự mạch lạc giữa những lập luận và đoạn văn, cũng như những ví dụ thực tế được giải thích tường tận.
Nguyễn Mai Đức – tác giả bài viết từng du học ở Anh, Đức và hiện nay đang làm việc tại Hồng Kông.
Những ý tưởng cho bài luận của bạn
Khi ôn thi Viết trong GMAT, bạn hãy thường xuyên tự hỏi bản thân những câu sau:
Đoạn văn được cho dựa trên những giả thuyết nào? Có một giả thuyết nào khác có thể giải thích sự việc tương tự không?
Giả thuyết không được chứng minh là điểm yếu phổ biến của các đề luận GMAT. Chỉ bởi vì A (ví dụ, tăng số lượng phim bạo lực ngoài rạp) và B (tăng tỷ lệ tội phạm trong thành phố) xảy ra cùng lúc không có nghĩa A gây ra B hay ngược lại. Một yếu tố C nào đó (tăng tỷ lệ thất nghiệp) có thể gây ra B, nhưng C không được nhắc đến trong đoạn văn.
Còn nguyên nhân nào khác có thể dẫn đến sự việc trong đoạn văn?
Các đoạn văn GMAT thường dựa vào một lý do duy nhất (ví dụ, tăng quảng cáo) để giải thích một sự việc (tăng doanh số một dòng sản phẩm). Tuy nhiên, còn rất nhiều lý do khả quan khác (như giá giảm, chất lượng sản phẩm nâng cao, chính phủ nới lỏng quy định, …). Tuy nhiên, bạn không nên chỉ liệt kê những lý do này mà cần giải thích rõ tại sao chúng liên quan đến vấn đề được nêu.
Để đi đến kết luận, đoạn văn cần bổ sung thông tin gì?
Các đoạn văn GMAT thường đi đến kết luận (ví dụ, các nhà đầu tư nên đổ tiền vào sản phẩm cho người trẻ) chỉ sau 3-4 câu phân tích (về xu hướng nhân khẩu học trong 5-10 năm tới). Rõ ràng, cần thêm rất nhiều thông tin khác để kết luận trở nên thuyết phục hơn.
Ví dụ, sản phẩm cụ thể nào sẽ lên ngôi trong vài năm tới, khu vực cụ thể nào hay cả quốc gia sẽ có nhiều người trẻ hơn, liệu rằng thu nhập của người trẻ sẽ tăng lên hay đi xuống – yếu tố quyết định sức mua hàng của họ.
Nguyễn Mai Đức – tác giả bài viết sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Anh đã từng du học ở Anh, Đức và hiện nay đang làm việc tại Hồng Kông.
Mai Đức là tác giả của 5 cuốn sách với 14,000 bản phát hành toàn quốc, trong đó có 4 cuốn sách IELTS. Anh là tác giả hơn 500 bài báo chủ yếu về lĩnh vực giáo dục và công nghệ. Anh đạt điểm 8.0 IELTS.
Mai Đức có nhiều kinh nghiệm dạy học tiếng Anh phổ thông, tiếng Anh doanh nghiệp và IELTS. Anh cũng đã từng làm diễn giả khách mời và huấn luyện viên ở nhiều trường học và tổ chức liên quan giáo dục. Ước mơ của Mai Đức trong tương lai là trở thành một giáo sư đại học.
Mai Đức
Theo Dân trí
Cô sinh viên phố núi "thổi hồn" vào những cuộn len
Cũng như nhiều sinh viên ở thành phố Buôn Ma Thuột, Bảo Trâm đã tìm được một nghề làm thêm để kiếm thêm thu nhập trong lúc đang học đại học, đó là nghề đan móc len.
Không "chạy theo" những mẫu có sẵn, Bảo Trâm đã cách tân những họa tiết mang đậm chất của Tây Nguyên để thổi hồn vào những cuộn len.
Bùi Thị Bảo Trâm hiện là sinh viên năm thứ tư, lớp Quản trị Kinh doanh K15 - Trường Đại học Tây Nguyên.
Cô sinh viên Bùi Thị Bảo Trâm "bén duyên" với nghề đan móc len để kiếm thêm thu nhập.
Trải lòng về cơ duyên đến với nghề, Bảo Trâm bộc bạch: "Kỷ niệm đầu tiên em khởi nghiệp nghề đan móc, đó là sau khi được chị gái đan tặng cho chiếc túi đựng điện thoại, có móc họa tiết núi rừng. Từ đó đã nhen lên trong em niềm đam mê len sợi và em quyết tâm học đan".
