9X thành lập trình viên sau sáu tháng học trực tuyến
Chọn học Lập trình ứng dụng ô tô tại FUNiX, Trần Minh Đức (sinh năm 1990, Bắc Ninh) trở thành lập trình viên sau sáu tháng.
Trần Minh Đức tốt nghiệp khoa Điện tử viễn thông trường Đại học Điện lực năm 2012. Ra trường, làm việc tại Hà Nội một thời gian, anh Nam tiến để lập nghiệp tại TP HCM với vị trí kỹ sư viễn thông rồi sang nước ngoài đầu quân cho một hãng máy tính lớn.
Ở nước ngoài, Minh Đức có thêm trải nghiệm, tầm nhìn rộng hơn và nhận ra công việc yêu thích là gì. Vì vậy, sau một thời gian, nam sinh về nước, chọn con đường trở thành lập trình viên. Đức tìm đến các khóa học công nghệ thông tin online để trau dồi kiến thức nghề nghiệp.
“Trong lúc phân vân chọn chương trình phù hợp, tôi biết đến FUNiX. Qua tư vấn của bộ phận tuyển sinh, biết trường cam kết giới thiệu học viên đi làm tại các tập đoàn uy tín với mức lương khá nên tôi quyết định chọn học tại đây”, nam sinh 9X chia sẻ.
Đức chọn học Automotive – chứng chỉ đào tạo lập trình ứng dụng ô tô bằng ngôn ngữ C . Lý do vì “sau khi chu du một số nơi để trải nghiệm, làm việc, tôi ra cần có một chỗ làm ổn định để tiếp tục học hỏi và nâng cao chuyên môn. Quan trọng hơn nữa là công việc đó mình phải thực sự yêu thích”, anh nói.
Trần Minh Đức (sinh năm 1990, Bắc Ninh).
Trải qua sáu tháng học trực tuyến chứng chỉ Automotive, chàng trai Bắc Ninh trở thành một trong những sinh viên xuất sắc của xSeries – chương trình đào tạo công nghệ cao tại FUNiX với kết quả loại giỏi.
Chia sẻ về bí quyết học lập trình, Đức cho biết anh chủ động lên kế hoạch, tìm kiếm các thông tin trên mạng, tự tìm hướng giải quyết trước, tận dụng mọi kênh để hỏi: hỏi bạn bè trong nhóm, tìm trên Google… Nếu thấy nhiều vướng mắc thì tổng hợp lại các câu hỏi để trao đổi với mentor.
“Điểm mạnh của FUNiX là hệ thống học online, giúp mọi người có thể học mọi nơi; tự tìm tòi phương pháp và nghiên cứu tài liệu, từ đó cũng trang bị luôn cho người học kỹ năng tự học các môn khác như tiếng Anh, tiếng Nhật hay ngôn ngữ lập trình…”, Đức nhận xét.
Hoàn thành chương trình Automotive, Đức thấy lựa chọn của mình đúng đắn. Nam sinh được hướng dẫn nhiệt tình bởi đội ngũ mentor và sự cổ vũ, động viên từ phía hannah. Mô hình học tập online tại FUNiX cũng đặc biệt so với tất cả khóa học online anh từng biết.
“Automotive là khóa học thành công nhất vì tôi đi được hết hành trình. Mỗi lần kết thúc môn, tôi đều cảm nhận mình đang tiến gần hơn đến thành công. Khi bước vào môn Đồ án, tôi đã được mentor Phạm Bá Thành hướng dẫn hết lòng”, Đức cho biết.
Video đang HOT
Sau khi hoàn thành khóa học, nhờ lượng kiến thức mang tính ứng dụng cao đã tích lũy trong chương trình Automotive, Đức đã vượt qua phần đánh giá, ký hợp đồng chính thức tại Fsoft với vị trí Dev 1.
Hài lòng với kết quả, Đức cho biết song song với công việc tại FPT Software, anh sẽ tiếp tục học tiếng Nhật để gia tăng cơ hội việc làm và nâng cao chuyên môn. Kế hoạch của Đức sau khi học tiếng Nhật xong sẽ viết một App tổng hợp lại các nguồn tài liệu mà anh từng thu thập trong quá trình học khóa Automotive để các bạn học khóa sau có thể tham khảo.
