9x học Thạc sĩ ở Anh: Vấn đề ngoại ngữ vẫn “khó nhằn” với du học sinh Việt
“ Ngoại ngữ chuyên ngành có nhiều định nghĩa ở Việt Nam một đằng và sang nước ngoài lại một nẻo. Nhiều từ tiếng Anh không chuyển sang được tiếng Việt và ngược lại cũng có nhiều từ tiếng Việt không thể chuyển sang tiếng Anh. Chính vì vậy nếu không cố gắng sẽ bị đào thải”, Hoàng Nam – du học sinh theo học Thạc sĩ trường Bristol (Anh) chia sẻ.
Thành tích của Nguyễn Trọng Hoàng Nam:
- Năm 2011-2014: Giải Nhất cấp Trường học sinh giỏi môn Tin học
- Năm 2015, lọt vào tứ kết Hùng biện tiếng Anh Học viện Ngoại giao; giành giải Bình chọn, phần thi cá nhân cuộc thi Olympic tiếng Anh không chuyên toàn quốc; nhận bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào công tác Hội và phong trào Thanh niên; đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp học viện năm 2014-2015 do Hội sinh viên Việt Nam Học viện Hành chính Quốc gia trao tặng.
- Năm 2016, nhận bằng khen của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam; Đạt giải Sao tháng giêng; Đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”; Nhận bằng khen của Ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- Năm 2017, giải Ba Olympic tiếng Anh sinh viên toàn quốc cấp Đoàn khối các cơ quan TƯ; giải Nhì chương trình giao lưu kiến thức giữa sinh viên khoa Quản lý Nhà nước về An ninh quốc gia, Học viện An ninh nhân dân.
- Năm 2018: Tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia loại: Giỏi; điểm: 8.3/10, IELTS: 7.0; theo học Thạc sĩ trường Bristol (Anh), chuyên ngành Chính sách công.
Nguyễn Trọng Hoàng Nam: Vấn đề ngoại ngữ vẫn “khó nhằn” với du học sinh
Ngoại ngữ vẫn là vấn đề “khó nhằn” của du học sinh Việt
Nguyễn Trọng Hoàng Nam (sinh năm 1996, Hà Nội) hiện đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của trường Bristol, Vương quốc Anh.
Trước khi sang Anh du học, Hoàng Nam đã hoàn thành chương trình đại học tại Học viện Hành chính quốc gia với tấm bằng loại Giỏi. Bên cạnh đó Nam cũng sở hữu thành tích học tập ấn tượng cùng hàng loạt những danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Sao tháng giêng”… trong công tác Đoàn, Hội SV.
Là một du học sinh nên Hoàng Nam hiểu rõ những khó khăn mà mỗi người con xa quê như Nam gặp phải. Với Nam bên cạnh văn hóa, môi trường… dù IELTS 7.0 thì ngoại ngữ vẫn là điều khiến 9x gặp nhiều khó khăn nhất khi mới sang du học.
“Vấn đề ngoại ngữ chuyên ngành có nhiều định nghĩa ở Việt Nam một đằng và sang nước ngoài một nẻo, có nhiều từ tiếng Anh không chuyển sang được tiếng Việt và ngược lại cũng có nhiều từ tiếng Việt không chuyển sang tiếng Anh được. Chính vì vậy nếu bản thân không cố gắng sẽ bị đào thải”, Nam chia sẻ.
Vấn đề này cũng được 9x đặt ra tại diễn đàn “Hành trang hội nhập của sinh viên Việt Nam” trong khuôn khổ Đại hội Hội sinh viên Việt Nam lần thứ 10. Theo đó Nam chỉ ra việc học tiếng Anh ở Việt Nam về mặt số lượng có vẻ tốt nhưng chất lượng chưa đồng đều bởi quy chuẩn tiếng Anh ở Việt Nam “khá loạn”.
“Thực tế kỹ năng ngoại ngữ hiện tại ở Việt Nam không được chấp nhận ở nước ngoài mà vẫn phải sử dụng quy chuẩn của nước ngoài” nên Nam mong muốn có một quy chuẩn cụ thể để cải thiện chất lượng tiếng Anh của sinh viên Việt Nam.
