9X giành học bổng toàn phần tại Nhật Bản và Hà Lan
Đỗ Thùy Linh (SN 1996), cựu học sinh Đại học Ngoại Thương xuất sắc giành 2 học bổng toàn phần tại Nhật Bản và Hà Lan, trị giá gần 3 tỷ đồng.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Đỗ Thùy Linh quyết định theo học tại khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương (Hà Nội). Tuy nhiên kết thúc năm học đầu tiên, cô nhận ra bản thân không phù hợp ngành kinh tế và ước mơ của Linh là theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. Vì thế từ khi là sinh viên năm 2, Linh nộp hồ sơ xin học bổng du học.
Trải qua nhiều khó khăn và thử thách, năm 2016, Linh nhận tin vui đạt học bổng toàn phần của chính phủ Nhật (MEXT), tại Đại học Hoàng Gia Kyushu – Chuyên ngành hóa sinh. MEXT là học bổng lớn nhất của chính phủ Nhật Bản, bao gồm chi phí vé máy bay, học phí, sinh hoạt phí và các hỗ trợ khác với trị giá 1,6 tỷ đồng cho 4 năm học.
Nghiên cứu khoa học là đam mê và ước mơ ngay từ lâu của Linh. (Ảnh: NVCC)
Nhận được học bổng trị giá cả tỷ đồng khi mới 20 tuổi, nữ sinh chia sẻ bí quyết quan trọng nhất đó là thành tích học tập, bài luận và vòng phỏng vấn. Đối với bài luận, cô bạn kể về quá trình nghiên cứu khoa học và kết thúc bằng cầu nói: “”I want to be a scientist” (Tôi muốn trở thành nhà khoa học).
Ở vòng phỏng vấn, ứng viên phải có thái độ tự tin, trả lời rõ ràng, rành mạch. Trước khi phỏng vấn, ứng viên nên vận động nhẹ nhàng để có trạng thái hưng phấn, giảm stress, tự tin sẵn sàng trước mỗi câu hỏi.
Sau khi nhận học bổng MEXT của chính phủ Nhật Bản, Linh tạm biệt gia đình để đi du học. Hành trình 4 năm tại Nhật Bản thực sự đáng nhớ giúp cô có nhiều trải nghiệm. Lớp học của Linh có khoảng 30 người đến từ các quốc gia khác nhau, nên cách nói chuyện, làm việc cũng khác nhau.
Thành phố Fukuoka, nơi Linh sinh sống, thời tiết khá tương đồng so với Việt Nam và là nơi có khả năng xảy ra nguy cơ bị động đất thấp hơn so với các vùng khác. Vào mùa đông, tuyết rơi dày, nhưng cảm giác lại vô cùng dễ chịu và thích thú.
Tháng 7/2020, sau khi tốt nghiệp Đại học Kyushu, cô tiếp tục nhận được học bổng toàn phần Erasmus Mundus cho chương trình International Master in Innovative Medicine (IMIM) – thạc sĩ quốc tế về y học sáng tạo. Mong muốn của Linh là tiếp tục du học, nâng cao kiến thức trong lĩnh vực Y sinh và thực tập trong môi trường công nghệ.
Học bổng Erasmus Mundus bao gồm chi phí vé máy bay, học phí, sinh hoạt phí và các hỗ trợ khác với trị giá 1,4 tỷ đồng cho 2 năm học. Tuy nhiên, sinh viên sẽ được đăng ký 2 trường học khác nhau cho 2 năm, đây cũng là một trải nghiệm khác biệt với các học bổng. Vì vậy, Linh theo học 2 trường là Đại học Groningen (Hà Lan) và Đại học Uppsala (Thụy Điển).