Trực tiếp theo sát quá trình học tập của Minh Đức, hannah Liễu nhận xét, hành trình học công nghệ thông tin online mà Đức đã đi cũng có nhiều khó khăn và rào cản, nhưng tất cả đều là khảo nghiệm sự kiên trì, và khi quyết tâm tiến về phía trước bằng ý chí và nghị lực, Đức đã cán đích thành công.
“Lập trình viên là một nghề đòi hỏi tính kiên trì cao, chỉ khi đủ đam mê và tò mò mới thôi thúc người ta tìm tòi, quyết tâm đạt mục tiêu”, Đức nói thêm.
Hannah Liễu
Theo VNE
Nhiều cơ hội lẫn thách thức về ngành công nghệ thông tin
Là nhóm ngành đang được Bộ GD-ĐT tạo nhiều cơ chế đặc biệt, có nhiều cơ hội việc làm, người theo học ngành công nghệ thông tin có những lưu ý gì khi chọn học để khi ra trường có cơ hội thăng tiến cao?
Các chuyên gia chia sẻ những điều cần quan tâm khi sinh viên theo học ngành CNTT - Đào Ngọc Thạch
Những nội dung này có trong chương trình Tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai với nhóm ngành công nghệ - công nghệ thông tin" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 27.2, được phát trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Thiếu nhân lực trầm trọng
Đề cập tầm quan trọng của nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT), thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết CNTT ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực ngành nghề, dù doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nào cũng sử dụng ứng dụng của CNTT. Nhà nước cũng có chính sách đặc biệt đối với ngành này. Năm 2018, Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường ĐH được áp dụng đào tạo đặc thù khối ngành này. Trong đó, Bộ cũng nhấn mạnh các trường liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để tăng tính thực hành cho nhóm ngành này.
Thạc sĩ Dung cũng cho biết theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay có 153 trường đào tạo nhóm ngành CNTT, mỗi năm cung cấp khoảng 150.000 sinh viên tốt nghiệp. Nhưng trong đó, chỉ có khoảng 30% ra trường có thể làm việc ngay, còn lại phải học thêm, đào tạo thêm mới có thể làm việc. Vì vậy, nhu cầu nhân lực chất lượng cao rất nhiều. Theo dự báo, nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng và đang thiếu trầm trọng. Qua đó có thể thấy triển vọng ngành này nên số lượng các bạn trẻ đăng ký học tại các trường ĐH khá cao.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cũng cho biết tỷ lệ chọi nhóm ngành CNTT năm 2019 là 1/4. Năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT cho phép các ngành này được phép tuyển vượt năng lực theo cơ chế đào tạo ưu tiên. Bộ cũng đã có công văn gửi các trường ĐH, học viện, chính thức cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực này trình độ ĐH. Theo đó, sinh viên đang học ĐH các ngành khác được chuyển sang học CNTT ở các trường có đào tạo ngành này.
Theo tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức, một cơ hội khác dành cho người học CNTT là trong thời gian gần đây, có rất nhiều phong trào khởi nghiệp. Trong đó, khoảng 90% doanh nghiệp khởi nghiệp có liên quan đến CNTT. Tiềm năng ngành này rất lớn.
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng ngành CNTT chưa bao giờ hết nóng. Trước đây, chúng ta chỉ gia công phần mềm cho nước ngoài, còn bây giờ nhiều công ty tự sản xuất. Hiện các chuyên ngành như lập trình viên, phân tích dữ liệu, chuyên gia bảo mật... có nhu cầu rất lớn.
"Không chỉ riêng trường ĐH trong nước mới chú trọng đào tạo nhân lực cho nước nhà mà ngay những năm trước một số tập đoàn CNTT có uy tín của thế giới cũng đã vào VN mở các ngành đào tạo để phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực này", thạc sĩ Đường Anh Tân, Giám đốc Trung tâm thực hành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, chia sẻ.
Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành học
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, những điều này là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Đó là cạnh tranh. Nếu theo học ngành CNTT, người học có giá trị nhưng cũng cần nội lực để khẳng định mình.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho biết năm 2020, rất nhiều trường ĐH còn mở thêm các ngành liên quan nhóm ngành CNTT như: internet vạn vật (IoT), khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo... Nhóm ngành này có sự cạnh tranh cao, lại đòi hỏi việc học tập suốt đời. Những người làm CNTT phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Khi ra trường, nếu lười biếng cập nhật thì sẽ ít có thành công trong công việc. "Học ngành này sẽ vất vả hơn nhiều ngành khác để có thể khẳng định mình. Nhưng lương nhóm ngành này vẫn nằm trong nhóm cao nhất. Trong 5 - 10 năm tới, nhóm ngành này vẫn còn nhu cầu nhân lực rất cao", tiến sĩ Nhân chia sẻ.
Nhiều thí sinh gửi câu hỏi trực tiếp đến chương trình hỏi về những tố chất cần thiết để học nhóm ngành CNTT? Thách thức đối với nữ so với nam khi học có nhiều không?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung cho biết: "Trong rất nhiều ngành nghề, chỉ vài ngành có tính đặc thù theo giới tính. CNTT không phân biệt nữ hay nam. Chỉ cần giỏi khoa học tự nhiên, có tư duy logic, có tính cẩn thận, ham học hỏi và liên tục trau dồi kiến thức".
Tiến sĩ Phan Ngọc Hoàng, Phó trưởng khoa phụ trách khoa Công nghệ kỹ thuật - nông nghiệp công nghệ cao Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng nữ học CNTT thì còn ưu điểm hơn nam giới vì các bạn nữ cẩn thận, chỉn chu hơn.
Những ngành thuộc nhóm CNTT tại các trường
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: ngành CNTT phân làm 3 chuyên ngành (mạng máy tính và truyền thông, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin). Ngoài ra có 2 ngành liên quan (an toàn thông tin, hệ thống thông tin quản lý).
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: đào tạo 6 ngành, trong đó năm 2020 mở 3 ngành mới là khoa học dữ liệu, IoT và trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật máy tính.
Trường ĐH Việt Đức: khoa học máy tính, kỹ thuật điện và CNTT.
Trường ĐH Mở TP.HCM: khoa học máy tính (đại trà và chất lượng cao), CNTT, hệ thống thông tin quản lý.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: CNTT, công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông.
Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng): CNTT gồm 3 chuyên ngành (công nghệ phần mềm, kỹ thuật mạng, hệ thống thông tin), trí tuệ nhân tạo.
Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu: CNTT, công nghệ phần mềm quản trị mạng, an toàn thông tin.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM: CNTT, thương mại điện tử, công nghệ truyền thông.
Theo Thanh niên
Đại học Điện lực tuyển gần 3.500 chỉ tiêu Đầu tháng 2, Đại học Điện lực (Hà Nội) thông báo tuyển sinh 18 ngành theo hai phương thức, tuyển 3.480 chỉ tiêu. Năm học 2020-2021, Đại học Điện lực áp dụng hai phương thức tuyển sinh là theo học bạ THPT và theo kết quả thi THPT quốc gia. Nếu nộp học bạ, thí sinh phải có điểm trung bình ba năm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?
Sức khỏe
08:18:26 31/03/2025
Chốn nguyên sơ nơi 'đảo ngọc'
Du lịch
08:17:22 31/03/2025
Mới ra mắt 3 ngày, tựa game này đã làm "dậy sóng" làng game Việt, nguyên do bởi dàn nhân vật quá "thích mắt"
Mọt game
07:55:03 31/03/2025
Cặp đôi diễn viên - ca sĩ chính thức kết hôn sau 10 năm yêu, quyết định thay đổi 180 độ chỉ sau 1 cuộc gặp gỡ với gia đình
Sao châu á
07:29:54 31/03/2025
Điều gì giúp 'Nhạn Hồi Thì' tạo cơn sốt trên màn ảnh?
Hậu trường phim
07:16:00 31/03/2025
"Mẹ một con" Minh Hằng: Vóc dáng quyến rũ, chồng tặng vàng và xe tiền tỷ
Sao việt
07:00:15 31/03/2025
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
06:56:33 31/03/2025
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
06:00:57 31/03/2025
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra
Phim châu á
05:56:54 31/03/2025
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng
Phim âu mỹ
05:55:22 31/03/2025