Bí quyết du học là sự chủ động
Video đang HOT
Chia sẻ về quyết định du học và lựa chọn nước Anh là điểm đến, Hoàng Nam bộc bạch: “Bên cạnh đam mê du học từ nhỏ thì lý do mình quyết định theo học tại Anh vì đây là trung tâm học thuật của cả thế giới.
Tại Anh, khối lượng kiến thức cho sinh viên không quá nặng và nhiều nhưng chất lượng lại được đảm bảo một cách chặt chẽ. Sự kết nối được ưu tiên hàng đầu trong quá trình học tập của sinh viên, khi người học trước và người học sau sẵn sàng cởi mở chia sẻ kinh nghiệm học tập”.
Du học theo hình thức tự túc nên điều Nam trú trọng nhất là việc chọn trường: “Mình dùng 2 bảng xếp hạng Times và QS để tham khảo thứ hạng của trường là bao nhiêu, sau đó theo dõi phản hồi của sinh viên trường như thế nào, chương trình đào tạo có phù hợp với bản thân hay không và cuối cùng mới xét tới học bổng.
Tại UK, đa phần các trường luôn có phần học phí và học bổng đính kèm trên website của trường và có hướng dẫn cụ thể cho học viên ứng tuyển. Sinh viên khi có dự định đi du học chắc chắn phải có ngoại ngữ nên việc tự tìm kiếm thông tin là hoàn toàn có thể, dễ dàng và nên chủ động.
Ngoài ra, có thể tìm đến các trung tâm tư vấn du học uy tín hoặc tham khảo những vlogger, blogger về du học như Giang ơi (UK), Diane Le (US)… để biết thêm thông tin”.
Chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh, Nam kể bản thân may mắn được học từ khi còn nhỏ và duy trì học một cách tự nhiên nhất có thể. “Đối với mình thì môi trường xung quanh là rất quan trọng khi học ngôn ngữ. Nếu xung quanh mình không có sử dụng tiếng Anh thì rất khó để mình có thể học được.
Do đó, ngoài lúc đi học trên lớp, khi ở nhà mình sẽ bật TV các kênh tiếng Anh để nghe, chọn các kênh mà họ “nói nhiều” như Natgeo hay thời sự, dù không hiểu vẫn bật để nghe âm điệu. Dần dần âm điệu sẽ tự ngấm.
Hoàng Nam tham gia Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam
Còn từ mới mình học qua video game như The sims để có từ vựng của cuộc sống hàng ngày. Khi Internet phát triển hơn ở Việt Nam, mình chọn các game ở server nước ngoài và voice chat với các bạn quốc tế.
Bên cạnh đó, mình cũng rất thích đọc sách, những bộ truyện mà mình thực sự thích mình có thể đọc bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh để tìm từng chi tiết khác nhau giữa 02 bản, có chỗ nào không hiểu thì tra từ điển, cứ như vậy lặp lại nhiều lần, không cần đọc quá nhiều sách mà nhuần nhuyễn một vài bộ thôi”, Nam bật mí.
Đối với ngữ pháp Nam khẳng định không có cách học nào khác ngoài đọc và học: “Thực tế thì giao tiếp đời thường với người nước ngoài không quá quan trọng lắm tới ngữ pháp của mình. Nhưng ở môi trường học thuật thì ngữ pháp lại là điều thiết yếu.
Không có từ vựng thì không thể bộc lộ được ý kiến của bản thân, không có ngữ pháp thì không thể nối các từ vựng lại thành một câu hoàn chỉnh. Vì vậy, học từ mới và ngữ pháp là rất cần thiết, nhưng để giỏi tiếng Anh thì cần phải kết hợp đủ 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết”.
Hoàng Nam cho rằng, cá nhân Nam cũng như các bạn khi quyết định du học cần xác định cho mình phải là “một con người nào đó, có kỹ năng nào đó” đủ để nuôi được bản thân và góp sức cho xã hội.
Chàng Thạc sĩ tương lai luôn mong muốn trở về Việt Nam để đóng góp những gì mà bản thân đã học được cho nước nhà. Kế hoạch dài hơi, Hoàng Nam bật mí sẽ trở về Việt Nam để làm việc, còn trước mắt 9x sẽ cố gắng học tập để đạt bằng Giỏi Thạc sĩ tại Anh.