Video đang HOT
Đỗ Thùy Linh xuất sắc giành học bổng toàn phần của chính phủ Nhật Bản và Hà Lan. (Ảnh: NVCC)
Về bí quyết săn học bổng, Linh cho biết ứng viên nên chuẩn bị hồ sơ kỹ càng và giấy tờ tùy thân thật sớm, đặc biệt là thư giới thiệu. Kinh nghiệm của Linh là lựa lời dặn trước các thầy cô khoảng 1 tháng là mình cần thư giới thiệu để thầy cô chuẩn bị. Trước khi hết hạn nộp 2 tuần, Linh “nhắc khéo” thầy, cô để họ không quên. “Do các giáo sư thường có lịch trình làm việc bận rộn nên đôi khi nếu nói sớm quá thì họ có thể bận và quên mất” , Linh cho biết.
Với bài luận, kỹ năng viết vô cùng quan trọng. Để viết hay, thuyết phục, ứng viên nên có nhiều trải nghiệm trong học tập cũng như cuộc sống. Lời khuyên của Linh dành cho những bạn sinh viên đang có ý định du học đó là hãy lập cho bản thân một mục tiêu và từng bước chinh phục mục tiêu đó.
“Việc học ở trường rất quan trọng để tích lũy điểm số, làm đẹp hồ sơ. Tuy nhiên các bạn trẻ cũng cần có nhiều trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện để làm tăng vốn sống, hiểu biết” , Linh chia sẻ.
Nữ sinh Ngoại thương giành 3 học bổng của Hà Lan
Trần Mỹ Linh vừa giành 3 học bổng du học tại Hà Lan chia sẻ, bảng điểm vô cùng quan trọng trong hồ sơ đăng ký học bổng.
Những ngày đầu tháng 9, Mỹ Linh đặt chân đến đất nước Hà Lan - nơi được mệnh danh là "Cửa ngõ Châu Âu" trong sự xa lạ và bỡ ngỡ nơi xứ người.
"Người Hà Lan đa văn hóa, thân thiện, lịch sự và luôn sẵn sàng giúp đỡ mình", Linh chia sẻ về những cảm nhận lần đầu đến đất nước này.
Trần Mỹ Linh trong những ngày đầu tại Hà Lan (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trong khi các bạn đồng trang lứa đã bắt đầu ổn định công việc, Trần Mỹ Linh (sinh năm 1997) lại nỗ lực tập trung thực hiện ước mơ du học.
Nhận 5 lời mời nhập học cho hai chương trình Quản trị chuỗi cung ứng và Quản trị khách sạn và dịch vụ, Trần Mỹ Linh đã nộp hồ sơ 4 học bổng tại Hà Lan.
Trong số đó, Linh may mắn nhận được 3 học bổng: 1 học bổng của Chính phủ Hà Lan và 2 học bổng Orange Tulip Scholarship (OTS) của Đại học Khoa học Ứng dụng Wittenborg và Đại học Khoa học Ứng dụng Fontys. Linh cũng thuộc nhóm danh sách chờ học bổng OTS của trường Nghiên cứu Maastricht.
Holland Scholarship là học bổng của Chính phủ Hà Lan, trong khi Orange Tulip Scholarship (OTS) là học bổng dành riêng cho sinh viên Việt Nam được cung cấp bởi các trường đại học Hà Lan.
Học bổng này là sự kết hợp của Nuffic Neso Vietnam (Văn phòng Hỗ trợ giáo dục Hà Lan tại Việt Nam) với 21 trường đại học tại Hà Lan.
"Mình biết tin trúng tuyển đầu tiên vào giữa tháng 2, sau đó là giữa tháng 4 và cuối cùng là cuối tháng 6. Lúc nhận kết quả cuối cùng, mình như vỡ òa trong cảm xúc vui sướng, dường như mọi cố gắng nỗ lực của bản thân đã được đền đáp xứng đáng", Mỹ Linh bồi hồi nhớ lại cảm xúc đặc biệt khi đó.
Nói về quá trình đăng ký học bổng, Linh chia sẻ, sau khi tìm hiểu thông tin và nghe lời khuyên từ mọi người thì chỉ tập trung tìm học bổng du học Hà Lan.
Thời gian chuẩn bị và hoàn thiện kéo dài một năm, nhưng trước đó trong quá trình học đại học thì Linh đã có sự nỗ lực để giành được những điểm số cao, đồng thời tham gia các hoạt động cộng đồng.
