9X đạt IELTS 9.0: “Cầm sách mới in có cảm giác con minh vừa chào đời”
Đặng Trần Tùng chia sẻ trong thế giới mà thông tin trên mạng quá nhiều và loạn, anh rất biết ơn những người viết sách vì sự đầu tư về thời gian và công sức của họ cho công tác nghiên cứu, soạn thảo và trình bày.
Hàng nghìn giáo viên lo 'gặp khó' trước yêu cầu thi IELTS
Có nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh nhưng một số giáo viên tại Hà Nội vẫn cảm thấy hoang mang trước yêu cầu phải tham gia một cuộc khảo sát đánh giá năng lực theo chuẩn quốc tế.
Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản gửi hiệu trưởng các trường trung học phổ thông về việc rà soát, đánh giá trình độ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế trên địa bàn thành phố, dự kiến từ ngày 5 đến 25/6.
Video đang HOT
Nhận được thông tin, không ít thầy cô hoang mang, lo lắng. Trong số đó, có những người đã nhiều năm giảng dạy tiếng Anh ở bậc phổ thông nhưng vẫn lo sẽ "gặp khó" để đạt 6.5 điểm IELTS.
Lo điểm kém sẽ ngại với học trò
Theo các giáo viên, việc khảo sát này có mặt tích cực là giúp thầy cô công tác lâu năm vốn chỉ quẩn quanh với các bài dạy trong sách giáo khoa có thêm cơ hội để khảo sát năng lực và cập nhật kiến thức mới.
Tuy nhiên, một số người cho rằng, kết quả khảo sát nếu được công bố rộng rãi sẽ là một áp lực rất lớn đối với giáo viên.
"Là giáo viên cấp 3, chúng tôi đều đã học để lấy chứng chỉ C1 mới được tuyển vào trường để giảng dạy. Bây giờ, giáo viên phải vừa phải dạy cho học sinh, vừa phải ôn thi IELTS sẽ rất ảnh hưởng đến tâm lý và thời gian" - cô T.M.D, giáo viên một trường THPT ở Long Biên chia sẻ.
Thuộc diện "phải đi thi", cô L.T.H, giáo viên Trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) cho biết, thời gian theo yêu cầu của Sở quá gấp gáp, khiên cô cảm thấy "mệt mỏi với việc vừa đi dạy, vừa ôn tập".
"Với nhiều giáo viên được đào tạo đã lâu, kiến thức giảng dạy trong trường và tham gia khảo sát rất khác biệt. Điều này buộc thầy cô phải ôn luyện lại trước khi thi. Nhưng hiện nay đang là thời gian học sinh bước vào giai đoạn thi cuối kỳ và các cuộc thi cuối cấp rất căng thẳng, giáo viên không thể vừa ôn luyện phục vụ cho việc khảo sát, vừa phải đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại trường" - cô H lo lắng.
Thậm chí, có thầy cô còn cho rằng nếu đi thi nhưng không đạt mức chuẩn tối thiểu sẽ khiến họ không còn đủ tự tin để đứng lớp giảng dạy.
"Với nhiều giáo viên trẻ, kỳ khảo sát này có thể không khiến họ quá lo lắng. Nhưng với những thầy cô lớn tuổi không có nhiều cơ hội cập nhật kiến thức mới, thời gian ôn tập lại hạn chế, nếu điểm thi kém sẽ rất ngại với đồng nghiệp và học trò".
Mục tiêu đến năm 2025, 50% giáo viên phổ thông các cấp học phải đạt kỹ năng nghe, nói tiếng Anh từ 6.5 trở lên theo chuẩn quốc tế IELTS
Tuy nhiên, với phụ huynh, việc giáo viên phải tham gia kỳ khảo sát là cần thiết.
"Đây là một kỳ sát hạch nên có. Việc sát hạch thông qua một kỳ thi chuẩn quốc tế sẽ là điều kiện để xem xét giáo viên ấy có thể đứng trên bục giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh nữa không. Nếu giáo viên không đáp ứng được, các trường nên bố trí cho thầy cô chuyển sang làm nhiệm vụ chuyên môn khác" - một phụ huynh chia sẻ quan điểm.
Gay gắt hơn, một phụ huynh khác bày tỏ: "Bây giờ, nhiều học sinh cấp 2 đã đạt điểm IELTS 7.0. Giáo viên không thể mãi không chịu nâng cao trình độ".
Chỉ để phân loại, bồi dưỡng
Trước lo lắng này, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Cầu Giấy cho rằng, giáo viên có thể coi đây là cơ hội tốt để đánh giá lại trình độ của bản thân, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng lại các kỹ năng đã bị mai một.
Bên cạnh đó, theo vị hiệu trưởng này, khi nhận được kết quả thi, các trường nên thông báo trực tiếp cho giáo viên, không nên công bố rộng rãi vì với những người chưa đạt mức điểm như mong đợi, điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín và khiến họ hoang mang.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, việc rà soát nhằm thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đến năm 2025.
Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, 100% giáo viên ngoại ngữ phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.
Đến năm 2025, 50% giáo viên phổ thông các cấp học phải đạt kỹ năng nghe, nói Tiếng Anh từ 6.5 trở lên theo chuẩn quốc tế IELTS; 50% giáo viên các môn Toán và Khoa học có thể sử dụng Tiếng Anh để giảng dạy.
Vì vậy, kết quả của cuộc khảo sát này chỉ để phân loại và tiếp tục đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho những giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.
Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: "Đối tượng khảo sát lần này là 100% giáo viên Tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam. Những giáo viên có chứng chỉ IELTS từ năm 2019 trở lại đây đạt 6.5 trở lên có thể sử dụng kết quả đó để phân lớp đào tạo".
Những giáo viên không đạt chuẩn tương đương 6.5 IELTS trở lên sẽ tiếp tục được đào tạo để nâng chuẩn. Kinh phí cho việc tham gia khảo sát này sẽ được trích từ nguồn ngân sách nhà nước.
Rà soát trình độ giáo viên tiếng Anh Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức rà soát, đánh giá giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, dự kiến từ ngày 5 đến 25/6. Theo công văn gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường THPT đầu tháng 6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị tất cả giáo viên tiếng Anh ôn tập,...