Được chị chỉ cho cách móc len, Trâm học nghề rất nhanh. Nghề đan móc len này, theo Trâm không khó. "Chỉ cần chịu khó quan sát và phải có chút đam mê mới làm được. Công việc không bị áp lực như các bạn làm gia sư, hay phục vụ tiệc cưới, mà đòi hỏi, óc sáng tạo và tính kiên nhẫn cao. Tùy vào thời khoá biểu học mà em nhận hàng, nếu bận học thì nhận ít, rảnh thì nhận nhiều" - Bảo Trâm cho biết thêm.
Chia sẻ với chúng tôi, cô sinh viên 22 tuổi, có nụ cười hiền hòa, tâm sự: "Tuỳ mỗi sản phẩm, mà em được tiền công khác nhau, chẳng hạn, như móc túi xách, trung bình thu nhập 200.000 - 300.000 đồng/1 túi. Những ngày đầu, em làm chậm nên thu nhập ít, nhưng nay quen tay nên sản phẩm làm ra nhiều, mỗi tuần nếu chăm chỉ đan, em có thể kiếm được khoảng 1 triệu đồng. Cứ 2 ngày em đan xong một chiếc túi".
Đến nay, Bảo Trâm đã đan hàng trăm sản phẩm như túi xách, mũ, giày dép, thú bông... để sử dụng hoặc tặng người thân, ngoài ra còn để bán. Bên cạnh đó, cô không ngừng tìm tòi, học hỏi những trang web của nghệ nhân nước ngoài để trau dồi, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vừa làm, vừa học, Bảo Trâm say mê nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm độc đáo từ len sợi, mở rộng bán thêm các mặt hàng như: len milk bò, sợi dù, sợi thô... Các sản phẩm của cô bắt kịp xu hướng thời trang hiện đại. Những chiếc túi được thiết kế kiểu dáng thanh lịch, với giá dao động từ 450.000 - 800.000 đồng, tuỳ từng loại.
Túi xách cách điệu hoa văn Tây Nguyên.
Ngoài ra, Bảo Trâm còn đang hướng tới việc thiết kế và lên mẫu sẵn để khách lựa chọn chứ không phải "ăn theo" những mẫu có sẵn. Vì thực tế, dù là hút khách nhưng những chiếc túi làm theo mẫu có sẵn này vẫn mang tiếng chạy theo thương hiệu nổi tiếng. Để có mẫu túi xách độc đáo, bản thân phải thiết kế tính toán số mũi móc, và tạo kiểu dáng khác lạ. Vì thế, Bảo Trâm đã mạnh dạn cách tân họa tiết Tây Nguyên trên từng túi xách để thể hiện nét đặc trưng riêng, mang đậm bản sắc văn hóa núi rừng, truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.
Túi xách có họa tiết cách điệu hoa cúc quỳ.
Hiện khách hàng của cô không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà còn mở rộng nhiều tỉnh lân cận. Bình quân mỗi tháng sau khi trừ các chi phí, cô thu nhập khoảng 3-4 triệu đồng. Công việc hàng ngày của Bảo Trâm lúc rảnh rỗi là đan móc và cùng chị gái quản lý shop len sợi Cherry ở thành phố Buôn Ma Thuột). Bảo Trâm còn không ngại chia sẻ, hướng dẫn các bạn muốn học đan móc để có thể duy trì nghề đan móc được lâu dài.
Bảo Trâm cùng chị gái quản lý shop len sợi Cherry.
Dự định thời gian tới, Bảo Trâm sẽ dạy đan móc online và mở một cửa hàng đồ len, đồ lưu niệm cho khách du lịch với các mẫu cách điệu từ hoa văn Tây Nguyên, đồng thời, hỗ trợ các bạn sinh viên mới ra trường, chưa tìm được việc làm nhận hàng gia công để kiếm thêm thu nhập.
Có thể nói, qua bàn tay khéo léo của Bảo Trâm, họa tiết núi rừng đã được thổi hồn vào những túi xách. Do đó, sản phẩm của cô không chỉ thuần túy là đồ dùng, mà hơn nữa, nó còn kết tinh tâm huyết tình cảm của người đan len gửi gắm, với điểm nhấn là những nét hoa văn tinh tế, truyền thống của người bản địa Tây Nguyên. Bằng tình yêu với len sợi và đôi bàn tay "vàng", cô sinh viên Bảo Trâm đã góp phần làm phong phú thêm nghề đan móc, vốn lâu nay dường như đang bị "thất sủng" trước các mặt hàng công nghiệp. Sự sáng tạo, đa dạng mẫu mã trong sản phẩm của cô đã mang đến cho khách hàng một cái nhìn thân thiện vừa hiện đại vừa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu thị hiếu hiện nay.
Tiến Dũng
Theo Dân trí
Không xét bổ sung điểm thi THPT quốc gia, UEF khẳng định 'lực' hút lớn Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) thông báo không nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung theo kết quả thi THPT quốc gia 2019 vào chiều 15/8. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, trường này không xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo phương thức thi THPT quốc gia. Hai năm liên tiếp UEF...