Chia sẻ về bí quyết giành học bổng, Linh bật mí, trong một bộ hồ sơ, bảng điểm là một trong những điều vô cùng quan trọng. Bởi nó phản ánh quá trình học tập cũng như cá kết quả mà bạn đạt được. Chính vì vậy mỗi bạn sinh viên nên cải thiện điểm số ngay từ khi còn đang đi học.
Sơ yếu lý lịch (CV) xin học bổng và thư bày tỏ nguyện vọng (motivation letter) cũng là hai mục khá quan trọng, cần đầu tư nhiều thời gian.
Tuy dễ gây chán nản khi các bạn bắt đầu viết nhưng hai mục này chính là thứ phác họa lên bức tranh của bản thân và giúp bạn thuyết phục bên trường rằng bạn xứng đáng được học bổng.
Vì vậy điểm đầu tiên phác họa bản thân của CV và thư bày tỏ nguyện vọng phải trùng khớp với nhau, tiếp tới cần phải nêu bật được thành tích và các động lực bản thân bạn cho ngành học, trường học.
Nói về việc lựa chọn theo học chuyên ngành Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng, Mỹ Linh cho biết, Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là một chuyên ngành khá mới mẻ tại Việt Nam hiện nay.
Hai năm gần đây, quản trị chuỗi cung ứng mới được tách ra thành một chuyên ngành riêng của Đại học Ngoại thương và hiện nay có rất ít trường của Việt Nam đào tạo về chuyên ngành này.
Bên cạnh đó, nó đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào, đặc biệt khi khoảng cách khác biệt công nghệ của sản phẩm ngày càng được thu ngắn.
Lĩnh vực này đang dần được đào tạo chuyên sâu trên thế giới, đặc biệt tại một số quốc gia như: Hà Lan, Singapore, Đài Loan,...
Trần Mỹ Linh chụp ảnh tại Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Fontys (Hà Lan). Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chuẩn bị cho quá trình du học, trong thời gian học đại học, Linh đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa với những chuyến tình nguyện lên Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Nghệ An của các tổ chức quốc tế: Plan International, Global Health Reach, Helen Keller International, Yseali cũng như các hoạt động tình nguyện quốc tế của bên Hanoi Free Tour Guides, High5 Hanoi.
Trong một lần tham gia hoạt động ngoại khóa, Linh đã tình cờ gặp một doanh nhân người Hà Lan và được chia sẻ rằng: "Hà Lan là một đất nước bé, nằm dưới mực nước biển, không có nhiều nguồn tài nguyên. Nên điều đầu tiên họ học được khi tới trường là cách tôn trọng người đối diện. Không có sự tôn trọng, không có sự hợp tác nào thì Hà Lan sẽ không thể lớn mạnh như ngày hôm nay".
Đó một trong những lý do khiến Linh yêu mến và lựa chọn Hà Lan là điểm đến du học và phát triển trong tương lai.
Ngày 30/8 vừa qua, cô gái 23 tuổi đã bắt đầu một hành trình mới tại xứ sở Hà Lan. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến việc di chuyển các chuyến bay và các hình thức học tập tại Hà Lan.
"Sau những buổi học đầu, mình cũng nhận thấy phương pháp dạy học rất khác biệt, đòi hỏi sinh viên phải đọc tài liệu trước ở nhà và sau đó sẽ phải chủ động đưa ra các chủ đề cùng tranh luận, phản biện. Mình khá thích cách dạy này vì như vậy sẽ phát huy được sự chủ động sáng tạo của từng sinh viên, bộc lộ và phát triển những điểm mạnh cũng như khắc phục điểm yếu của từng người", Linh cho biết.
Nữ sinh 9x giành học bổng toàn phần tại Nhật Bản và Hà Lan "Nghiên cứu khoa học là ước mơ, đam mê của mình. Vì vậy, mình sẽ cố gắng học tập, trau dồi hơn nữa để phát triển bản thân ngày một hoàn thiện hơn", Linh chia sẻ. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cô gái Đỗ Thùy Linh (24 tuổi, Hà Nội) đã không ngừng học hỏi, nỗ lực, chinh phục ước...