Kim Bảo Ngân
Theo Dân trí
Lưu ý với du học miễn phí
Nhiều sinh viên Việt chọn du học tại những nước miễn học phí hay chỉ đóng học phí ở mức rất thấp để thu hút du học sinh.
Du học sinh VN tại Phần Lan. Đây cũng là một quốc gia có nhiều ưu đãi về học phí cho du học sinh - Ảnh: CTV
Tuy nhiên, có một số lưu ý dành cho các bạn sinh viên từ những người trong cuộc.
"Vì được ưu đãi học phí, một số du học sinh VN khi đến Pháp chọn bừa một ngành một trường nào đó. Đến lúc không thích hoặc không tìm được việc làm sau khi ra trường lại chuyển sang học thêm một ngành khác rất mất thời gian, công sức"
TRẦN MINH ĐỨC
Miễn học phí mọi cấp học
Tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và có thời gian làm việc tại VN, Trần Văn Ngọc Tân (29 tuổi) hiện đang là sinh viên năm 3 ngành CNTT ĐH Olso, Na Uy.
"Lúc vào học tôi cứ tưởng mình lớn tuổi nhất lớp nhưng thật ra số người trên 25 tuổi học ĐH ở Na Uy chiếm đến 50%. Phân nửa trong số đó là người trên 30. Những sinh viên này đã có ít nhất một tấm bằng ĐH muốn học thêm hoặc chuyển ngành" - Tân kể.
Thu hút nhiều người theo học ĐH như vậy là nhờ Chính phủ Na Uy miễn học phí cho tất cả các trường công ở mọi cấp học. Đáng chú ý, sinh viên nếu có người thân sinh sống hoặc làm việc tại Na Uy còn được cho vay 10.000 NOK/tháng, tương đương khoảng 1.050 euro.
"Khoản tiền này cộng với thu nhập từ công việc bán thời gian nhẹ nhàng có thể giúp sinh viên tạm đủ tài chính suốt thời gian học ĐH và thạc sĩ. Sinh viên cũng được ưu đãi thuê nhà chỉ bằng 1/2 giá thị trường, được hỗ trợ phí đi lại phương tiện công cộng bằng một nửa phí thông thường" - Tân nói thêm.
Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Minh (26 tuổi) vừa hoàn thành chương trình luật của ĐH Toulouse (Pháp) chia sẻ khi đang học năm 2 ở Trường ĐH Luật TP.HCM, Minh nhen nhóm ý định du học Pháp và bắt đầu theo học tiếng Pháp từ con số 0.
Một số quốc gia khác tại châu Âu như Pháp, Đức cũng có chính sách hỗ trợ học phí tối đa cho sinh viên theo học bằng tiếng bản địa và một số ít chương trình dạy bằng tiếng Anh.
Chuyển sang tiếng Pháp, Ngọc Minh nhanh chóng lấy được bằng B1 chỉ trong 14 tháng và 12 tháng sau đó Ngọc Minh có luôn chứng chỉ B2. Minh chia sẻ: "Tôi chọn Pháp thay vì Đức là do văn hóa Pháp có nét tương đồng với văn hóa VN, lại có rất đông người Việt sinh sống, khoảng 400.000 người".
Cần lưu ý rào cản ngôn ngữ
Ngôn ngữ cũng là một rào cản không hề nhỏ trong các chương trình học miễn học phí. Các chương trình này rất ít dạy bằng tiếng Anh mà bằng tiếng bản địa như Pháp, Đức hay Na Uy. Điều này đồng nghĩa với việc du học sinh phải bắt đầu theo học một ngôn ngữ mới.
Theo Ngọc Tân, du học bậc ĐH ở Na Uy bằng tiếng Na Uy rất khó khăn với người VN sống tại VN vì chuẩn ngôn ngữ ĐH ở đây rất cao. Trong khi đó, rất hiếm nơi dạy và tổ chức khảo thí tiếng Na Uy ở VN.
"Ngoài ra, chương trình phổ thông Na Uy dài đến 13 năm. Do vậy học sinh VN sau khi tốt nghiệp THPT vẫn chưa đủ điều kiện theo học ĐH ở Na Uy mà phải học thêm ít nhất một năm ĐH tại VN mới đủ chuẩn tối thiểu..." - Tân chia sẻ thêm.
