9X làm nước sát khuẩn, mũ chắn giọt bắn chống dịch Covid-19
Nguyễn Khánh Linh, sinh viên năm thứ hai khoa Dược, ĐH Phenikaa, cùng giảng viên sản xuất dung dịch sát khuẩn tay, tặng các trường học, khu dân cư.
Dung dịch được pha chế theo công thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ cồn nồng độ tiêu chuẩn, thành phần sát trùng và các sản phẩm chống hại da tay.
Đến nay, nhóm sinh viên, giảng viên trẻ đã pha chế được hơn 12.000 lít dung dịch với quy trình pha chế, đóng chai tuân thủ đúng quy định, được kiểm định tiêu chuẩn tổ chức cơ sở.
Khánh Linh tặng 100 mũ chắn giọt bắn cho y, bác sĩ chống dịch. Ảnh: NVCC.
Nguyễn Khánh Linh cho biết cô tham gia chương trình trên của trường ngay từ những ngày đầu. Việc sản xuất dung dịch khử khuẩn áp dụng theo lý thuyết đã được học trên lớp.
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên trường đã phát động chương trình làm mũ chắn giọt bắn, tặng các cán bộ y tế với thông điệp “Chống virus, đẩy corona, ở nhà và chung tay chống dịch”. Điểm độc đáo của chương trình là tinh thần tình nguyện tại chỗ, sinh viên tự làm và tặng cho chính địa phương nơi mình sinh sống.
Video đang HOT
Nguyễn Khánh Linh đã làm 100 mũ chắn giọt bắn, tặng cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch covid-19. Nữ sinh mong muốn “mũ chắn giọt bắn nhỏ, mang ý nghĩa to”, sẽ là công cụ bảo hộ hiệu quả.
Khánh Linh là sinh viên giỏi nhiều kỳ liên tiếp tại trường. Ảnh: NVCC.
Khánh Linh chi sẻ một trong những lợi thế của sinh viên khoa Dược là được trường hỗ trợ tối đa trong việc tìm và chuẩn bị kỹ năng cho công việc sau này.
Thông qua dự án, sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, giúp bạn trẻ hiểu hơn về môi trường làm việc sau này, cũng như tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Khánh Linh đạt danh hiệu sinh viên giỏi hai năm liên tiếp, sinh viên 5 tốt cấp thành phố năm 2018-2019, top 30 Nữ sinh viên thanh lịch thủ đô năm 2019.
Trong tương lai, Khánh Linh mong muốn phát triển nghiên cứu những loại thuốc bảo vệ sức khỏe và đặc biệt là mang lại kiến thức về sức khỏe cho mọi người.
Huỳnh Anh
Giáo dục nhân văn, sáng tạo, thực chất trong mùa dịch COVID-19
Dịch COVID-19 đã gây ra những khó khăn rất lớn cho ngành giáo dục, nhưng cũng làm bộc lộ, phát huy những phẩm chất nhân văn, sáng tạo và hướng đến thực chất của sự nghiệp trồng người.
Cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Nga (Trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) dạy học online môn Văn. Ảnh: Hải Nguyễn
Ngay từ đầu mùa dịch, trước thực trạng học sinh thiếu nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, các giáo viên môn Hóa trường THPT Dân tộc Nội trú số 1 tỉnh Nghệ An đã tổ chức sản xuất gel rửa tay khô sát khuẩn, cung cấp miễn phí cho học sinh. Cô Nguyễn Kiều Hoa - Hiệu trưởng đã đứng ra vận động giáo viên, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí để mua các hóa chất, nguyên liệu sản xuất dung dịch rửa tay khô sát khuẩn và khẩu trang phát miễn phí cho học sinh.
Sau đó, khoảng 20 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An bắt tay sản suất gel rửa tay khô kháng khuẩn dùng trong nhà trường, riêng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu còn có sản phẩm bán ra thị trường.
Tại Trường THPT Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), các thầy cô đã tổ chức mua nguyên liệu, sản xuất tấm chắn trong suốt chống giọt bắn phục vụ công tác phòng dịch trong nhà trường, vừa có tính thẩm mĩ, vừa rất hiệu quả.
Tranh thủ thời gian nghỉ học, nhiều giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn cả nước đã tình nguyện tham gia nấu ăn, phục vụ tại các khu cách ly phòng dịch COVID-19. Nhiều nhà trường, giáo viên, học sinh đã đóng góp tiền hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Nhiều trường học đã biến thành điểm cách ly.
Về nội dung, phương pháp giáo dục, dịch COVID-19 là cơ hội, thử thách "vàng" đối với sự linh hoạt, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục. Gần như tức thời, nhiều trường học đã tổ chức dạy học online, ôn thi, kiểm tra trực tuyến, dạy học trên truyền hình. Nhiều giáo viên lặn lội đến tận nhà học sinh giao bài tập, hướng dẫn ôn tập. Học sinh tích cực tự học ở nhà, hoạt động nhóm... thông qua các phương tiện liên lạc điện tử, mạng Internet...
Giáo dục, đang hướng đến hiệu quả, thực chất hơn khi giảm tải bớt các kiến thức hàn lâm, các hoạt động không cần thiết, kiểm tra, sát hạch năng lực người học thông qua chuẩn đầu ra. Với hướng đi này, các gia đình, người học, nhà trường và ngân sách tiết kiệm được số kinh phí không nhỏ.
Như vậy, trong mùa dịch, ngành giáo dục đã làm được rất nhiều, chứng tỏ sức sống và sức sáng tạo, bản lĩnh của dân tộc, con người Việt Nam, không lùi bước trước bất cứ hoàn cảnh nào.
Qua mùa dịch này, các em học sinh đã có thêm bài học sâu sắc về ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng, tinh thần đoàn kết, tình nguyện để khắc phục, vượt qua khó khăn, thử thách.
QUANG ĐẠI
Thầy Phó Hiệu trưởng viết tâm thư gửi SV "để không ai bị bỏ lại phía sau" Các em thân mến! Quan điểm của toàn ngành giáo dục cũng như của Nhà trường là không để sinh viên nào bị bỏ lại phía sau trong công cuộc giảng dạy online ứng phó với dịch bệnh Covid-19. GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội đã có...