Ngọc Minh kể đóng học phí thấp nhưng vẫn cần một khoản tiền kha khá để bước đầu ổn định cuộc sống tại Pháp bao gồm chi phí ứng tuyển, tiền vé máy bay, tiền bảo hiểm, tiền đặt cọc nhà, tiền nhập học... Tất cả tốn khoảng 2.000 euro, tương đương trên 50 triệu đồng.
Dẫu vậy, chi cố định hằng tháng cho tiền nhà, tiền ăn và các khoản khác sau khi được hỗ trợ từ Chính phủ Pháp là khá rẻ, với Ngọc Minh chỉ khoảng 550 euro. Do đó du học sinh hoàn toàn có thể tự mình chi trả khoản tiền này nhờ vào các công việc làm thêm bán thời gian trong năm, cũng như những giai đoạn làm toàn thời gian như 3 tháng hè hay các dịp nghỉ lễ...
Miễn phí nhưng... lưu ý khả năng tài chính
Du học miễn phí đa phần là chỉ miễn học phí. Nên khi quyết định du học dưới hình thức này cũng cần lưu ý chính vẫn là khả năng tài chính cho các khoản học ngoại khóa, CLB, ăn ở, sách vở tư liệu thực hiện đồ án... rất cao. Từ đó dẫn đến học sinh, sinh viên đi làm thêm nên việc hoàn thành chương trình đôi khi khó như ý muốn.
Du học cũng có khi khó tránh khỏi chuyện kỳ thị, không thích nghi môi trường văn hóa, lại xa nhà nên rất dễ dẫn đến trầm cảm. Thời tiết cũng là đáng lưu ý, không được xem thường. Sức khỏe hơi kém không nên chọn học ở những vùng lạnh hoặc nóng quá để tránh việc học bị dang dở. Cuối cùng là cần chú trọng đến năng lực viết. Trường nước ngoài bài thi chủ yếu viết luận, nên cần đầu tư sớm kỹ năng này cho con đường du học miễn phí được trơn tru.
Bà Lê Thị Thùy Trâm ( giám đốc điều hành Công ty INNEDU)
Đừng lấy "miễn phí" để quyết định
Ngoài những nước ưu đãi học phí còn có những trường miễn học phí một phần, toàn phần ở Mỹ để thu hút du học sinh. Tuy nhiên với các trường này, để miễn phí 100% rất hiếm, điểm và những tiêu chuẩn khác đòi hỏi cực cao.
Thường các trường này miễn phí với hai mục đích: trường mới thành lập cần tạo danh tiếng hoặc trường có đơn đặt hàng của các nơi có nhu cầu lao động. Rồi còn có trường miễn phí hoàn toàn năm đầu, những năm sau phải đóng phí với lý do không đủ điều kiện xét.
Còn có những trường miễn 30-50% là những trường ở những bang rất xa xôi, hẻo lánh. Tôi có người cháu du học miễn 50% học phí ở Mỹ, nhưng khi nhập học thì đến nơi là trường rất xa xôi. Đó là chưa kể một nửa học phí còn lại phải nộp là hơn 1 tỉ đồng/năm, hóa ra cao hơn các trường ở những bang khác, như thế thì đã bị "hố" vì hai từ miễn phí.
Du học miễn phí cũng là... "vàng thau lẫn lộn" nên điều đầu tiên cần chú ý trường đó là trường gì, xếp loại theo bang, hay xếp loại theo ngoại ngữ... Điều quan trọng nữa cần lưu ý: đừng lấy tiêu chí miễn phí là sự quyết định cho du học mà là kỹ năng thế kỷ 21 như đa văn hóa, đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa tính cách để thích nghi; kỹ năng sống, tự quản lý nhận thức, đồng cảm người bản xứ... để tránh khỏi những hệ lụy du học.
Bà Tô Thụy Diễm Quyên ( chuyên gia giáo dục toàn cầu của Micorosoft)
Theo tuoitre
Chị Chu Hồng Minh tái đắc cử Chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội Chị Chu Hồng Minh Phó Bí thư Thành đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội khóa VI tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội khóa VII. Các đại biểu đã hiệp thương bầu BCH Hội Sinh viên TP Hà Nội khóa VII Đại hội Hội...